[Funland] Tin Vui đầu tuần: Suốt thế kỷ cả thế giới 'bó tay', Việt Nam nghiên cứu 4 tháng có tin vui

enhat4ever

Xe tăng
Biển số
OF-407514
Ngày cấp bằng
29/2/16
Số km
1,125
Động cơ
-18,907 Mã lực
Tuổi
42
E thì biết là cách đây khoảng 20 năm, khi mà đk kinh tế còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất rất hạn chế nhưng GS.TS Nguyễn Thu Vân và cộng sự ở cty VX và Sp số 1 cùng các TS ở viện VSPD đã sx hàng triệu liều vac xin. Cũng đc góp 1 tay trong việc nk hàng triệu lọ đựng Vắc xin, bơm tiêm 1cc-3cc và rất khâm phục sức làm việc và trí tuệ của các nữ TS.

Thành tựu các cụ cứ tự tra nhưng riêng lĩnh vực này VN ko có j phải tự nhục cả!




https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/vac-xin-viet-vuon-ra-the-gioi-2015062222433905.htm

Đạt được chứng nhận Hệ thống quản lý quốc gia về vắc-xin là thành tựu đáng tự hào của Việt Nam


Việt Nam là 1 trong 39 nước đạt được chứng nhận Hệ thống quản lý quốc gia về vắc-xin (NRA) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong khi đây vẫn là thách thức của nhiều nước phát triển.
E đẹo biết về chuyên môn, chỉ thấy phải lôi con trẻ VN ra làm chuột bạch cho vaccin của Ấn với Hàn là sao :((
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Cụ nào trong ngành Y có thể cho những người không tiếp cận được thông tin danh mục vaccine dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, cùng với nhà sản xuất hay không?
 

QN. Trần Tài

Xe đạp
Biển số
OF-451151
Ngày cấp bằng
6/9/16
Số km
49
Động cơ
207,560 Mã lực
Tuổi
38
thật không thể tin nổi; chúng tôi gọi đây là tuyệt phẩm
 

Guiadó

Xe hơi
Biển số
OF-613445
Ngày cấp bằng
2/2/19
Số km
111
Động cơ
-53,476 Mã lực
Thành tựu SẢN XUẤT ĐƯỢC VAC XIN

Nó khác với việc tìm ra vac xin.

Nói là tự nhục thì không đúng

Mà là hý hửng quá sớm (vì chưa có kết quả)
Và tự phụ quá đà (ít nhất trong việc đặt tit là cả thế kỷ cả thế giới tìm không được, VN làm 4 tháng được ngay)
Quay tay với hít cần nhiều quá rồi đấy

Thằng phóng viên nó viết bài chứ liên quan méo gì đến tự phụ với Việt Nam ở đây.

Mai 1 thằng phóng viên nó đăng bài Mẽo sản xuất được cần từ không khí thì thớt lại đi hít lấy hít để à. Xong không thấy phê thì lại chửi mẽo lừa đảo =))
 

deadlove

Xe điện
Biển số
OF-349502
Ngày cấp bằng
5/1/15
Số km
2,044
Động cơ
290,119 Mã lực
Thật không thể tin nổi, thật tuyệt vời ông mặt trời, thật ........ éo còn gì có thể miêu tả được.

Em vốn ngu về hoá học, nhưng em cũng biết suy luận là tách con virus đấy ra, rồi tìm ra chất diệt con virus đấy thì nó có hàng tỷ cách, nhưng mà cái chất đó nó có cho con lợn thăng thiên theo không thì mới là vấn đề.
 

lehahai

Xe buýt
Biển số
OF-1588
Ngày cấp bằng
30/8/06
Số km
869
Động cơ
214,398 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Thật không thể tin nổi, thật tuyệt vời ông mặt trời, thật ........ éo còn gì có thể miêu tả được.

Em vốn ngu về hoá học, nhưng em cũng biết suy luận là tách con virus đấy ra, rồi tìm ra chất diệt con virus đấy thì nó có hàng tỷ cách, nhưng mà cái chất đó nó có cho con lợn thăng thiên theo không thì mới là vấn đề.
Ơ thế là có liên quan đến hóa học hả các cụ?
 

michigan

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-24192
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
1,749
Động cơ
1,511,879 Mã lực
Sao nào?

Cụ chủ chắc đẹo biết tẹo j về ngành văc xin và sinh phẩm VN?

Đó là 1 trong những ngành mà VN đạt đẳng cấp TG đó và tuyệt vời là do đa số các nữ tiến sĩ đảm nhận!
Đẳng cấp thì đẳng cấp cũng không thể có chuyện cả TG bó tay chục năm mà Việt Nam 4 tháng đã nghiên cứu ra được.

Mà nói thật em không tin Việt Nam đẳng cấp thế giới ở bộ môn này.
 

Nợ đời 2

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-615447
Ngày cấp bằng
12/2/19
Số km
1,532
Động cơ
133,168 Mã lực
Bí cháo cuốc doanh thì nổi tiếng hay thủ dâm rồi. Nhưng thế cũng tốt, suốt ngày cướp giết hiếp, mệt bỏ bu!
 

ô tô phun

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-377506
Ngày cấp bằng
13/8/15
Số km
3,304
Động cơ
275,337 Mã lực
Tuổi
44
Vừng, e cũng ko có tìm hiểu nhiều cho nhức đầu ra. Tuy nhiên có 1 điều chắc chắn là cái ngành nghiên cứu SX Vắc xin này là 1 trong những lĩnh khoa học công nghệ mà ng VN đạt đc đi trc rất nhiêu so với trình độ phát triển kinh tế xh.

Mà nói chung với nhìu cụ 1 ngày phải mở vài thớt tự nhục thì thôi, e chịu, ko tranh cãi làm j :D
Cụ lái hơi bị xa rồi.
Vn giỏi thế nghiên cứu sản xuất ra cách đây vài chục năm đi. Chả kiếm đc bao nhiêu tiền. Tội gì đợi đến tận bây giờ mới chế ra. Mất có 4 tháng chứ nhiều nhặn gì.
 

Kodo autodoor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-617450
Ngày cấp bằng
20/2/19
Số km
477
Động cơ
121,790 Mã lực
Sao nào?

Cụ chủ chắc đẹo biết tẹo j về ngành văc xin và sinh phẩm VN?

Đó là 1 trong những ngành mà VN đạt đẳng cấp TG đó và tuyệt vời là do đa số các nữ tiến sĩ đảm nhận!
Có ứt ý. Vacxin tiêm cho trẻ con còn toàn phải nhập.
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
11,834
Động cơ
1,332,396 Mã lực
Dập dịch Sars công đầu thuộc về Việt Nam đó, nhờ vậy mà thím Tiến nổi như cồn.
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Có ứt ý. Vacxin tiêm cho trẻ con còn toàn phải nhập.
Mứt trong mồm cụ thì chắc bị nhiều nên mới văng thế.

Có ai bảo VN ko nk vắc xin ngoại đâu. Tuy nhiên muốn biết về thành tựu thì đọc báo quốc doanh tí. Còn muốn chửi đưa số liệu ra đây, đừng ứt đái vãi thế, bẩn lắm.


Thành tựu văcxin 'made in Việt Nam'
16/09/2018 11:11 GMT+7



Nghiên cứu, phát triển văcxin tại Viện Văcxin và các sinh phẩm y tế ở TP Nha Trang - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Ở tuổi 78, GS Huỳnh Phương Liên và các cộng sự đang gần "cán đích" ở đề tài nghiên cứu cấp nhà nước: nghiên cứu, sản xuất văcxin viêm não Nhật Bản trên tế bào vero, một loại văcxin có công nghệ sản xuất rất mới. Hơn 20 năm trước, GS Huỳnh Phương Liên cũng là tác giả của văcxin viêm não Nhật Bản đầu tiên ở Việt Nam.

"Nếu sản xuất được văcxin viêm não Nhật Bản trên tế bào vero thì Việt Nam là quốc gia thứ 4 trên thế giới, sau Áo, Nhật và Trung Quốc, nghiên cứu phát triển thành công văcxin này" - GS Liên nói với Tuổi Trẻ.

Hành trình 56 năm

Ít ai biết rằng trong điều kiện rất khó khăn nhưng Việt Nam đã nghiên cứu sản xuất thành công một loại văcxin quan trọng từ năm 1962.

PGS.TS Dương Thị Hồng, phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, cho hay những năm 1959-1960 bùng phát dịch bại liệt lớn ở các tỉnh phía Bắc, làm 17.000 người mắc bệnh và 500 người tử vong, mỗi năm hàng ngàn trẻ em bị di chứng bại liệt suốt đời, tỉ lệ mắc lên đến trên 126/100.000 dân.

"Nhờ văcxin Liên Xô hỗ trợ, năm 1961 tỉ lệ mắc bại liệt đã giảm xuống 3,09/100.000 dân. Nhưng để chủ động phòng chống bại liệt, Bộ trưởng Bộ Y tế khi đó là bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã yêu cầu phải sản xuất được văcxin phòng bại liệt.

Ngay năm 1962, văcxin sabin phòng bại liệt do Việt Nam nghiên cứu sản xuất đã ra đời, nhờ đó tỉ lệ mắc 3/100.000 dân duy trì suốt những năm 1960-1970 và giảm rõ rệt khi Việt Nam thực hiện tiêm chủng mở rộng vào năm 1985.

Từ năm 1990 tỉ lệ trẻ dưới 1 tuổi được uống đủ ba liều văcxin phòng bại liệt được duy trì trên 90% và đây là tiền đề để Việt Nam thanh toán bệnh bại liệt năm 2000" - bà Hồng chia sẻ.

Văcxin tả uống cũng là một văcxin được Việt Nam phát triển từ rất sớm. Ông Đỗ Tuấn Đạt, giám đốc Công ty Văcxin và sinh phẩm số 1 (Bộ Y tế), cho hay thời kỳ đầu của ngành công nghiệp sản xuất văcxin, GS Hoàng Thủy Nguyên chuyên về văcxin ngừa bệnh do virút, GS Đặng Đức Trạch chuyên văcxin ngừa bệnh do vi khuẩn.

Văcxin tả uống của Việt Nam phát triển từ công nghệ được Thụy Điển chuyển giao và Việt Nam cũng là quốc gia nghiên cứu, sản xuất được văcxin này từ sớm.

Năm 2000-2001,Việt Nam tiếp tục chuyển giao miễn phí công nghệ này cho Viện văcxin Hàn Quốc và từ đó một công ty của Ấn Độ đã có bản quyền sản xuất văcxin tả uống xuất khẩu khắp thế giới.

70 triệu liều văcxin viêm não Nhật Bản

Trong 33 năm thực hiện tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam (từ năm 1985), hiện Việt Nam đã sản xuất được 12/13 văcxin tham gia chương trình. Trong số này có một loại văcxin có số lượng sử dụng nhiều và rất có ý nghĩa với y tế công cộng, đó là văcxin ngừa viêm não Nhật Bản.

Đã hơn 20 năm kể từ khi Việt Nam sản xuất được văcxin viêm não Nhật Bản B, đến nay đã có trên 70 triệu liều văcxin này được xuất xưởng với giá thành rất Việt Nam: trước đây chỉ trên 7.000 đồng/2 liều cho trẻ em, hiện nay là 10.500 đồng/2 liều trẻ em.

Việt Nam cũng đã xuất khẩu trên 5,3 triệu liều văcxin viêm não Nhật Bản đi Ấn Độ.

Và 12 năm trước, khi ở tuổi 66, GS Liên và các cộng sự lại bắt tay vào một nghiên cứu mới: nghiên cứu sản xuất văcxin viêm não Nhật Bản trên tế bào vero, cũng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản nhưng công nghệ mới hơn.

Và 12 năm sau ngày đầu tiên ấy, nghiên cứu này đang đi những bước cuối để chuẩn bị được nghiệm thu vào cuối năm và văcxin thương phẩm sẽ ra thị trường hi vọng từ cuối năm 2019.


Nhờ văcxin viêm não Nhật Bản, trước đây 70-75% số ca viêm não virút ở Việt Nam là do viêm não Nhật Bản, hiện tỉ lệ ấy chỉ còn 10-14%. Hiện mới có 4 quốc gia sản xuất văcxin viêm não Nhật Bản trên tế bào vero, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội xuất khẩu rộng rãi văcxin này.


Phòng thí nghiệm văcxin Ảnh do Viện Vệ sinh dịch tễ cung cấp

Niềm hi vọng văcxin Việt

Tháng 5 vừa qua, đề tài nghiên cứu sản xuất văcxin ngừa cúm thế hệ hai dạng mảnh, giá thành thương mại rẻ chỉ bằng 1/2-2/3 so với văcxin ngoại nhập đã được hội đồng của Bộ Y tế nghiệm thu đạt kết quả xuất sắc.

Hiện hồ sơ đăng ký lưu hành văcxin đang được Cục Quản lý dược xem xét và hi vọng văcxin sớm ra thị trường.

PGS.TS Lê Văn Bé, viện trưởng Viện Văcxin và sinh phẩm y tế (IVAC, Nha Trang), đơn vị sản xuất văcxin cúm, cho hay văcxin cúm do IVAC sản xuất ngừa được các chủng cúm H1, H3 và cúm B, là văcxin dạng bất hoạt và sử dụng được cho cả phụ nữ có thai.

Ông Bé cũng chia sẻ cơ hội xuất khẩu văcxin ngừa cúm rất lớn. "Chúng tôi đã nhận được hai thư mời tham gia trung tâm điều hành văcxin của Tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, trong trường hợp xảy ra đại dịch cúm thì dành 10% sản lượng văcxin cúm xuất khẩu cho các quốc gia chưa sản xuất được văcxin" - ông Bé cho hay.

Ngoài ra, các văcxin sởi, sởi - rubella sản xuất trên dây chuyền công nghệ Nhật Bản, văcxin viêm não Nhật Bản trên tế bào vero cũng hoàn toàn có cơ hội xuất khẩu.

Năm 2015, Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới công nhận đạt tiêu chuẩn NRA (Cơ quan Quản lý về văcxin của Việt Nam) về hệ thống giám sát và quản lý văcxin quốc gia, đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đủ điều kiện xuất khẩu văcxin.

Thời điểm đó, Việt Nam được đánh giá là 1 trong 45 quốc gia có ngành công nghiệp văcxin và là 1 trong 39 quốc gia đạt NRA.

Theo ông Đỗ Tuấn Đạt, thời điểm sản xuất được văcxin ngừa bại liệt, Việt Nam là quốc gia châu Á sớm sản xuất được văcxin, gần đây Ấn Độ và Hàn Quốc nổi lên như các cường quốc mạnh về nhóm sản phẩm này.

Hi vọng vẫn còn vì Việt Nam có nhân lực rất lành nghề, có nhiều văcxin chất lượng tốt và đang tiếp tục nghiên cứu phát triển các văcxin mới như Hib cộng hợp, văcxin ngừa ho gà vô bào, văcxin 5 trong 1 có thành phần ho gà vô bào...

Bộ Y tế đang đặt mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam sản xuất được 14 loại văcxin cung cấp cho tiêm chủng mở rộng.

Đã có tình yêu, chớ để lụi tàn

Để nghiên cứu, sản xuất được một loại văcxin, các nhà nghiên cứu có thể phải dành ra hàng chục năm, có khi nghiên cứu thành công nhưng văcxin vẫn không thể ra được thị trường. Đó là câu chuyện của văcxin ngừa cúm A/H5N1.

13 năm trước, gần một năm sau khi chủng cúm gia cầm H5N1 xuất hiện lần đầu tiên, các nghiên cứu viên của Việt Nam đã bắt tay vào nghiên cứu văcxin ngừa chủng cúm nguy hiểm, tỉ lệ tử vong rất cao này.

Và 13 năm sau, văcxin đã hoàn thành đủ các bước thử nghiệm nhưng không thể ra thị trường, vì quy mô thị trường văcxin này nhỏ, không thể thiết kế cả một dây chuyền hoàn chỉnh riêng và rất khó khăn để thương mại hóa sản phẩm.

"So với các ngành nghề khác, điều cần ở người làm nghiên cứu sản xuất văcxin là sự đam mê, một cái tâm với nghề vì muốn ra được sản phẩm cần lâu lắm.

Có những tiền bối của chúng tôi có khi đang ngủ nghĩ ra điều gì hay lại ngồi bật dậy ghi chép để mai thực hiện. Nếu đã có tình yêu với nghề, chớ để nó lụi tàn" - ông Đỗ Tuấn Đạt, giám đốc Công ty Văcxin và sinh phẩm số 1 (Bộ Y tế), nói.

Góp sức cùng WHO giúp toàn cầu



PGS.TS Lê Văn Bé - viện trưởng Viện Văcxin và sinh phẩm y tế (IVAC) - cho biết ngoài dự án nghiên cứu phát triển văcxin cúm mùa đã được các cơ quan trung ương nghiệm thu, IVAC còn được giao thực hiện hai dự án nghiên cứu, sản xuất sản phẩm cấp quốc gia.

Đó là dự án "sản xuất văcxin ho gà vô bào" và "sản xuất văcxin 5 trong 1 toàn tế bào".

Đến nay IVAC được thành lập đã gần tròn 40 năm, kể từ ngày 23-11-1978. Ngoài các văcxin mới được nghiên cứu, sản xuất thành công, kể từ ngày khánh thành dây chuyền công nghệ sinh học hiện đại đầu tiên của Việt Nam vào năm 1986 (hợp tác với UNICEF), để sản xuất các loại văcxin DPT (phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván), VAT (phòng bệnh uốn ván) cho Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, trong mấy chục năm qua IVAC còn sản xuất được rất nhiều loại huyết thanh kháng độc tố nhiều loại bệnh.

Đến nay, có 13 dòng sản phẩm văcxin, huyết thanh đã được nghiên cứu, sản xuất từ IVAC. Trong đó, theo ông Bé, có ba loại huyết thanh của IVAC cung ứng thừa sức cho nhu cầu trong nước và có thể xuất khẩu.

Cùng với văcxin cúm mùa đang sẵn sàng cung ứng cho thị trường, IVAC cũng đã thầm lặng cống hiến bằng nhiều sản phẩm văcxin, huyết thanh bảo vệ sức khỏe cho người Việt Nam và đang vươn tầm góp sức đồng hành cùng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để bảo vệ cho con người ở nhiều nơi khác trên thế giới theo các chương trình nhân đạo.

Không phải nhập ngoại


Văcxin được bảo quản trong kho lạnh tại Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương - Ảnh: V.DŨNG

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh - trưởng khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), Việt Nam tự sản xuất được càng nhiều loại văcxin thì Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia càng chủ động được trong công tác tiêm chủng.

Khi trong nước sản xuất được văcxin thì không cần nhập văcxin và sẽ duy trì được độ phủ về văcxin. Giá thành văcxin tự sản xuất trong nước rẻ hơn so với văcxin nhập.

Nhập văcxin về phải qua nhiều khâu kiểm định, còn khi văcxin sản xuất trong nước, khâu kiểm định văcxin cũng thuận tiện hơn.

Trước thông tin hiện nay có không ít bậc phụ huynh vẫn thích được chích văcxin nhập từ nước ngoài về cho con em họ, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng đó là ý thích của một số người nhưng thực tế đã chứng minh nhiều năm nay Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đã sử dụng nhiều loại văcxin do Việt Nam sản xuất và tỉ lệ bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, sốt bại liệt, viêm gan siêu vi B, viêm não Nhật Bản giảm xuống rất nhiều. Điều này chứng tỏ văcxin do Việt Nam sản xuất có hiệu quả.

Ông Nguyễn Ngô Quang (phó cục trưởng Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo - Bộ Y tế):

Chúng ta có thể tự hào

Chúng ta đã có thể sản xuất được 13 văcxin và có 12 văcxin đã được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Mới đây nhất dự án nghiên cứu sản xuất văcxin cúm mùa đã được nghiệm thu đạt xuất sắc và dự kiến văcxin này sẽ được cấp phép lưu hành thời gian tới.

Ngoài ra còn một số văcxin đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm lâm sàng.

Việt Nam có thể tự hào là một trong số ít quốc gia sản xuất được văcxin. Tất cả văcxin của Việt Nam hiện nay đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP) của WHO.

Cơ quan quản lý về văcxin của Việt Nam (NRA) đã được WHO đánh giá và công nhận đạt yêu cầu của WHO vào năm 2015. Ngành công nghiệp sản xuất văcxin tại Việt Nam là một trong những ngành có lịch sử phát triển lâu dài, có uy tín trên thế giới và khu vực.

Việc cơ quan NRA của Việt Nam được WHO công nhận đạt tiêu chuẩn là bước quan trọng giúp văcxin Việt Nam có thể xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Việt Nam đã làm chủ công nghệ sản xuất văcxin cúm đại dịch (văcxin cúm A/H5N1 bất hoạt) và là 1 trong 14 quốc gia được WHO lựa chọn cung cấp văcxin toàn cầu trong tình huống xảy ra đại dịch cúm.

Hiện nay Trung tâm Nghiên cứu sản xuất văcxin và sinh phẩm y tế (POLYVAC) đang xúc tiến xin tiền thẩm định của WHO cho văcxin sởi và tiến tới là các văcxin khác mở ra một tương lai khả quan về cơ hội xuất khẩu văcxin Việt Nam.

Ngành công nghiệp sản xuất văcxin là thế mạnh và điểm sáng thành tựu trong nền y học dự phòng của Việt Nam, những văcxin thế mạnh của Việt Nam hiện nay như sởi, văcxin phối hợp sởi - rubella, rota, cúm mùa, viêm não Nhật Bản... là những văcxin không những đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước mà còn có tiềm năng xuất khẩu lớn.


https://tuoitre.vn/thanh-tuu-vacxin-made-in-viet-nam-20180916104115128.htm
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Thành tựu đáng nể của ngành công nghiệp sản xuất vắc xin Việt Nam
Thứ hai - 24/12/2018 16:53
Thống kê của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, hiện Việt Nam đã sản xuất được 10 loại vắc xin phòng bệnh lao, sởi, rubella, rota, tả, thương hàn, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi- rubella...
Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000 và duy trì được thành quả này hơn 17 năm qua nhờ triển khai uống vắc xin phòng bệnh bại liệt và nhiều năm duy trì tỉ lệ uống vắc xin ở mức cao trên 90%.

Năm 2018, loại vắc xin MR kết hợp sởi- rubella do Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc xin và Sinh phẩm y tế (POLYVAC) Việt Nam sản xuất đã được sử dụng trên quy mô toàn quốc cho trẻ từ 18- 24 tháng tuổi trong tiêm chủng mở rộng, thay thế cho loại vắc xin sởi - rubella nhập khẩu.

Ngoài ra, trong năm 2018 và 2019, sẽ có thêm 3 loại là vắc xin phòng cúm mùa, viêm não Nhật Bản tế bào và bại liệt bất hoạt được đưa vào sử dụng. Các loại vắc xin này đang trong giai đoạn chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép lưu hành.

Thành công này sẽ góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu đề ra của Chính phủ là đến năm 2020, Việt Nam sẽ sản xuất được 12 loại vắc xin và đến năm 2030 sẽ sản xuất được 14 loại để sử dụng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu hình thành, phát triển các sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt Nam bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng cạnh tranh về tính mới, về chất lượng và giá thành dựa trên việc triển khai các lợi thế về nhân lực, tài nguyên, điều kiện tự nhiên của đất nước.

Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đã phê duyệt 11 nhiệm vụ trong đó tập trung nghiên cứu, sản xuất phát triển vắc xin. Theo đó, rất nhiều đề án về sản xuất vắc xin phòng bệnh cho người đã được phê duyệt.
Vũ Tuyết

http://soyte.hanoi.gov.vn/vi/news/tin-tuc-chung/thanh-tuu-dang-ne-cua-nganh-cong-nghiep-san-xuat-vac-xin-viet-nam-7032.html
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Túm lại là so với điều kiện và hoàn cảnh KTXH VN thì việc nghiên cứu SX vắc xin là đi trc rất nhiều. Ông nào muốn chửi đưa số liệu ra, đừng cứt đái văng vãi thế...
 

Tạch Đùng

Xe tải
Biển số
OF-381145
Ngày cấp bằng
5/9/15
Số km
209
Động cơ
245,254 Mã lực
Nơi ở
Top Spring ( Xuân Đỉnh)
Túm lại là so với điều kiện và hoàn cảnh KTXH VN thì việc nghiên cứu SX vắc xin là đi trc rất nhiều. Ông nào muốn chửi đưa số liệu ra, đừng cứt đái văng vãi thế...
Vắc xin cho người thì đi cùng thời đại. Nghiên cứu sản xuất nhưng chưa đại trà được. Cái này hoan nghênh.
Nhưng liên quan *** gì đến vắc xin cho lợn vậy?
 

202

Xe container
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
9,482
Động cơ
2,094,196 Mã lực
Sao nào?

Cụ chủ chắc đẹo biết tẹo j về ngành văc xin và sinh phẩm VN?

Đó là 1 trong những ngành mà VN đạt đẳng cấp TG đó và tuyệt vời là do đa số các nữ tiến sĩ đảm nhận!
Dùng còn chả có mà nói đẳng cấp.
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Vắc xin cho người thì đi cùng thời đại. Nghiên cứu sản xuất nhưng chưa đại trà được. Cái này hoan nghênh.
Nhưng liên quan *** gì đến vắc xin cho lợn vậy?
Vậy cụ nghĩ cái vắc xin cho lợn sẽ do bộ NNPTNT sx hả?

Cụ có thấy mấy con chuột bạch thí nghiệm để sx vắc xin ko?
 

The Tank

Xe điện
Biển số
OF-349857
Ngày cấp bằng
8/1/15
Số km
4,273
Động cơ
502,322 Mã lực
Nhưng hầu hết Bác sỹ Việt cụ ah, team bên nhiệt đới cực mạnh.
Ý e ko phải là Pháp hay VP giỏi, mà là công bố dịch nhanh. Ô bs người Pháp đó gửi thông tin về Pháp hay hiệp hội y tế gì gì đó, sau đó ổng cũng chết nên mới um lên, chứ xảy ra ở BV khác thì công bố chậm hơn nhiều, mà tốc độ lây và chết của SARS thì nhanh vãi lái.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top