- Biển số
- OF-520012
- Ngày cấp bằng
- 6/7/17
- Số km
- 4,765
- Động cơ
- 103,247 Mã lực
- Tuổi
- 49
Tình cha
Vào một ngày của năm 1997, ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc có một người đàn ông nông dân 27 tuổi tên Quách bắt đầu công cuộc tìm kiếm đứa con trai chỉ mới 2 tuổi rưỡi bị mất tích, tình nghi bị bắt cóc, sau một thời gian nghe giới hữu trách nói anh hãy cố gắng chờ tin họ.
Trong đêm cậu bé mất tích, hơn 500 người trong làng chia nhau đi tìm. Khi người cha quyết định đi tìm con, dân làng quyên góp được hơn 50.000 nhân dân tệ (tương đương 177 triệu đồng) trao cho người cha làm lộ phí. Người cha khởi hành trên chiếc mô-tô cũ, mang theo rất nhiều tấm biển in hình con trai (ảnh 1) và các chi tiết liên quan đến việc cậu bé bị bắt cóc, làm thành các lá cờ gắn trên xe (ảnh 2) rong ruổi khắp các ngõ ngách mọi tỉnh thành ở đại lục, mong ai đó vô tình nhìn thấy sẽ cung cấp thông tin.
Anh dùng hết tiền tiết kiệm và quyên góp làm chi phí cho chuyến đi, có lúc phải ngủ dưới gầm cầu và đi khuất thực mỗi khi cạn túi. Sự kiên trì của anh đã thu hút ch mỗi khi cạn túiú ý của truyền thông và giành được sự cảm phục của người dân Trung Quốc. heo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post, SCMP), việc con trai mất tích là một cú sốc lớn đối với người cha.
Từ một người khỏe mạnh nặng hơn 80kg, anh Quách sụt 20kg, tóc chuyển sang bạc trắng trong tháng đầu tiên sau khi mất con. Anh từng nghĩ nếu tự tử, mọi đau khổ sẽ chấm dứt nhưng gạt bỏ suy nghĩ đó vì "nếu chết rồi, ai đi tìm con". Nhìn tấm cờ in hình con, anh lại lên đường. Sau này, vợ chồng anh có thêm hai con trai, song anh vẫn tiếp tục hành trình tìm con.
Theo Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), người cha từng suýt chết khi dắt xe mô-tô trên đường núi ngày giông bão. Anh còn vài lần bị gãy xương vì tai nạn giao thông, thậm chí vài lần bị cướp trên đường cao tốc. Đặc biệt, vào năm 2010 ở tỉnh Hồ Bắc, có lần anh bị chận đường cướp xe, nhưng sau khi biết hoàn cảnh của anh, tên cướp lấy luôn chiếc mô-tô cũ nát, tặng cho anh chiếc mô-tô mới cứng.
Nhờ sự kiện này, câu chuyện tìm con của anh được biết rộng rãi hơn. Từ khi biết dùng Internet, anh Quách không thường xuyên chạy xe mô-tô đi tìm con một cách mù mờ nữa. Năm 2012, khi truyền thông xã hội bắt đầu phổ biến ở nước này, anh giúp thành lập một trang web hỗ trợ các gia đình Trung Quốc tìm con mất tích. Năm 2014, anh thành lập "Hội tìm người thân", một mạng lưới tìm kiếm và tập hợp thông tin các trẻ em bị bắt cóc, kết nối những cha mẹ thất lạc con.
Cảm động trước nghị lực của anh, nữ nhà văn Bành Tam Nguyên (Sanyuan Peng) tìm gặp, trò chuyện với anh để xây dựng thành kịch bản phim: "Vào một ngày mùa hè năm 1998, đứa con trai mới 2 tuổi Lôi Đạt của người nông dân nghèo Lôi Trạch Khoan bị một đường dây buôn người bắt cóc. Lão Lôi gom góp hết gia tài ít ỏi, khăn áo đi tìm con khắp nơi đất khách quê người.
Trong cuộc hành trình gian khổ dường như không có điểm dừng suốt mười lăm năm ấy, lão Lôi vô tình gặp chú nhóc Tằng Suất trong một lần sửa xe. Giống như một sự sắp xếp của duyên phận, Tằng Suất có những nét tương đồng với cậu con trai mất tích của lão, từng bị bắt cóc lúc 4 tuổi, kiếm sống bằng nghề sửa xe với mục đích đi tìm người thân.
Mặc dù mới chỉ gặp nhau lần đầu tiên, nhưng sau khi biết được câu chuyện tìm con cảm động của lão Lôi, Tăng Suất không những không nhận tiền sửa xe mà còn nhận lời cùng lão Lôi đi tìm lại đứa con thất lạc của lão. Mối quan hệ gắn kết như cha con giữa hai người cũng bất đầu từ đó.
Cùng chung chí hướng và đồng cảm về nỗi đau mất người thân, hai người cùng nhau lên đường và bắt đầu cảm nhận được dòng chảy ruột thịt ngày một nóng bỏng. Họ cứ thế đi cùng nhau, một người mong mỏi tìm con, một người đau đáu về cố hương.
Khuôn mặt của người thân mơ hồ ẩn hiện, có lẽ đang chờ họ ở một nơi xa xôi...".
Vào năm thứ 18 cuộc tìm kiếm con trai của anh Quách, nhà văn Bành Tam Nguyên quyết định làm đạo diễn bộ phim đầu tay từ kịch bản của mình, do Tập đoàn Hoa Nghị Huynh Đệ đồng sản xuất và phát hành.
Đạo diễn Bành tiết lộ rằng trong giai đoạn chọn vai ban đầu, Hoa Nghị phản đối đề nghịcủa bà chọn "Thiên vương Hương Cảng" Lưu Đức Hoa (劉德華, Andy Lau) vào vai lão Lôi, nói để một siêu sao vào vai người đàn ông lang thang cầu bơ cầu bất tìm con có vẻ không đúng chỗ.
Đạo diễn Bành tranh luận rằng Lưu Đức Hoa là diễn viên thần tượng ở Châu Á đã 30 năm nay, hình ảnh của anh đã ăn sâu vào tâm trí khán giả, chỉ việc thay đổi hình tượng đó sẽ tạo sự chú ý rộng khắp.
Về phía Lưu Đức Hoa, anh chẳng ngại việc thay đổi ngoại hình, cảm động với hình tượng người nông dân Lôi Trạch Khoan tìm con, muốn được góp phần vào chiến dịch chống lại nạn buôn bán trẻ em, lập tức đồng ý làm việc với đạo diễn Bành, anh nói “Những năm 1960 và 1970, có rất nhiều vụ bắt cóc trẻ em ở Hồng Kông. Giờ chuyện này trở thành đại nạn ở Trung Quốc Đại lục”.
Theo báo SCMP, khi biết được nguyên mẫu nhân vật, anh quyết định không lấy thù lao. Anh còn đầu tư tài chính vào phim, mục tiêu không phải là để làm ra một phim bom tấn, nói rằng anh tham gia bộ phim vì muốn cứu những đứa trẻ bị bắt cóc: “Đây không phải là phim lấy nước mắt, mà là phim về những hiện thực xã hội phải đối mặt. Mất đi người thân yêu đã đủ tan nát rồi. Một nông dân nghèo phải mất cả cuộc đời tìm kiếm thành viên gia đình bị mất tích - dù anh biết kết quả có thể là vô vọng - thể hiện niềm hy vọng và niềm tin hiếm hoi mà mọi người nên suy ngẫm. Nếu một bộ phim về nạn buôn bán trẻ em có thể giúp cứu ít nhất một đứa trẻ hoặc một gia đình, thì suy cho cùng đó là một phim xứng đáng”.
Bành Tam Nguyên nói nếu không có Lưu Đức Hoa thì đã không có bộ phim. Để hóa thân thành người nông dân nghèo khổ dấn thân vào hành trình 15 năm tìm kiếm con trai mất tích thành công, Lưu Đức Hoa từ bỏ hình tượng quyến rũ, trải qua chế độ ăn kiêng khắc nghiệt nhằm giảm cân thật nhanh, nhuộm tóc trắng, phơi nắng bảy ngày mỗi tuần cho da sạm đi, đi khắp đại lục, cả nông thôn, miền núi lẫn thành phố phát triển tìm hiểu thực tế.
Anh cùng đoàn phim vượt núi băng rừng thâm nhập các vùng núi, nông thôn tìm bối cảnh thích hợp để khắc họa chân thực nỗi đau của người cha, người mẹ mất con. Dù ban đầu Bành Tam Nguyên dự định hoàn tất quay trong 40 ngày, thực tế mất hơn gấp đôi thời gian và vượt kinh phí dự toán. Không muốn dừng quay giữa chừng hay ảnh hưởng đến kết quả, Lưu Đức Hoa đầu tư tiền túi để cho tầm nhìn độc đáo của bộ phim được thực hiện.
Do hiện trường quay ngoài trời, và cả phim trường cũng mở cửa trong quá trình quay phim, nhiều người được chứng kiến Lưu Đức Hoa hóa thân thành một người nông dân như thế nào. Họ thấy cận cảnh anh mặc quần áo nhếch nhác (ảnh 3, 4). Anh tìm những bộ quần áo và giày dép cũ mà một người nông dân thực thụ từng mặc làm phục trang. Anh cho biết: “Tôi mặc những bộ quần áo ấy suốt ba tháng, chỉ giặt chúng một lần khi cảnh phim đòi hỏi theo đúng kịch bản”.
Người ta thấy anh tái hiện cảnh lão Lôi đầy bụi đất, co ro trên đường phố (ảnh 5). Từ đầu đến chân, ngay cả những chi tiết nhỏ nhất cũng được anh chú ý, “Tôi phải bôi bẩn mình từ đầu đến chân, từ những chi tiết nhỏ nhất. Người nông dân có đôi tay rất thô ráp nên tôi cũng phải làm sứt cả các móng tay của mình. Nếu muốn lột tả đúng chất của người nông dân, bạn phải đắm mình vào cuộc sống của nhân vật”.
Họ thấy anh ăn bánh mỳ bẩn. Anh đùa, “Tôi đâu có diễn. Tôi thực sự là thế đó!”. Anh còn đùa rằng đã rành rẽ kỹ thuật cùng lúc dùng miệng ăn thức ăn và đuổi ruồi.
Trong quá trình quay phim, Lưu Đức Hoa còn phải thực hiện 2 cảnh vô cùng đau đớn và khá nguy hiểm. Trong một cảnh ấn tượng, lão Lôi bị một đám công nhân tát vào mặt nhiều lần. Bành Tam Nguyên nói để cảnh quay chân thật hết sức, các diễn viên phải quay ít nhất ba lần để chuyển tải góc máy thích hợp.
Hơn nữa, đạo diễn Bành muốn khán giả nghe thấy âm thanh của tiếng tát nên Lưu Đức Hoa phải quay đi quay lại cảnh này cho đến khi mặt anh sưng đỏ lên. Lưu Đức Hoa cho biết khi quay cảnh này anh đã phải nghiến răng chịu đau.
Cảnh quay thứ 2 liên quan tới một vụ tai nạn giao thông trong phim. “Tôi đã mặc đồ bảo vệ trên phim trường nên may mắn thoát chết”, Lưu Đức Hoa pha trò, nhưng cũng cho thấy rằng cảnh này khá nguy hiểm.
Phim còn có sự tham gia của Tỉnh Bách Nhiên trong vai Tằng Suất. Lương Gia Huy và Ngô Quân Như xuất hiện trong các vai khách mời.
"Thiên vương Hương Cảng" còn cùng Adam Lee viết bài hát chủ đề của phim, 回家的路 (On the way back home, Đường về nhà) mà anh là người thể hiện. Anh đích thân viết lời cho ca khúc, trong suốt quá trình quay phim, cảm nhận hết được cảm xúc của nhân vật trong phim cuối cùng viết ra được lời bài hát vừa ấm áp vừa lay động lòng người.
Anh nói hồi ức của quá trình làm phim đã cô đọng lại thành bài hát này, là mong muốn nói lên nỗi lòng những người xa quê, dù lời bài hát đơn giản nhưng trong đó có không ít những đạo lý cuộc sống: "Tôi đã viết ca từ một cách mộc mạc nhất, đơn giản nhất để mọi người chỉ cần nghe thoáng qua bài hát sẽ nhận ra nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương trong đó. Mong ca khúc sẽ cổ vũ khích lệ những người tha hương đang trên đường trở về nhà có bao nhiêu vất vả, có bao nhiêu xa cách, có bao nhiêu chịu đựng để trở về mái nhà ấm áp vơi đi những mệt mỏi. Kỳ thực mua một tấm vé về nhà là một quá trình khổ sở, là một phần của cuộc hành trình trở về, ca khúc gửi đến người nghe một cảm giác hình như mình đang ở nhà rồi bất luận bạn có đi qua hành trình này không"."
Video ca nhạc 回家的路 được hoàn thiện trước dịp Tết Nguyên Đán 2015 , tổ hợp từ những cảnh quay đầy cảm động của bộ phim, ví dụ hình ảnh lão Lôi đừng nhà ga nhìn dòng người ngược xuôi tấp nập, ngồi nơi cây xăng hay bước một mình bên đường ray với đôi mắt vô định hướng về phía trước (ảnh 6, 7) khiến lòng người xem lay động https://youtu.be/UJOZc3yuA98
"Đường về nhà, nhẩm đếm một đời qua bao mùa oi bức, lạnh lẽo
Đếm chặng đường gập ghềnh, bao nụ cười, nước mắt
Đường về nhà, đếm một năm ba trăm sáu lăm ngày, đếm bao nhiêu thắng thua, bao lần mãn nguyện
Về thôi, hạnh phúc
Hạnh phúc được ôm cha mẹ, ngại ngùng mở lời tâm tình
Về nhà thôi, nỗi cô đơn
Cô đơn còn chờ được vỗ về".
回家的路 cũng được chọn là bài hát quảng bá cho chương trình mừng Tết Nguyên Đán 2015 "Lễ hội Mùa Xuân" của đài CCTV https://youtu.be/SC47DYRTewg phát sóng trên tất cả các kênh toàn Trung Quốc, do Lưu Đức Hoa biểu diễn. Với chủ đề "Đường về nhà", hàng chục quảng cáo công ích dịp Tết Nguyên Đán 2015 cũng chọn bài hát làm nhạc nền phát trên các phương tiện quảng cáo công cộng tại 50 sân bay và gần 500 nhà ga trên toàn Trung Quốc liên tục trong một tháng, làm xúc động nhiều người đang trở về nhà đón Tết.
Phim ra rạp ở Trung Quốc ngày 20/3/2015 với tựa "Thất Cô" (nghĩa là "Lạc mất, cô đơn", ảnh 8, ảnh 9 là nguyên mẫu người cha tìm con trong buổi ra mắt phim). China Lion Film Distribution mua quyền phát hành từ IM Global, quyết định cho phim ra rạp ở Bắc Mỹ cùng ngày với Trung Quốc, dưới tựa "Lost and Love" https://youtu.be/Hs9IaKCSAtM Phim lấy nước mắt khán giả vì tình cha, tình người trong hoạn nạn. Trang Sina đánh giá Lưu Đức Hoa lột tả chân thực, giàu cảm xúc nỗi lòng người cha, tình thương yêu với những đứa trẻ không quen biết.
Sau khi bộ phim công chiếu, anh Quách chia sẻ với truyền thông: "Chỉ khi chạy trên đường, tôi mới cảm thấy mình đáng mặt là một người cha, người chồng. Tôi không thể ngừng việc tìm kiếm lại được và cũng không muốn ngừng lại". Từ thông tin của "Hội tìm người thân", anh Quách lại cùng chiếc mô-tô rong ruổi mỗi khi cô thông tin đáng tin cậy.
Không chỉ tìm con mình, anh cùng các tình nguyện viên của hội từng giúp 7 gia đình khác đoàn tụ với con bị bắt cóc. Anh cũng là thành viên nổi bật của các tổ chức tìm kiếm người mất tích ở Trung Quốc. Bộ Công an Trung Quốc cho biết nhờ các thông tin mà người cha này cung cấp, họ đã tìm thấy hơn 100 trẻ em bị những kẻ bất nhân bắt cóc.
Bắt cóc trẻ em đã là một vấn nạn trong nhiều thập kỷ ở Trung Quốc, mỗi năm ước tính có khoảng 20.000 đứa trẻ bị bắt cóc, chủ yếu bị bán làm con nuôi, cả trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, nhà chức trách cho biết với sự trợ giúp của công nghệ mới và khoa học sinh học, ngày càng nhiều gia đình được đoàn tụ với người thân bị bắt cóc trong những năm gần đây.
Người đàn ông nông dân sau 24 năm rong ruổi tìm con đã 51 tuổi, đi qua hơn 20 tỉnh thành ở Trung Quốc, ngoại trừ Tây Tạng và Tân Cương, với quãng đường hơn 500.000 ki-lô-mét, hỏng hết 10 chiếc mô-tô. Nhờ những cố gắng không mệt mỏi đó, anh Quách đã tìm thấy con mình.
Thời điểm cảnh sát tìm tới, thông báo anh;Quách đã tìm kiếm con trai suốt nhiều năm, chàng trai 26 tuổi 郭新振 (Guō [Quách] Xīn [Tân: Mới mẻ] Zhèn [Chân/Chấn/Chẩn: Một âm là “chân” - phấn khởi, làm cho hăng hái, hai ám 振振 “chân chân” nghĩa là dày dặn, đông đúc tốt tươi], một số trang tiếng Việt ghi là Guo Xinzhen; một số trang khác ghi là Quách Tân Chấn) đang ở tỉnh Hà Nam, được cha mẹ nuôi cho ăn học tử tế, đã tốt nghiệp đại học, trở thành giáo viên.
Truyền thông Trung Quốc chưa đưa tin cụ thể bằng cách nào anh Quách tìm thấy con. Một tuần trước đó, một người mẹ ở Quảng Châu cuối cùng cũng gặp được con trai sau 26 năm cậu bé bị bắt cóc ở nhà ga.
Bộ Công an Trung Quốc ngày 13/7/2021 ra thông cáo xác nhận anh Quách đã tìm thấy con trai, Cục Công an các tỉnh Hà Nam và Sơn Đông đã phối hợp, lấy mẫu ADN để xác định huyết thống hồi cuối tháng 6. Hai cha con đã gặp nhau, cả nhà 3 người nước mắt ràn rụa trong cuộc đoàn viên do các cơ quan chức năng tổ chức tại Bắc Kinh hôm 11/7 (ảnh 10, 11).
"Cuối cùng tôi cũng tìm được con. Ông trời đúng là không phụ người có lòng", người cha nói, mắt ngấn lệ. "Con ơi, cuối cùng con cũng về rồi", người mẹ nức nở trong đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc https://youtu.be/xTDcK2_bLnM Người cha cho biết sẽ coi cha mẹ nuôi bé Quách như họ hàng, ủng hộ con trai hiếu thuận với cha mẹ nuôi.
Theo thông cáo của Bộ Công an Trung Quốc, bé Quách bị một người phụ nữ bắt cóc khi đang chơi trước cửa nhà ở tỉnh Sơn Đông ngày 21/9/1997. Một thời gian sau, có hai kẻ - một nam một nữ - bán bé Quách cho một gia đình hiếm muộn tại tỉnh Hà Nam lân cận. Hai kẻ bị tình nghi đó đã bị bắt tại tỉnh Sơn Tây.
Các nghi phạm đã lên kế hoạch bắt cóc một đứa trẻ với ý định bán nó lấy tiền. Sau khi phát hiện bé Quách đang chơi một mình, người phụ nữ ,được xác định chỉ bằng họ Tang, túm lấy bé, đưa đến bến xe nơi bạn tình của cô ta, tên là Hu, đang đợi. Họ lên một chuyến xe khách liên tỉnh đến tỉnh Hà Nam, bán bé Quách.
Bà Bành Tam Nguyên, đạo diễn phim "Thất Cô", cho biết hạnh phúc và thấy "trong rủi có may" khi bé Quách được học đại học, có công việc tốt, bởi nhiều trẻ bị bắt cóc không có tên trong hộ khẩu, không có chứng minh nhân dân nên không thể đi học. Bà viết thư cho anh Quách: "Anh Quách! Tôi, anh Lưu Đức Hoa cùng cả đoàn phim đều vô cùng hạnh phúc. Những con đường anh qua, nước mắt từng chảy và khổ đau từng nếm đều xứng đáng vì bé Quách trở về. Mong anh từ nay hết thương đau, sống mạnh khỏe và hạnh phúc".
Diễn viên Lưu Đức Hoa cũng lập tức gửi lời chúc mừng qua video https://youtu.be/JXJFYVJlm8Y đến cha con anh Quách khi biết tin đoàn viên từ truyền thông: "Anh Quách, nhờ phim Thất Cô, tôi quen anh. Hôm nay tôi rất vui và xúc động. Tôi rất kính phục sự kiên trì của anh. Xin cảm ơn lực lượng công an vì những nỗ lực trong nhiều năm qua".
Nguồn : FB Khẩu thị tâm phi
Em thấy câu chuyện khá xúc động về tình làm cha.
Vào một ngày của năm 1997, ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc có một người đàn ông nông dân 27 tuổi tên Quách bắt đầu công cuộc tìm kiếm đứa con trai chỉ mới 2 tuổi rưỡi bị mất tích, tình nghi bị bắt cóc, sau một thời gian nghe giới hữu trách nói anh hãy cố gắng chờ tin họ.
Trong đêm cậu bé mất tích, hơn 500 người trong làng chia nhau đi tìm. Khi người cha quyết định đi tìm con, dân làng quyên góp được hơn 50.000 nhân dân tệ (tương đương 177 triệu đồng) trao cho người cha làm lộ phí. Người cha khởi hành trên chiếc mô-tô cũ, mang theo rất nhiều tấm biển in hình con trai (ảnh 1) và các chi tiết liên quan đến việc cậu bé bị bắt cóc, làm thành các lá cờ gắn trên xe (ảnh 2) rong ruổi khắp các ngõ ngách mọi tỉnh thành ở đại lục, mong ai đó vô tình nhìn thấy sẽ cung cấp thông tin.
Anh dùng hết tiền tiết kiệm và quyên góp làm chi phí cho chuyến đi, có lúc phải ngủ dưới gầm cầu và đi khuất thực mỗi khi cạn túi. Sự kiên trì của anh đã thu hút ch mỗi khi cạn túiú ý của truyền thông và giành được sự cảm phục của người dân Trung Quốc. heo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post, SCMP), việc con trai mất tích là một cú sốc lớn đối với người cha.
Từ một người khỏe mạnh nặng hơn 80kg, anh Quách sụt 20kg, tóc chuyển sang bạc trắng trong tháng đầu tiên sau khi mất con. Anh từng nghĩ nếu tự tử, mọi đau khổ sẽ chấm dứt nhưng gạt bỏ suy nghĩ đó vì "nếu chết rồi, ai đi tìm con". Nhìn tấm cờ in hình con, anh lại lên đường. Sau này, vợ chồng anh có thêm hai con trai, song anh vẫn tiếp tục hành trình tìm con.
Theo Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), người cha từng suýt chết khi dắt xe mô-tô trên đường núi ngày giông bão. Anh còn vài lần bị gãy xương vì tai nạn giao thông, thậm chí vài lần bị cướp trên đường cao tốc. Đặc biệt, vào năm 2010 ở tỉnh Hồ Bắc, có lần anh bị chận đường cướp xe, nhưng sau khi biết hoàn cảnh của anh, tên cướp lấy luôn chiếc mô-tô cũ nát, tặng cho anh chiếc mô-tô mới cứng.
Nhờ sự kiện này, câu chuyện tìm con của anh được biết rộng rãi hơn. Từ khi biết dùng Internet, anh Quách không thường xuyên chạy xe mô-tô đi tìm con một cách mù mờ nữa. Năm 2012, khi truyền thông xã hội bắt đầu phổ biến ở nước này, anh giúp thành lập một trang web hỗ trợ các gia đình Trung Quốc tìm con mất tích. Năm 2014, anh thành lập "Hội tìm người thân", một mạng lưới tìm kiếm và tập hợp thông tin các trẻ em bị bắt cóc, kết nối những cha mẹ thất lạc con.
Cảm động trước nghị lực của anh, nữ nhà văn Bành Tam Nguyên (Sanyuan Peng) tìm gặp, trò chuyện với anh để xây dựng thành kịch bản phim: "Vào một ngày mùa hè năm 1998, đứa con trai mới 2 tuổi Lôi Đạt của người nông dân nghèo Lôi Trạch Khoan bị một đường dây buôn người bắt cóc. Lão Lôi gom góp hết gia tài ít ỏi, khăn áo đi tìm con khắp nơi đất khách quê người.
Trong cuộc hành trình gian khổ dường như không có điểm dừng suốt mười lăm năm ấy, lão Lôi vô tình gặp chú nhóc Tằng Suất trong một lần sửa xe. Giống như một sự sắp xếp của duyên phận, Tằng Suất có những nét tương đồng với cậu con trai mất tích của lão, từng bị bắt cóc lúc 4 tuổi, kiếm sống bằng nghề sửa xe với mục đích đi tìm người thân.
Mặc dù mới chỉ gặp nhau lần đầu tiên, nhưng sau khi biết được câu chuyện tìm con cảm động của lão Lôi, Tăng Suất không những không nhận tiền sửa xe mà còn nhận lời cùng lão Lôi đi tìm lại đứa con thất lạc của lão. Mối quan hệ gắn kết như cha con giữa hai người cũng bất đầu từ đó.
Cùng chung chí hướng và đồng cảm về nỗi đau mất người thân, hai người cùng nhau lên đường và bắt đầu cảm nhận được dòng chảy ruột thịt ngày một nóng bỏng. Họ cứ thế đi cùng nhau, một người mong mỏi tìm con, một người đau đáu về cố hương.
Khuôn mặt của người thân mơ hồ ẩn hiện, có lẽ đang chờ họ ở một nơi xa xôi...".
Vào năm thứ 18 cuộc tìm kiếm con trai của anh Quách, nhà văn Bành Tam Nguyên quyết định làm đạo diễn bộ phim đầu tay từ kịch bản của mình, do Tập đoàn Hoa Nghị Huynh Đệ đồng sản xuất và phát hành.
Đạo diễn Bành tiết lộ rằng trong giai đoạn chọn vai ban đầu, Hoa Nghị phản đối đề nghịcủa bà chọn "Thiên vương Hương Cảng" Lưu Đức Hoa (劉德華, Andy Lau) vào vai lão Lôi, nói để một siêu sao vào vai người đàn ông lang thang cầu bơ cầu bất tìm con có vẻ không đúng chỗ.
Đạo diễn Bành tranh luận rằng Lưu Đức Hoa là diễn viên thần tượng ở Châu Á đã 30 năm nay, hình ảnh của anh đã ăn sâu vào tâm trí khán giả, chỉ việc thay đổi hình tượng đó sẽ tạo sự chú ý rộng khắp.
Về phía Lưu Đức Hoa, anh chẳng ngại việc thay đổi ngoại hình, cảm động với hình tượng người nông dân Lôi Trạch Khoan tìm con, muốn được góp phần vào chiến dịch chống lại nạn buôn bán trẻ em, lập tức đồng ý làm việc với đạo diễn Bành, anh nói “Những năm 1960 và 1970, có rất nhiều vụ bắt cóc trẻ em ở Hồng Kông. Giờ chuyện này trở thành đại nạn ở Trung Quốc Đại lục”.
Theo báo SCMP, khi biết được nguyên mẫu nhân vật, anh quyết định không lấy thù lao. Anh còn đầu tư tài chính vào phim, mục tiêu không phải là để làm ra một phim bom tấn, nói rằng anh tham gia bộ phim vì muốn cứu những đứa trẻ bị bắt cóc: “Đây không phải là phim lấy nước mắt, mà là phim về những hiện thực xã hội phải đối mặt. Mất đi người thân yêu đã đủ tan nát rồi. Một nông dân nghèo phải mất cả cuộc đời tìm kiếm thành viên gia đình bị mất tích - dù anh biết kết quả có thể là vô vọng - thể hiện niềm hy vọng và niềm tin hiếm hoi mà mọi người nên suy ngẫm. Nếu một bộ phim về nạn buôn bán trẻ em có thể giúp cứu ít nhất một đứa trẻ hoặc một gia đình, thì suy cho cùng đó là một phim xứng đáng”.
Bành Tam Nguyên nói nếu không có Lưu Đức Hoa thì đã không có bộ phim. Để hóa thân thành người nông dân nghèo khổ dấn thân vào hành trình 15 năm tìm kiếm con trai mất tích thành công, Lưu Đức Hoa từ bỏ hình tượng quyến rũ, trải qua chế độ ăn kiêng khắc nghiệt nhằm giảm cân thật nhanh, nhuộm tóc trắng, phơi nắng bảy ngày mỗi tuần cho da sạm đi, đi khắp đại lục, cả nông thôn, miền núi lẫn thành phố phát triển tìm hiểu thực tế.
Anh cùng đoàn phim vượt núi băng rừng thâm nhập các vùng núi, nông thôn tìm bối cảnh thích hợp để khắc họa chân thực nỗi đau của người cha, người mẹ mất con. Dù ban đầu Bành Tam Nguyên dự định hoàn tất quay trong 40 ngày, thực tế mất hơn gấp đôi thời gian và vượt kinh phí dự toán. Không muốn dừng quay giữa chừng hay ảnh hưởng đến kết quả, Lưu Đức Hoa đầu tư tiền túi để cho tầm nhìn độc đáo của bộ phim được thực hiện.
Do hiện trường quay ngoài trời, và cả phim trường cũng mở cửa trong quá trình quay phim, nhiều người được chứng kiến Lưu Đức Hoa hóa thân thành một người nông dân như thế nào. Họ thấy cận cảnh anh mặc quần áo nhếch nhác (ảnh 3, 4). Anh tìm những bộ quần áo và giày dép cũ mà một người nông dân thực thụ từng mặc làm phục trang. Anh cho biết: “Tôi mặc những bộ quần áo ấy suốt ba tháng, chỉ giặt chúng một lần khi cảnh phim đòi hỏi theo đúng kịch bản”.
Người ta thấy anh tái hiện cảnh lão Lôi đầy bụi đất, co ro trên đường phố (ảnh 5). Từ đầu đến chân, ngay cả những chi tiết nhỏ nhất cũng được anh chú ý, “Tôi phải bôi bẩn mình từ đầu đến chân, từ những chi tiết nhỏ nhất. Người nông dân có đôi tay rất thô ráp nên tôi cũng phải làm sứt cả các móng tay của mình. Nếu muốn lột tả đúng chất của người nông dân, bạn phải đắm mình vào cuộc sống của nhân vật”.
Họ thấy anh ăn bánh mỳ bẩn. Anh đùa, “Tôi đâu có diễn. Tôi thực sự là thế đó!”. Anh còn đùa rằng đã rành rẽ kỹ thuật cùng lúc dùng miệng ăn thức ăn và đuổi ruồi.
Trong quá trình quay phim, Lưu Đức Hoa còn phải thực hiện 2 cảnh vô cùng đau đớn và khá nguy hiểm. Trong một cảnh ấn tượng, lão Lôi bị một đám công nhân tát vào mặt nhiều lần. Bành Tam Nguyên nói để cảnh quay chân thật hết sức, các diễn viên phải quay ít nhất ba lần để chuyển tải góc máy thích hợp.
Hơn nữa, đạo diễn Bành muốn khán giả nghe thấy âm thanh của tiếng tát nên Lưu Đức Hoa phải quay đi quay lại cảnh này cho đến khi mặt anh sưng đỏ lên. Lưu Đức Hoa cho biết khi quay cảnh này anh đã phải nghiến răng chịu đau.
Cảnh quay thứ 2 liên quan tới một vụ tai nạn giao thông trong phim. “Tôi đã mặc đồ bảo vệ trên phim trường nên may mắn thoát chết”, Lưu Đức Hoa pha trò, nhưng cũng cho thấy rằng cảnh này khá nguy hiểm.
Phim còn có sự tham gia của Tỉnh Bách Nhiên trong vai Tằng Suất. Lương Gia Huy và Ngô Quân Như xuất hiện trong các vai khách mời.
"Thiên vương Hương Cảng" còn cùng Adam Lee viết bài hát chủ đề của phim, 回家的路 (On the way back home, Đường về nhà) mà anh là người thể hiện. Anh đích thân viết lời cho ca khúc, trong suốt quá trình quay phim, cảm nhận hết được cảm xúc của nhân vật trong phim cuối cùng viết ra được lời bài hát vừa ấm áp vừa lay động lòng người.
Anh nói hồi ức của quá trình làm phim đã cô đọng lại thành bài hát này, là mong muốn nói lên nỗi lòng những người xa quê, dù lời bài hát đơn giản nhưng trong đó có không ít những đạo lý cuộc sống: "Tôi đã viết ca từ một cách mộc mạc nhất, đơn giản nhất để mọi người chỉ cần nghe thoáng qua bài hát sẽ nhận ra nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương trong đó. Mong ca khúc sẽ cổ vũ khích lệ những người tha hương đang trên đường trở về nhà có bao nhiêu vất vả, có bao nhiêu xa cách, có bao nhiêu chịu đựng để trở về mái nhà ấm áp vơi đi những mệt mỏi. Kỳ thực mua một tấm vé về nhà là một quá trình khổ sở, là một phần của cuộc hành trình trở về, ca khúc gửi đến người nghe một cảm giác hình như mình đang ở nhà rồi bất luận bạn có đi qua hành trình này không"."
Video ca nhạc 回家的路 được hoàn thiện trước dịp Tết Nguyên Đán 2015 , tổ hợp từ những cảnh quay đầy cảm động của bộ phim, ví dụ hình ảnh lão Lôi đừng nhà ga nhìn dòng người ngược xuôi tấp nập, ngồi nơi cây xăng hay bước một mình bên đường ray với đôi mắt vô định hướng về phía trước (ảnh 6, 7) khiến lòng người xem lay động https://youtu.be/UJOZc3yuA98
"Đường về nhà, nhẩm đếm một đời qua bao mùa oi bức, lạnh lẽo
Đếm chặng đường gập ghềnh, bao nụ cười, nước mắt
Đường về nhà, đếm một năm ba trăm sáu lăm ngày, đếm bao nhiêu thắng thua, bao lần mãn nguyện
Về thôi, hạnh phúc
Hạnh phúc được ôm cha mẹ, ngại ngùng mở lời tâm tình
Về nhà thôi, nỗi cô đơn
Cô đơn còn chờ được vỗ về".
回家的路 cũng được chọn là bài hát quảng bá cho chương trình mừng Tết Nguyên Đán 2015 "Lễ hội Mùa Xuân" của đài CCTV https://youtu.be/SC47DYRTewg phát sóng trên tất cả các kênh toàn Trung Quốc, do Lưu Đức Hoa biểu diễn. Với chủ đề "Đường về nhà", hàng chục quảng cáo công ích dịp Tết Nguyên Đán 2015 cũng chọn bài hát làm nhạc nền phát trên các phương tiện quảng cáo công cộng tại 50 sân bay và gần 500 nhà ga trên toàn Trung Quốc liên tục trong một tháng, làm xúc động nhiều người đang trở về nhà đón Tết.
Phim ra rạp ở Trung Quốc ngày 20/3/2015 với tựa "Thất Cô" (nghĩa là "Lạc mất, cô đơn", ảnh 8, ảnh 9 là nguyên mẫu người cha tìm con trong buổi ra mắt phim). China Lion Film Distribution mua quyền phát hành từ IM Global, quyết định cho phim ra rạp ở Bắc Mỹ cùng ngày với Trung Quốc, dưới tựa "Lost and Love" https://youtu.be/Hs9IaKCSAtM Phim lấy nước mắt khán giả vì tình cha, tình người trong hoạn nạn. Trang Sina đánh giá Lưu Đức Hoa lột tả chân thực, giàu cảm xúc nỗi lòng người cha, tình thương yêu với những đứa trẻ không quen biết.
Sau khi bộ phim công chiếu, anh Quách chia sẻ với truyền thông: "Chỉ khi chạy trên đường, tôi mới cảm thấy mình đáng mặt là một người cha, người chồng. Tôi không thể ngừng việc tìm kiếm lại được và cũng không muốn ngừng lại". Từ thông tin của "Hội tìm người thân", anh Quách lại cùng chiếc mô-tô rong ruổi mỗi khi cô thông tin đáng tin cậy.
Không chỉ tìm con mình, anh cùng các tình nguyện viên của hội từng giúp 7 gia đình khác đoàn tụ với con bị bắt cóc. Anh cũng là thành viên nổi bật của các tổ chức tìm kiếm người mất tích ở Trung Quốc. Bộ Công an Trung Quốc cho biết nhờ các thông tin mà người cha này cung cấp, họ đã tìm thấy hơn 100 trẻ em bị những kẻ bất nhân bắt cóc.
Bắt cóc trẻ em đã là một vấn nạn trong nhiều thập kỷ ở Trung Quốc, mỗi năm ước tính có khoảng 20.000 đứa trẻ bị bắt cóc, chủ yếu bị bán làm con nuôi, cả trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, nhà chức trách cho biết với sự trợ giúp của công nghệ mới và khoa học sinh học, ngày càng nhiều gia đình được đoàn tụ với người thân bị bắt cóc trong những năm gần đây.
Người đàn ông nông dân sau 24 năm rong ruổi tìm con đã 51 tuổi, đi qua hơn 20 tỉnh thành ở Trung Quốc, ngoại trừ Tây Tạng và Tân Cương, với quãng đường hơn 500.000 ki-lô-mét, hỏng hết 10 chiếc mô-tô. Nhờ những cố gắng không mệt mỏi đó, anh Quách đã tìm thấy con mình.
Thời điểm cảnh sát tìm tới, thông báo anh;Quách đã tìm kiếm con trai suốt nhiều năm, chàng trai 26 tuổi 郭新振 (Guō [Quách] Xīn [Tân: Mới mẻ] Zhèn [Chân/Chấn/Chẩn: Một âm là “chân” - phấn khởi, làm cho hăng hái, hai ám 振振 “chân chân” nghĩa là dày dặn, đông đúc tốt tươi], một số trang tiếng Việt ghi là Guo Xinzhen; một số trang khác ghi là Quách Tân Chấn) đang ở tỉnh Hà Nam, được cha mẹ nuôi cho ăn học tử tế, đã tốt nghiệp đại học, trở thành giáo viên.
Truyền thông Trung Quốc chưa đưa tin cụ thể bằng cách nào anh Quách tìm thấy con. Một tuần trước đó, một người mẹ ở Quảng Châu cuối cùng cũng gặp được con trai sau 26 năm cậu bé bị bắt cóc ở nhà ga.
Bộ Công an Trung Quốc ngày 13/7/2021 ra thông cáo xác nhận anh Quách đã tìm thấy con trai, Cục Công an các tỉnh Hà Nam và Sơn Đông đã phối hợp, lấy mẫu ADN để xác định huyết thống hồi cuối tháng 6. Hai cha con đã gặp nhau, cả nhà 3 người nước mắt ràn rụa trong cuộc đoàn viên do các cơ quan chức năng tổ chức tại Bắc Kinh hôm 11/7 (ảnh 10, 11).
"Cuối cùng tôi cũng tìm được con. Ông trời đúng là không phụ người có lòng", người cha nói, mắt ngấn lệ. "Con ơi, cuối cùng con cũng về rồi", người mẹ nức nở trong đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc https://youtu.be/xTDcK2_bLnM Người cha cho biết sẽ coi cha mẹ nuôi bé Quách như họ hàng, ủng hộ con trai hiếu thuận với cha mẹ nuôi.
Theo thông cáo của Bộ Công an Trung Quốc, bé Quách bị một người phụ nữ bắt cóc khi đang chơi trước cửa nhà ở tỉnh Sơn Đông ngày 21/9/1997. Một thời gian sau, có hai kẻ - một nam một nữ - bán bé Quách cho một gia đình hiếm muộn tại tỉnh Hà Nam lân cận. Hai kẻ bị tình nghi đó đã bị bắt tại tỉnh Sơn Tây.
Các nghi phạm đã lên kế hoạch bắt cóc một đứa trẻ với ý định bán nó lấy tiền. Sau khi phát hiện bé Quách đang chơi một mình, người phụ nữ ,được xác định chỉ bằng họ Tang, túm lấy bé, đưa đến bến xe nơi bạn tình của cô ta, tên là Hu, đang đợi. Họ lên một chuyến xe khách liên tỉnh đến tỉnh Hà Nam, bán bé Quách.
Bà Bành Tam Nguyên, đạo diễn phim "Thất Cô", cho biết hạnh phúc và thấy "trong rủi có may" khi bé Quách được học đại học, có công việc tốt, bởi nhiều trẻ bị bắt cóc không có tên trong hộ khẩu, không có chứng minh nhân dân nên không thể đi học. Bà viết thư cho anh Quách: "Anh Quách! Tôi, anh Lưu Đức Hoa cùng cả đoàn phim đều vô cùng hạnh phúc. Những con đường anh qua, nước mắt từng chảy và khổ đau từng nếm đều xứng đáng vì bé Quách trở về. Mong anh từ nay hết thương đau, sống mạnh khỏe và hạnh phúc".
Diễn viên Lưu Đức Hoa cũng lập tức gửi lời chúc mừng qua video https://youtu.be/JXJFYVJlm8Y đến cha con anh Quách khi biết tin đoàn viên từ truyền thông: "Anh Quách, nhờ phim Thất Cô, tôi quen anh. Hôm nay tôi rất vui và xúc động. Tôi rất kính phục sự kiên trì của anh. Xin cảm ơn lực lượng công an vì những nỗ lực trong nhiều năm qua".
Nguồn : FB Khẩu thị tâm phi
Em thấy câu chuyện khá xúc động về tình làm cha.