Quy định này không có gì là không thực tế cả, chỉ có điều là số người được hưởng ưu đãi này là không nhiều. Các đối tượng được hưởng bao gồm con đẻ và con nuôi của các cụ.
1. Con đẻ:
Các cụ lão thành hoạt động trước cách mạng tháng tám 1945 về lý thuyết ra đời từ năm khoảng 1932 trở về trước (ví dụ 1925, 1930 v.v.). Như vậy cụ trẻ nhất còn sống năm nay khoảng 92 tuổi trở lên. Năm 2025 nếu có con đẻ thi vào lớp 10 thì cháu này sinh năm 2010, nghĩa là cụ này sinh con khi 78 tuổi trở lên. Không có giới hạn trên của độ tuổi có khả năng sinh sản - đặc biệt là đối với đàn ông, vì thế ở độ tuổi 78+ thì người ta vẫn có thể sinh con với vợ (bà hai, bà ba gì đó) còn trong độ tuổi sinh sản, mặc dù phải thừa nhận là rất khó xảy ra, nhưng khó xảy ra không có nghĩa là hoàn toàn không có.
Trường hợp con đẻ trên 14-15 tuổi (ví dụ năm nay 40-50 tuổi) và thi vào lớp 10 ở dạng thí sinh tự do thì lại còn khả năng xảy ra cao hơn.
2. Con nuôi:
a) Không có quy định nào cấm người từ 78 tuổi trở lên không được nhận con nuôi, miễn là đáp ứng các quy định của Luật nuôi con nuôi 2010. Vì thế, các cụ có quyền nhận con nuôi, ví dụ từ năm 2010 với đứa trẻ bị cha/mẹ đẻ bỏ rơi và nuôi cháu này tới nay. Ai có quyền cho rằng đứa trẻ này không phải là con của cụ, và năm tới cháu này mới thi vào lớp 10.
b) Con nuôi nhận từ trước năm 2010 và hiện nay trên 14-15 tuổi: Ví dụ con
nuôi năm nay 25-30 tuổi, được nhận nuôi hợp pháp khi các cụ khoảng 65-70 tuổi (tầm năm 1995-2000), có thể thi vào lớp 10 ở dạng thí sinh tự do, do trước đây vì điều kiện gì đó đã không thi vào lớp 10, nhưng hiện nay lại có nhu cầu học tiếp ở bậc THPT. Ai có quyền cấm các thí sinh tự do này tiếp tục học tập nếu họ có đủ điều kiện dự thi?
Vì thế, quy định này không phải là không tưởng, bởi vẫn còn khả năng có đối tượng được hưởng ưu đãi này nếu nó được ban hành.