[Funland] Tin sốc: Trái đất thứ 2

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
14,098
Động cơ
813,697 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com
Khà khà, ước đoán còn có 170 tỉ thiên hà trong Vũ trụ này cơ, con số quá khủng khiếp.

Mà em thắc mắc tí là nghiên cứu cho tới giờ cho rằng tuổi của Vũ trụ khoảng gần 14 tỉ năm tuổi, mà cái anh Cận Tinh hay Proxima Centauri này tuổi đời lại 4 ngàn tỉ năm. Trong khi lý thuyết được chấp nhận về vụ nổ Bigbang ra Vũ trụ thì mới cách đây gần 14 tỉ năm tuổi, cái vụ này em không hiểu cho lắm :D

https://vi.wikipedia.org/wiki/Cận_Tinh
 

visa_man

Xe hơi
Biển số
OF-441834
Ngày cấp bằng
1/8/16
Số km
127
Động cơ
211,160 Mã lực
Tuổi
44

chuyện đời

Xe tăng
Biển số
OF-349660
Ngày cấp bằng
6/1/15
Số km
1,180
Động cơ
275,702 Mã lực
Thông tin này sẽ có tác động mạnh mẽ lên thị trường bất động sản. E dự giá nhà sẽ giảm mạnh trong thời gian tới, cụ nào có nhà bán nhanh còn kịp. :T. E cũng rất mong muốn sống trên 1 hành tinh như vậy. 1 năm chỉ có 11 ngày, cứ làm việc vài hôm là lại được nghỉ tết, thưởng tết. thật là thiên đường
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
6,911
Động cơ
54,673 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
Kể cả cách có 1s ánh sáng nhưng công cải tạo hành tinh có thể nuôi dưỡng sự sống thành 1 hành tinh có sự sống là rất tốn kém và lâu dài.
Vậy nên, chúng ta hãy biết quý những gì mình đang có! Duy trì sự cân bằng sinh thái trên trái đất này còn đơn giản và tiết kiệm hơn nhiều việc di dân ở cấp hành tinh.
Hãy chung tay bảo vệ môi trường sống đang có của chúng ta, các cụ các mợ ơi...
 

dienlanh2810

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-161979
Ngày cấp bằng
22/10/12
Số km
1,006
Động cơ
355,240 Mã lực
Nơi ở
HÀ NỘI
cháu đọc đô rê mon thấy cái này lâu rồi
 

kimma

Xe điện
Biển số
OF-303895
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
3,477
Động cơ
331,179 Mã lực
Em mới gọi qua nasa kêu thằng em tổng giám đốc làm cáo sổ đỏ nhõn có 5000 ha đẩ lấy đất trồng trọt tăng gia. Cụ nào muốn. Thích. Kết. Em để lại cho tý với giá of gọi là. Mọi thông tin cứ inbox.
 

lái xe ngựa

Xe buýt
Biển số
OF-386304
Ngày cấp bằng
9/10/15
Số km
675
Động cơ
244,000 Mã lực
Tuổi
30
thông tin về trái đất nhanh thật em vừa đi du lịch ở đó về xong
 

Pvsc

Xe trâu
Biển số
OF-370510
Ngày cấp bằng
16/6/15
Số km
31,329
Động cơ
546,117 Mã lực
Vậy là đã rõ! Giới chuyên gia đã chính thức xác nhận có một hành tinh đủ khả năng duy trì sự sống và nó ở cực kỳ gần với Trái đất.
Cuộc họp báo của ESO - Tổ chức nghiên cứu Vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam đã diễn ra trong tình trạng thông tin bị hoàn toàn phong toả. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, ESO đã dỡ bỏ lệnh... cấm vận bằng một dòng Tweet đầy kích thích trên Twitter:


Tạm dịch: Một hành tinh có khối lượng tương đương Trái đất được tìm thấy trong vùng duy trì sự sống xung quanh Proxima Centauri

Vậy là đã rõ! ESO chính thức xác nhận có một "Trái đất thứ 2" cực kỳ gần với Trái đất chúng ta.

Cụ thể hơn, theo thông báo của ESO, các chuyên gia đã tìm thấy những bằng chứng cực kỳ rõ ràng về một hành tinh xoay xung quanh Proxima Centauri (Cận tinh). Hành tinh được đặt tên: Proxima b.

Proxima b xoay xung quanh ngôi sao của nó theo chu kỳ 11 ngày, và với khoảng cách "chuẩn" để có một nhiệt độ rất cân đối, đủ để duy trì nước dạng lỏng trên bề mặt.


Proxima b được cho là có khối lượng nhỉnh hơn Trái đất một chút.

Hành tinh này có khối lượng chỉ lớn hơn Trái đất một chút, và là một exoplanet (hành tinh ngoài hệ Mặt trời) gần với chúng ta nhất. Đây thậm chí có khả năng là hành tinh duy nhất đủ khả năng duy trì sự sống mà có khoảng cách gần với Trái đất đến như vậy.

Theo ESO, Cận tinh Proxima Centauri là ngôi sao gần nhất với hệ Mặt trời, chỉ cách chúng ta 4,5 năm ánh sáng. Cận tinh nằm trong chòm sao Nhân mã, và do là một ngôi sao lùn nên nó phát ra ánh sáng khá yếu.

Hơn nữa Proxima Centauri nằm gần một ngôi sao lớn hơn là Alpha Centauri AB, vì thế gần như không thể quan sát bằng mắt thường.


Proxima Centauri khó có thể quan sát được bằng mắt thường.

Trong nửa đầu năm 2016, các chuyên gia tại ESO đã tích cực nghiên cứu Proxima Centauri dựa trên kính viễn vọng đặt ở La Silla (Chile). Ngôi sao này nằm trong chiến dịch Pale Red Dot, khởi xướng bởi nhà thiên văn học Guillem Anglada-Escudé thuộc ĐH Queen Mary (Anh).


Mục tiêu của chiến dịch là nhằm để xác định chuyển động kỳ lạ của ánh sáng xung quanh Cận tinh - thứ được gây ra bởi trọng lực từ một hành tinh xoay quanh nó.


Guillem lý giải: "Manh mối đầu tiên xuất hiện từ năm 2013, nhưng các bằng chứng chưa đủ thuyết phục. Kể từ đó, cùng với sự giúp đỡ của ESO và các nhà thiên văn học khác, chúng tôi đã làm việc cật lực để có thể quan sát kỹ hơn ngôi sao này".

Những ngôi sao lùn đỏ như Proxima Centauri vốn có tính chất hoạt động khá bùng nổ, có thể mô phỏng lại sự hiện diện của một hành tinh, dù trên thực tế là không có. Chính vì thế để không... bị lừa, đội nghiên cứu đã theo dõi sự thay đổi độ sáng của ngôi sao này một cách rất cẩn thận.

Số liệu từ chiến dịch Pale Red Dot kết hợp cùng dữ liệu do các đài quan sát của ESO mang lại rốt cục đã cho ra một kết quả đáng kinh ngạc.

Họ nhận thấy, có một hành tinh với khối lượng ít nhất bằng 1,3 lần Trái đất, có quỹ đạo cách Cận tinh khoảng 7 triệu km - tức chỉ bằng 5% khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời.


Hình đồ họa so sánh với quỹ đạo của các hành tinh xung quanh Proxima Centauri (Proxima b) với các vùng khác trong hệ Mặt trời.

Khoảng cách từ Proxima b đến Cận tinh thậm chí còn nhỏ hơn quãng đường từ sao Thủy đến Mặt trời. Nhưng do Proxima Centauri vốn có độ sáng mờ nhạt hơn rất nhiều nên Proxima b vẫn nằm trong vùng Goldilock - khoảng cách duy trì sự sống.

Tuy nhiên, bề mặt hành tinh có thể chịu ảnh hưởng rất mạnh của tia cực tím, mạnh hơn rất nhiều so với những gì Trái đất đang phải hứng chịu hiện nay.


Guillem kết luận: "Có rất nhiều explanet đã, đang và sẽ được tìm thấy, nhưng tìm ra một hành tinh đủ gần và có tiềm năng trở thành "Trái đất thứ 2" rõ ràng là một trải nghiệm để đời đối với tất cả chúng ta. Công sức của rất nhiều người được đặt cả vào phát hiện này. Và bước tiếp theo sẽ là truy tìm sự sống trên Proxima b".

Các văn bản mô tả rõ hơn về hành tinh này sẽ được công bố trên tạp chí Nature trong ngày 25/8/2016.
Chờ vài chục năm nữa kiểm chứng, em cóc tin,
Pro với Alpha gần trái đất nhất, nó phải được con người chăm sóc kỹ nhất, nếu có thì đã phát hiện từ lâu
 

scorpion_ica

Xe container
Biển số
OF-28564
Ngày cấp bằng
7/2/09
Số km
7,477
Động cơ
529,241 Mã lực
Ko biết bên đấy có hội oto fun thế này ko cccm nhỉ...kaka
Họ thường xuyên sử dụng Outernet, tức là phương thức lưu trữ - trao đổi - trích xuất dữ liệu cực kỳ tiên tiến, có tốc độ đường truyền cao gấp khoảng 500 lần đường truyền Internet dung lượng lớn nhất ở Trái đất hiện nay.
Một tính năng phổ biến là nhập-chuyển-xuất các vật thể vật lý hữu hình, ví dụ cụ đang ở nhà và muốn đến nơi làm việc, chỉ cần ngồi lên chiếc ghế có kết nối với Outernet, nhập dữ liệu nơi muốn đến, sau đó xác nhận pass cá nhân và ấn nút, bụp phát cụ sẽ đến nơi, chiều tối thì lại làm ngược lại.
Điều đặc biệt là họ toàn sử dụng Bphone cụ ạ, rất hay!
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,499
Động cơ
727,965 Mã lực
Trong Phật học Tinh yếu của Hòa thượng Thích Thiền Tâm soạn có nói về các châu trong thiên hạ:
Bốn Đại Bộ Châu

Bốn đại-bộ-châu vị trí ở vào vùng biển thứ tám là Đại-Hàm-Thủy-hải.

Phía nam núi Tu-Di là phương vị của Nam-Thiệm-Bộ-Châu ( Trái đất). Châu nầy cũng có tên là Diêm-Phù-Đề (Jambudvika), vì ở phương bắc của bản châu có thứ cây Diêm-phù, dưới cây ấy có chất vàng rất quí tên là Diêm-phù-na-đàn (Thắng-kim). Hình thế châu Nam-Thiệm-Bộ phương bắc rộng, phương nam hẹp, chu vi độ 7000 du-thiện-na, xung quanh có hai trung-châu và nhiều tiểu-châu.

Phía đông núi Tu-Di là Đông-Thắng-Thần-Châu. Châu nầy tiếng Phạm gọi là Tỳ-Đề-Ha hay Phất-Bà-Đề (Pùrvavidela - Thắng-Thần). Châu Thắng-Thần hình bán nguyệt, phương đông hẹp, phương tây rộng, chu vi độ 9000 du-thiện-na, xung quanh có hai trung-châu và nhiều tiểu-châu.

Phía tây núi Tu-Di là châu Cù-Đà-Ni (Aparagodàniya), cũng gọi là Ngưu-Hóa-Châu. Nhân dân ở châu nầy dùng trâu, bò, ngựa, châu báu, để mua bán, đổi chác vật dụng cho nhau, nên do đó mà được mệnh danh (Ngưu-Hóa). Lập-Thế-Luận thì cho rằng ở châu nầy có một quả núi rất to, hình giống như con trâu, vì thế nên được gọi là Cù-Đà-Ni. Tây-Ngưu-Hóa-Châu địa hình như mặt trăng tròn, chu vi độ 8000 du-thiện-na, xung quanh có hai trung-châu và nhiều tiểu-châu.

Phía bắc núi Tu-Di là Bắc-Câu-Lư-Châu, cũng gọi là Uất-Đan-Việt (Uttara - Kuru - Tối-Thắng). Cảnh sắc và nhơn vật ở châu nầy đều hơn ba châu kia. Về y-báo thì tại bản châu non sông tú lệ, cây cỏ thanh u, nhiều hồ ao trong mát, hoa quả đủ màu sắc tốt tươi. Các loài chim như bạch nga, hồng, nhạn, oan ương kêu hót giao hòa khắp nơi. Khí hậu quanh năm mát mẻ trong lành; không có gai góc cùng loài ruồi, muỗi, độc trùng; các thứ gạo thơm tự nhiên sanh ra, đầy đủ vị ngon. Về chánh-báo thì loài người ở đây toàn là giống da trắng, khỏe mạnh sống lâu, thân hình cao lớn xinh đẹp. Khi muốn ăn, họ lấy gạo thơm để trong bảo khí, phía dưới đặt hạt châu Diệm-Quang-Ma-Ni, trong giây phút ánh sáng hạt châu tắt là gạo đã chín. Lúc muốn cần dùng y phục, vật dụng, họ đến cây Hương-thọ hái trái chín, trái nầy tự nứt ra, trong ấy có đủ y phục tốt đẹp, hoặc đồ dùng, hoặc thức ăn. Muốn nghỉ mát, họ đến dưới cây Khúc-cung, cây nầy cành lá dày nhặt xanh tươi, nắng mưa không lọt, có thể nằm ngủ ở dưới mà không lo ngại. Muốn dạo chơi, họ xuống bảo thuyền bơi nhẹ theo sông hồ, đề huề đàn sáo, khúc ca tiếng nhạc hòa điệu lẫn nhau, âm thanh du dương trong trẻo nhiệm mầu. Khi vầy đoàn tắm gội, họ xếp y phục để trên mé hồ, ai lên trước cứ gặp cái nào mặc ngay cái ấy, không cần tìm chọn đồ của mình, mặc xong cũng hóa vừa vặn xinh đẹp như y phục cũ. Người ở Bắc-Câu-Lư-Châu hình mạo đều đồng, không có tật bịnh, tóc chỉ rủ xuống tới chân mày, màu xanh biếc. Lúc nghĩ đến sự dục lạc, người nam chăm chú nhìn người nữ; nếu bên nữ đồng ý, thì đem nhau đến vườn cây. Như nữ nhơn với nam nhơn vốn là người thân thuộc thì cây Khúc-cung không phủ xuống, mỗi bên tự tản đi. Nếu không phải người trong thân, tự nhiên cây phủ xuống chụp úp kín đáo, hai bên tùy ý ân ái từ một ngày đến bảy ngày rồi phân tán. Người nữ mang thai độ bảy tám ngày liền sanh. Lúc sanh ra, dù là trai hay gái, cũng đem để ở ngã tư đường; mỗi người đi qua đều đến đưa ngón tay vào miệng đứa bé, từ trong ngón tay tuôn ra chất sữa ngọt, hài nhi được no đủ. Như thế đến ngày thứ bảy, đứa bé cao lớn như thường nhơn, con trai thì đi theo đoàn người nam, con gái đi theo đoàn người nữ. Đất ở châu nầy nhu nhuyễn, dân chúng khi đi, chân đạp đến đâu đất nơi ấy tự êm dịu bằng phẳng. Lúc người đại tiểu tiện, đất tự nứt ra, khi xong rồi, cũng tự khép lại. Nhơn dân ở châu Uất-Đan-Việt thọ lượng đều đúng 1.000 tuổi, nên khi chết không ai khóc lóc tang điếu. Kẻ chết được đồng bọn gói gắm kỹ, đem để nơi đường vắng. Liền đó có loại chim to lớn tên là Ưu-Uất-Thiền-Già gắp thây đem đi xa bỏ nơi khác. Chúng-sanh ở nơi đây sở dĩ được phước báo như thế, là do vì đời trước có tu Thập-thiện nghiệp.

Châu Bắc-Câu-Lư hình vuông, chu vi độ 10.000 do-tuần, xung quanh có hai trung-châu và nhiều tiểu-châu.

Các Kinh-luận đều nói, hình dáng của châu nào ra sao, thì khuôn mặt của dân chúng châu đó cũng như thế ấy. Như người ở Nam-Thiệm-Bộ-Châu, khuôn mặt phần nhiều trên lớn dưới nhỏ. Người ở Đông-Thắng-Thần-Châu khuôn mặt tương tợ hình bán nguyệt. Người ở Tây-Ngưu-Hóa-Châu khuôn mặt như trăng tròn. Người ở Bắc-Câu-Lư-Châu khuôn mặt hơi vuông.

Tiết V: Địa Ngục

Lập thuyết Địa-ngục của Phật-giáo, từ tư tưởng sơ kỳ đến tư tưởng chung cuộc được trình bày qua các Kinh-luận như: Kinh Tăng-Nhất-A-Hàm, Kinh Trung-A-Hàm (Ba-ly), Kinh Bản-Sanh, Kinh Trường-A-Hàm, Luận Lập-Thế-A-Tỳ-Đàm, Luận Thế-Gian-Thi-Thiết, Luận Câu-Xá, Luận Du-Già-Sư-Địa.

Xứ sở và số lượng của Địa-ngục, tiết Thất-thú nơi chương một của bản thiên đã có nói lược qua. Về vấn đề ngục-tốt, các luận-sư của Đại-Chúng-bộ, Chánh-Lượng-bộ cho là thuộc về loại hữu-tình, nhưng bên Hữu-bộ và Kinh-Lượng-bộ lại chỉ định là đại chủng biến hình của nghiệp ác. Duy-Thức-Nhị-Thập-Tụng-Thuật-Ký của Đại-thừa cũng đồng ý với lập luận sau. Đến như thuyết Diêm-Ma-Pháp-Vương thì kinh Trường-A-Hàm và luận Lập-Thế-A-Tỳ-Đàm đều quy thuộc về Quỷ-thần loại, có phận sự răn trách xử phạt tội nhơn.

Trở lại vấn đề Địa-ngục, xin y theo Câu-Xá-Luận, lược thuật hai chủng loại hàn, nhiệt của Nại-lạc-ca. Về nhiệt ngục từ khinh đến trọng có tám thứ: 1. Đẳng-Hoạt (Cánh-hoạt). 2. Hắc-Thằng. 3. Chúng-Hiệp. 4. Hiều-Kiếu (Kiếu-Hoán). 5. Đại-Hiều-Kiếu (Đại-Kiếu-Hoán). 6. Viêm-Nhiệt. 7. Cực-Nhiệt. 8. Vô-Gián.

Hàn-ngục cũng có tám thứ khinh trọng: 1. Án-Phù-Đà (Nhục-Đoạn). 2. Ni-Lại-Phù-Đà (Bào-Đống). 3. A-Tra-Tra (Ha-Ha). 4. A-Ba-Ba (Nại-Hà). 5. Ấu-Hầu-Hầu (Dương-Minh). 6. Ưu-Bát-La (Thanh-Liên). 7. Ba-Đầu-Ma (Xích-Liên). 8. Phân-Đà-Lợi (Bạch-Liên).

Mỗi ngục trên đây đều có 16 ngục phụ, như thế kể cả bản ngục và phụ ngục của hai loại hàn nhiệt, tất cả có 272 ngục. Ngoài phụ ngục còn có nhiều tiểu ngục, ngoài tiểu ngục lại có vô số biên ngục. Đại khái, chúng-sanh nào tạo thập-ác thuộc về phẩm thượng thượng, sẽ bị đọa vào chánh ngục; chúng-sanh nào tạo thập-ác thuộc về phẩm thượng trung, sẽ bị đọa vào phụ ngục; chúng-sanh nào tạo thập-ác thuộc về phẩm thượng hạ, sẽ bị đọa vào tiểu ngục, biên ngục. Các ngục sở do đồng, sắt hoặc đá tạo thành, những hình cụ trong ấy nhiều đến vô lượng. Tất cả đều bởi nghiệp ác của chúng-sanh mà huyễn hiện.

Thiên Xứ Ở Núi Tu Di

1. Tứ-vương và tùy thuộc: Như trên đã nói, núi Tu-Di bề cao từ mặt nước trở lên được 80.000 do-tuần, hình thế khoảng giữa eo lại, trên dưới rộng ra. Chu vi của hai đầu trên dưới đều 80.000 do-tuần. Từ mặt nước lên đến giữa núi Tu-Di có bốn tầng cấp, mỗi tầng cấp cách nhau 10.000 do-tuần. Tầng cấp thứ nhất bao vòng quanh núi, de rộng ra ngoài 16.000 do-tuần. Đây là chỗ ở của thần Kiên-Thủ. Tầng cấp thứ hai bao vòng quanh núi, de rộng ra ngoài 8.000 do-tuần. Đây là chỗ ở của thần Trì-Hoa-Man. Tầng cấp thứ ba bao vòng quanh núi, de rộng ra ngoài 4.000 do-tuần. Đây là chỗ ở của thần Thường-Phóng-Dật (Hằng-Kiều-Dược-Xoa). Ba xứ sở nầy là nơi ở các thần dưới quyền thống lãnh của Tứ-Thiên-Vương. Tầng cấp thứ tư bao vòng quanh núi, de rộng ra ngoài 2.000 do-tuần. Đây là trụ xứ của bốn vị thiên-vương, gọi là Tứ-Thiên-Vương (Càturmahàràjakàyika).

Tứ-Thiên-Vương thống lãnh chư thần ủng hộ bốn đại-bộ-châu. Phương đông, giữa chừng núi Tu-Di, là chỗ ở của Đề-Đầu-Lại-Tra thiên-vương (Trì-Quốc thiên-vương) và chư thiên tùy thuộc. Đề-Đầu-Lại-Tra thiên-vương thống lãnh các Quỷ-thần Càn-Thát-Bà và Tỳ-Xá-Xà, ủng hộ Đông-Thắng-Thần-Châu. Thiên-xứ nầy thuộc về vùng bạch ngân cung điện phần lớn đều bằng chất bạc trắng, có một khu thành to rộng gọi là Thượng-Hiền. Phương nam giữa chừng núi Tu-Di, là chỗ ở của Tỳ-Lưu-Lạc-Xoa thiên-vương (Tăng-Trưởng thiên-vương) và chư thiên tùy thuộc. Tỳ-Lưu-Lạc-Xoa thiên-vương thống lãnh các Quỷ-thần Cưu-Bàn-Trà và Tịch-Hiệp-Đa, ủng hộ Nam-Thiệm-Bộ-Châu. Thiên-xứ nầy thuộc về vùng thanh lưu ly, cung điện phần lớn đều bằng chất lưu ly xanh, có một khu thành to rộng gọi là Thiện-Kiến. Phương tây giữa chừng núi Tu-Di, là chỗ ở của Tỳ-Lưu-Bác-Xoa thiên-vương (Quảng-Mục thiên-vương) và chư thiên tùy thuộc. Tỳ-Lưu-Bác-Xoa Thiên-vương thống lãnh các Long thần và quỷ Phú-Đơn-Na, ủng hộ Tây-Ngưu-Hóa-Châu. Thiên-xứ nầy thuộc về vùng hoàng kim, cung điện phần lớn đều bằng chất vàng ròng, có một khu thành to rộng gọi là Châu-La. Phương bắc giữa chừng núi Tu-Di, là chỗ ở của Tỳ-Sa-Môn thiên-vương (Đa-Văn thiên-vương) và chư thiên tùy thuộc. Tỳ-Sa-Môn thiên-vương thống lãnh các Quỷ-thần Dạ-Xoa, La-Sát, ủng hộ Bắc-Câu-Lư-Châu. Thiên-xứ nầy thuộc về vùng thủy tinh, cung điện phần lớn đều bằng chất thủy tinh, có ba khu thành to rộng tên là: Khả-Úy, Thiên-Kính, và Chúng-Quy. Tứ-Thiên-Vương mỗi vị đều có tám viên đại tướng, chín mươi mốt người con. Theo Trí-Luận thì các thần núi, sông, đất, rừng, cây, thành quách, cung điện.... tất cả Quỷ-thần đều thuộc về quyền thống nhiếp của Tứ-Ðại-Thiên-Vương.

2. Tam-thập-tam-thiên: Trên đảnh núi Tu-Di là xứ sở của trời Đao-Lợi (Tra yastrimsá - Tam-thập-tam-thiên). Nơi đây địa thế rộng rãi tốt đẹp. Ở bốn góc trên đảnh núi Tu-Di có bốn tòa núi nhỏ, bề cao và rộng đều 500 do-tuần, có thần Dược-Xoa tên là Kim-Cương-Thủ trụ nơi đây để tuần thị và hộ vệ chư thiên.

Chính giữa đảnh Tu-Di có khu thành rộng lớn, bề chu vi 10.000 do-tuần, tên là Diệu-Kiến (Thiện-Kiến, Hỉ-Kiến), có 1.000 cửa. Giữa khu thành nầy lại có một tòa thành quách chu vi rộng 1.000 do-tuần, cao một do-tuần rưỡi, toàn bằng chơn kim, có 500 cửa. Đất nơi đây cũng bằng chất chơn kim nhu nhuyễn như nệm, khi bước đi tự nhiên êm dịu không làm tổn chân. Chỗ nầy là thành đô của trời Đế-Thích, lâu các nguy nga tráng lệ, nghiêm sức bằng các thứ tạp bảo. Điện của trời Đế-Thích ở tên là Tỳ-Thiền-Diên, xung quanh có 101 tòa lâu các gồm 10.770 phòng, mỗi phòng có bảy thiên-nữ, mỗi thiên-nữ có bảy thể nữ hầu hạ. Các thiên-nữ đó đều là chánh phi của trời Đế-Thích. Đế-thích ở chung với Xá-Chỉ-Ngọc-Nữ, hóa thân của ông ở với các bà phi.

Khoảng giữa thành Diệu-Kiến và Tỳ-Thiền-Diên có bảy khu thị tứ là: Mễ-Cốc, Ẩm-Thực, Y-Phục, Chúng-Hương, Hý-Nữ, Công-Xảo, Hoa-Man. Tại bảy nơi đây đều có thị quan. Các thiên-tử, thiên-nữ khi đến du ngoạn, cũng bình luận món nầy món khác là đắt hay rẻ, y như cách thức mậu dịch, nhưng không ai bán cũng chẳng ai mua, thỉnh thoảng vị nào muốn cần dùng món gì, có thể tự tiện lấy đem đi. Trong thành Diệu-Kiến lại có thiên châu, thiên huyện, thiên thôn, đầy khắp các nơi.

Xung quanh thành Diệu-Kiến có 32 thiên-xứ, mỗi nơi do một vị thiên chủ quản trị. Ba mươi hai thiên-xứ nầy với trung đô của Đế-thích, hợp lại 33 thiên-xứ, nên gọi là Tam-thập-tam-thiên.

Ngoài bốn phía thành Diệu-Kiến, có bốn đại viên uyển; vườn Chúng-Xa ở phương đông, vườn Thô-Sáp ở phương nam, vườn Tạp-Lâm ở phương tây, vườn Hoan-Hỷ ở phương bắc. Khi chư thiên vào vườn Chúng-Xa, tùy nơi phước đức hơn kém, các thứ xe hoặc thắng hoặc liệt đều hiện ra, mỗi vị đều lên ngồi cỗ xe của mình mà dạo chơi. Lúc chư thiên sắp đánh với A-tu-la, liền kéo nhau vào vườn Thô-Sáp, nơi đây các món giáp trượng tự hiện ra. Cảnh vườn nầy rất tươi đẹp, chư thiên khi vào du ngoạn tranh nhau đi trước, đi sau. Vườn Tạp-Lâm là nơi có nhiều cung điện, rừng cây u nhã, các thể nữ ở cung Tỳ-Thiền-Diên thường ra đây họp bạn với thiên chúng mà chơi đùa, thọ đủ năm sự dục lạc. Vườn Hoan-Hỷ có một cảnh sắc đặc biệt, chư thiên vào đây đều sanh lòng hớn hở tươi vui. Mỗi khu vườn, bốn góc có bốn hồ Như-Ý, mỗi hồ chu vi rộng 50 do-tuần, trong ấy dẫy đầy nước Bát-công-đức. Các thứ hoa trong mỗi hồ tranh nhau đua nở, phô trương vẻ đẹp thần tiên. (Theo các vị A-la-hán sau Phật diệt độ, thì ở bốn khu vườn đều có bảo tháp thờ di tích của Phật. Như ở vườn Chúng-Xa có khu tiểu viên tên là Chiếu-Minh, nơi đây có tháp thờ tóc Phật. Vườn Thô-Sáp có tháp thờ y của Phật. Vườn Tạp-Lâm có tháp thờ bát của Phật. Vườn Hoan-Hỷ có tháp thờ răng của Phật).

Phía đông bắc thành Diệu-Kiến, có cây Ba-lợi-chất-đa (Paricitra - Hương-biến-thọ) cao 100 do-tuần, tàng rậm cũng 100 do-tuần, như chiếc tán to lớn, đây là một thắng sở du ngoạn của chư thiên. Cây nầy hoa nở liên miên không dứt, mùi hương thanh nhẹ bay lan rộng xa, gặp khi thuận gió hơi thơm đầy khắp 100 do-tuần khi nghịch gió cũng được 50 do-tuần. Phía tây nam thành Diệu-Kiến, có ngôi Thiện-Pháp-Đường. Ngôi điện nầy rất to rộng, có đến 84.000 cây cột. Đây là chỗ chư thiên tập họp để bàn luận về đạo lý, xử đoán các việc phi pháp của A-tu-la, và kiểm soát những điều thiện ác trong thế gian. Khi tập họp, trời Đế-Thích ngồi tòa sư tử ở giữa, hai bên tả hữu đều có 16 thiên-vương ngồi đối diện nhau. Mỗi Thiên-vương có hai thái-tử cũng là hai vị đại tướng, ngồi hai bên ở sau mà tùy thị. Nơi vòng ngoài, Trì-Quốc thiên-vương cùng hàng đại-thần ngồi ở phía Ðông, Tăng-Trưởng thiên-vương cùng tùy thuộc ngồi ở phía Nam, Quảng-Mục thiên-vương cùng tùy thuộc ngồi ở phía Tây, Đa-Văn thiên-vương cùng tùy thuộc ngồi ở phía Bắc. Tứ-Ðại-Thiên-Vương đem việc thiện ác ở thế gian tâu với trời Đế-Thích. Nếu Thích-Đề-Hoàn-Nhân (Năng-Thiên-Chủ) nghe ở hạ giới không có nhiều kẻ giữ giới, bố thí, thì sanh lòng lo buồn và bảo: “Thiên chúng sẽ lần lần kém ít, các A-tu-la càng ngày lại tăng thêm!”

Nói chung, Tam-thập-tam-thiên có tất cả bảy lớp thành, bảy lớp lan can, bảy lớp linh võng (lưới có treo linh báu), phía ngoài lại có bảy lớp hàng cây Đa-la bao quanh, nhiều màu sắc xinh đẹp. Mỗi lớp thành có nhiều cửa, ở mỗi cửa cũng có lầu ngăn giặc. Ngoài ra còn những điện các, ao nước, rừng hoa, nhiều thứ chim hòa nhau kêu, thiên nhạc tự nhiên tấu theo giờ khắc. Màu sắc và ánh sáng của cây cối đều khác nhau. Nơi đây không có ánh sáng mặt trời mặt trăng, chỉ có quang minh của cung điện, bảo thọ và chư thiên. Khi hoa sen hồng khép lại, hoa sen xanh nở ra, thiên chúng ưa ngủ nghỉ là ban đêm. Lúc hoa sen hồng nở ra, hoa sen xanh khép lại, chư thiên ít ngủ, thích đi dạo chơi là ban ngày. Thiên chúng ở trời Đao-Lợi vui đắm theo dục lạc như quên mất thời gian, ca múa nói cười, dạo hết cảnh nầy lại kéo nhau du ngoạn cảnh khác.

Không Cư Thiên

Các tầng trời y cứ nơi núi Tu-Di gọi là Địa-cư-thiên, vượt khỏi đảnh Tu-Di trở lên thuộc về Không-cư-thiên. Không-cư-thiên là những thiên-xứ rộng lớn hư phù giữa không gian như mây.

Từ cõi Đao-Lợi lên trên 160000 do-tuần, có một thiên giới lơ lửng như mây, do thất bảo nhu nhuyễn tạo thành, bằng phẳng an ổn, chu vi rộng 80000 do-tuần, cung điện lâu các, vườn cây ao hoa, tất cả đều trang nghiêm diễm lệ. Đây là cõi trời Dạ-Ma (Yàma - Tu-Diệm-Ma, Thời-Phận-Thiên). Từ trời Dạ-Ma lên trên cách 320000 do-tuần, có một thiên giới bằng thất bảo, lơ lửng như mây, chu vi rộng 160000 do-tuần. Đây là cõi trời Đâu-Suất-Đà (Tusita - Đổ-Sử-Đa, Hỷ-Túc-Thiên). Từ trời Đâu-Suất lên trên cách 640000 do-tuần, có một thiên giới bằng thất bảo, lơ lửng như mây, chu vi rộng 320000 do-tuần. Đây là cõi trời Hóa-Lạc (Nirmànarati - Tu-Niết-Mật-Đà, Hóa-Tự-Lạc-Thiên). Từ cõi Hóa-Lạc lên trên cách 1.280.000 do-tuần, có một thiên giới bằng thất bảo, lơ lửng trên mây, chu vi rộng 640000 do-tuần. Đây là cõi trời Tha-Hóa (Paranirmita - vàsavartin - Bà-Xá-Bạt-Đề, Tha-Hóa-Tự-Tại-Thiên), cũng là tầng trời cao nhất của Dục-giới.

Trên đây là hiện tượng quen thuộc phạm vi một Tiểu-thế-giới. Từ cõi Dục trở lên, lại có bốn tầng thiền thiên của Sắc-giới, mỗi tầng khoảng cách nhau và bề rộng đều gấp bội. Duy có cõi Vô-sắc là không phương xứ. Về danh mục các cõi trời của Sắc và Vô-sắc-giới, trong chương một của bản thiên đã có nói rõ. Để tỉnh giảm bút mặc và tinh thần, nơi đây xin miễn đề cập đến.

Một do tuần = 13.5 km.
Bài viêt của bác hay quá, súc tích, rõ ràng, giải quyết được rất nhiều vấn đề bức xúc của khoa học. Thank you.
Chưa rõ khoa học gì.

Bác đưa tiếng Thổ Nhĩ Kỳ vào đây làm giề vậy??
 

vilexim

Xe container
Biển số
OF-180307
Ngày cấp bằng
10/2/13
Số km
8,953
Động cơ
411,248 Mã lực
Nơi ở
HN
Website
dantri.com.vn
Em hóng, nếu thực sự có thật, em sẽ mua khoảng 1k hecta... Trồng cà phê>:D<
 

Testuser

Xe tăng
Biển số
OF-295788
Ngày cấp bằng
18/10/13
Số km
1,170
Động cơ
319,851 Mã lực
Các cụ cứ chờ anh Elon Musk xong cái vụ đi sao Hỏa thì anh ấy sẽ quay qua chiến cái vụ này. Anh ấy sẽ hoàn thiện và cho ra phiên bản Warp drive version 2.0. Lúc ấy có khi đi tới đó không phải mất tới 4,5 năm đâu nhá.
Checkin, boarding, dinner, take a dump,landing, immigration, Welcome to the second earth !!!
 

oto2banh1618

Xe điện
Biển số
OF-23278
Ngày cấp bằng
31/10/08
Số km
4,350
Động cơ
529,030 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội thân yêu
Đến lúc ấy có khi loài ng éo còn vì táng nhau bằng nuclear
 

Inthoi

Xe hơi
Biển số
OF-429161
Ngày cấp bằng
11/6/16
Số km
184
Động cơ
216,540 Mã lực
Tuổi
48
Mấy cụ BDS chuẩn bị đi trước súy phần làm dự án đê..
 

Developer87

Xe tăng
Biển số
OF-386653
Ngày cấp bằng
12/10/15
Số km
1,169
Động cơ
248,706 Mã lực
Tuổi
37
-------------------------------------------

Thế theo cụ giải pháp sẽ là gì???

1. Xây dựng thành phố trên không?

2. Làm thành phố ngầm?

3. Sáng chế ra loại phương tiện tốc độ = vận tốc ánh sáng??? : điều ko bao giờ có thể làm đc??
Em đang nghiên cứu về việc sinh ra các lỗ đen để tạo các đường hầm thời không, phản vật chất và môi trường phản vật chất. Hy vọng những nghiên cứu này của em giúp đến được nơi có sự sống ngoài trái đất :D
Thôi em dậy rửa mặt cái đã :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top