[Funland] Tin hót: báo động về việc dạy đạo đức của nền giáo dục Việt Nam

rongtrang

Xe buýt
Biển số
OF-322016
Ngày cấp bằng
2/6/14
Số km
631
Động cơ
294,667 Mã lực
Kể cũng khó, các thầy cô phải là thánh nhân, không màng danh lơik, tiền tài cơ. Với giờ thời buổi công nghệ, các gia đình toàn con vàng con bạc, có j k rõ đầu cua tai nheo cứ lai chym với pốt phây búc là tự nhiên các thầy cô không muốn cũng gia nhập sâu bít :D
 

phiendasau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-334448
Ngày cấp bằng
12/9/14
Số km
5,110
Động cơ
331,418 Mã lực
Các trường dân lập, quốc tế có chất lượng giáo dục cao, cả về CSHT đến giáo viên, các hoạt động ngoại khóa, dành cho những người có tiền gửi học sinh vào học và đào tạo song ngữ, các cháu học sinh ra trường chủ yếu là đi du học vì vậy học phí cao là điều đương nhiên.

Các trường này hoạt động theo kinh tế thị trường, có cầu ắt có cung, vì vậy các gia đình có điều kiện họ bỏ nhiều tiền ra để mong con được rèn luyện thành con người tốt, công dân tốt. Các gia đình này hoàn toàn tự nguyện khi ký vào hợp đồng giáo dục.

Nhưng sản phẩm đầu trường là con người, nên luật giáo dục phải coi các nhà trường này là đối tượng đặc thù, phải công bố tiêu chuẩn chất lượng học sinh rõ ràng và thường xuyên được kiểm tra bở thanh tra chất lượng của Sở giáo dục, và sách giáo khoa phổ thông phải là sách được Bộ giáo dục cho phép.

Phụ huynh học sinh đã ký kết hợp đồng giáo dục mà lại đòi nhà trường giảm học phí là đã vi phạm Hợp đồng giáo dục đã ký kết với nhà trường.

Phụ huynh căng băng rôn phán đối nhà trường là hành vi vi phạm pháp luật vì làm mất uy tín của nhà trường và làm xáo trộn môi trường giáo dục của tất cả các học sinh.

Những phụ huynh này vì tính toán đến tiền nong đã bất chấp cả nguyện vọn của các con, các cháu đều không muốn được chuyển đếan trường khác vì mất hết bạn bè thân thiết ở trường.
Thì mình đâu có nói vấn đè gì mấy trường quốc tế đó, mình chỉ nói phụ huynh đồi hỏi nhiều cái vô lý nhưng qua trường quốc tế nó mới làm cho sáng mắt ra thôi.( vụ đó mình chưa tìm hiểu kỹ nên chưa phán xét bên nào)
Tội nghiệp các giáo viên trường công, bị phụ huynh vìu dập đòi hỏi vô lý mà chỉ biết ấm ức!
Mình nghĩ trường công cũng nên làm 1 cái cam kết nội quy( có chế tài cụ thê) bắt cả phụ huynh và học sinh kí vào đầu mỗi năm học.
Chứ thực sự là phụ huynh giờ lắm người rất láo!
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
3,979
Động cơ
479,063 Mã lực
Cần phải thay đổi để phù hợp lứa học trò ngày nay. Chúng thích ồn ào thì dạy tranh luận theo kiểu ồn ào, đứa nào thích nói cho lên phát biểu xem nói được mấy lời. Bây giờ lớp trẻ hấp thu nhiều thông tin qua các mạng xh, chúng ít biết sợ như lớp cha chú xưa. Cô không việc gì phải khóc, phụ huynh bênh con vô lý thì cứ làm tròn bổn phận thôi, đáng đúp cho đúp, không vì những thành tích bao năm qua cũng nhẹ đầu hơn. Có khi các cô cũng bị ép thành tích từ phía nhà trường nên cô nào cũng phải gồng mình. Học sinh lớn rồi cũng không nên gọi chúng bằng các con như tiểu học nữa để chúng có cảm giác đã trưởng thành.
Cụ không hiểu tâm lý của một nhà giáo chân chính rồi, đó là phải dạy học sinh nên người bên cạnh dạy kiến thức chứ không chỉ vì đồng lương mà họ thi vào ngành giáo viên. Họ thấy bất lực trong môi trường giáo dục hiện nay. Những giáo viên này là người có trách nhiệm, có tâm đức.

Nếu làm như cụ thì chỉ là thợ giảng thôi.
 

ATXN

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105728
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
291
Động cơ
397,865 Mã lực
Theo nhà cháu con người không có tuổi thọ, sống hợp với đạo của trời đất thì sống lâu, khỏe mạnh.

Ngược lại sống trái với đạo trời đất thì, sống ốm đau bệnh tật dày vò và chết yểu.

Truyện ông bành tổ ở châu Á sống hơn 700 tuổi lưu truyền trong dân gian từ rất lâu.

Trong kinh thánh cũng nhắc đến nhiều người sống được gần 1000 tuổi, như Mathuselah (969 tuổi), Enoch (965 tuổi), Jarad (962 tuổi).

Do đó tuổi thọ của các Vua Hùng gần 150 tuổi cũng không có gì lạ.

Bành Tổ bao nhiêu tuổi?
15:16, 08/07/2016 (GMT+7)

* Xin cho hỏi nhân vật Bành Tổ trong câu “Sống lâu như Bành Tổ” thọ bao nhiêu tuổi và có ai sống lâu như ông không? (Hoàng Văn Trung, Hải Châu, Đà Nẵng).

- Câu “Sống lâu như Bành Tổ” bắt nguồn từ một truyền thuyết Trung Hoa. Theo đó, thuở xưa có nhà nọ sinh được một bé trai mặt mũi sáng láng, đặt tên là Bành Nhi. Một ông thầy bói đi qua thấy tướng cậu bé liền buột miệng nói rằng: “Tội nghiệp, thằng bé đĩnh ngộ thế mà 10 tuổi đã phải chết!”. Cha mẹ cậu bé hoảng hốt, xin thầy cứu giúp. Thầy liền bảo phải làm thế này, thế này...

Ngày hôm sau, Bành Nhi bưng một mâm đào vừa to vừa ngon lên núi, đi một lát tới cảnh suối chảy tùng reo, hạc bay mây cuốn, có hai ông tiên ngồi đánh cờ trên một tảng đá phẳng. Bành Nhi rón rén đặt mâm đào xuống rồi khoanh tay đứng hầu. Hai ông tiên mải mê đánh cờ, quơ tay thấy có đào ngon bèn cầm lên thưởng thức.

Xong ván cờ, hai ông phát hiện ra chú bé dâng đào liền hỏi chuyện. Bành Nhi thưa hết mọi chuyện của mình. Thì ra đó là Nam Tào và Bắc Đẩu, giữ sổ sinh và sổ tử trên Thiên đình. Giở sổ ra, thấy Bành Nhi sống đến 10 tuổi là hết số, cả hai bèn bàn nhau thêm một nét phẩy nữa để biến chữ thập (十, mười) thành chữ thiên (千, một nghìn). Thế là Bành Nhi được sống đến nghìn tuổi, được người đời sau gọi là Bành Tổ.

Theo bình giải của các tác giả Lý Minh Tuấn (biên soạn), Nguyễn Minh Tiến (hiệu đính) trong cuốn “Tứ thư Bình giải” (NXB Tôn Giáo, 2010, trang 151) thì Bành Tổ sống tới 700 tuổi và xuất thân có khác. Theo đó, ở Chương VII: Thuật nhi, có chép: “Tử viết: “Thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ; thiết tỷ ư ngã Lão Bành”. Dịch nghĩa: Đức Khổng tử nói: “Kể lại mà không sáng tác, tin theo mà ưu thích điều cũ; ta trộm sánh với ông Lão Bành”.

Các tác giả bình giải: “Đức Khổng tử đã khiêm nhượng, thành thật trình bày hạnh tính của mình. Ngài chỉ kể lại những đạo lý đã được nghe mà không sáng tác ra điều gì mới. Đạo lý mà ngài được nghe là đạo thống của người xưa. Ngài tin theo và ưa thích đạo thống cũ. Công việc kể lại đó, ngài có thể trộm sánh với việc ông Lão Bành kể truyện cổ tích. Có lẽ Lão Bành nhờ sống lâu mà nhớ được nhiều chuyện xưa, hay kể lại cho mọi người nghe.
Theo truyền thuyết huyền thoại, Lão Bành có tên là Tiền Kiên, làm quan đại phu xứ Đại Bành, sống tới 700 tuổi. Lão Bành còn được gọi là ông Bành Tổ. Trang Tử cho rằng ông Bành Tổ được đạo mà sống từ đời Hữu Ngu tới đời Ngũ Bá, tức là từ đời vua Thuấn đến đời Xuân Thu, khoảng 1.500 năm. Vì thế, có câu tục ngữ “Sống lâu như Bành Tổ”.


Theo “Thần tiên truyện” thì Bành Tổ là người họ Điền tên Khanh, sống tới 767 tuổi, trải qua nhà Hạ đến cuối nhà Ân.

Dù bắt nguồn từ đâu thì trong điển cố văn học, Bành Tổ vẫn chỉ người sống lâu.

Ở phương Tây, theo Kinh Thánh, có nhiều người sống lâu như Bành Tổ như: Mathuselah (969 tuổi), Enoch (965 tuổi), Jarad (962 tuổi)…
Các nhà nghiên cứu cho rằng không phải các nhân vật trong Kinh Thánh mới có thể sống đến 900 tuổi hoặc lâu hơn. Liệt kê tuổi thọ cao ngất ngưởng trong các văn bản cổ đại từ nhiều nền văn hóa khác nhau khiến cho hầu hết con người ngày nay cảm thấy khó tin. Một số người cho đây có lẽ là sai sót trong quá trình dịch thuật, hoặc những con số về tuổi thọ này mang một ý nghĩa biểu tượng nào đó.

Có một cách giải thích cho rằng định nghĩa về một năm của người miền Cận Đông cổ đại có thể khác với khái niệm một năm thời nay. Có lẽ trong khái niệm của người xưa, một năm ám chỉ đến quỹ đạo của mặt trăng (1 tháng) thay vì quỹ đạo mặt trời (12 tháng). Nếu giả thuyết này đúng thì Mathuselah sống chỉ 81 tuổi (chia 969 cho 12) và Bành Tổ thọ chỉ… 64 tuổi. Như thế, câu “Sống lâu như Bành Tổ” xem ra không còn mang ý nghĩa ban đầu nữa!

ĐNCT

Những chuyện cụ kể là truyền thuyết, còn trên đó là lịch sử có ghi chép. Còn sống hợp đạo trời đất thì có thể chuyển đoản mệnh thành thọ mệnh được

Câu Chuyện Chuyển Đoản Mệnh Thành Thọ Mệnh Của Pháp Sư Tịnh Không
14 04 2014 | | 33 Phúc Đáp
Câu Chuyện Chuyển Đoản Mệnh Thành Thọ Mệnh Của Pháp Sư Tịnh Không
Người trên thế gian có rất nhiều bệnh tật, từ đâu mà đến? Nghiệp sát quá nặng. Lúc trước, khi tôi đọc quyển “Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh”, sợ đến nỗi dựng cả tóc gáy. Tại sao tôi có cảm xúc sâu nặng đến như vậy? Cha của tôi lúc còn sống rất thích đi săn bắn, cho nên nghiệp sát rất nặng. Vì khi đó chưa tiếp xúc với Phật pháp, tôi theo cha ngày ngày đi săn, ngày ngày sát sinh, không có ngày nào mà không sát sinh, tôi làm hết ba năm.
Khi xưa có thầy bói toán nói với cha tôi rằng cha tôi có thể không qua khỏi bốn mươi lăm tuổi (45 tuổi). Cho nên, ông từ chức trở về quê nhà, định lánh qua kiếp nạn này. Không ngờ, sau khi về đến quê nhà, khoảng nửa năm thì bị bệnh, năm đó đúng lúc bốn mươi lăm tuổi. Bị bệnh đó, lúc sắp chết, đúng như trong “Địa Tạng Kinh” miêu tả, người bị cuồng loạn, thấy núi thì chạy thẳng lên núi, thấy sông nước thì nhảy xuống lặn hụp bắt cá, giết cá, tôi trông thấy rất sợ hãi! Sau này khi đọc “Kinh Địa Tạng”, nhớ lại tình trạng của cha khi bị bệnh và chết thê thảm, tôi ăn năn sám hối. Không những không dám sát sinh, tôi còn phát tâm ăn trường chay, không dám ăn thịt chúng sanh nữa.
Cho nên, sau khi tôi học Phật, chỉ làm ba việc: Thứ nhất là phóng sanh, khi xưa sát sanh, bây giờ phóng sanh để chuộc tội. Thứ hai là bố thí thuốc men. Thứ ba là in king. Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi cũng thường thường tìm người bói toán đoán mạng cho tôi, số mạng của tôi không khác cha tôi, đều không qua khỏi bốn mươi lăm tuổi. Tôi rất tin, vì trong kí ức của tôi ông nội tôi chết lúc bốn mươi lăm tuổi, bác của tôi chết lúc bốn mươi lăm tuổi, cha tôi cũng chết năm bốn mươi lăm tuổi.
Khi tôi xuất gia, thọ giới, có hai sư huynh rất hạp với tôi. Chúng tôi là sinh cùng năm, cùng tuổi nên số mạng của ba người chúng tôi không khác nhau lắm. Ông thầy bói toán nói chúng tôi đều không qua khỏi bốn mươi lăm tuổi. Đến năm bốn mươi lăm tuổi, tháng hai đi hết một người, tháng năm lại đi thêm một người, đến tháng bảy tôi bị bệnh. Tôi hiểu rõ đến phiên tôi rồi. Khi ấy ở Cơ Long Đài Loan, vị trụ trì Thập Phương Đại Giác Tự là Sinh Nguyên lão hòa thượng mời tôi giảng “Kinh Lăng Nghiêm” trong thời gian an cư kiết hạ; nhưng “Kinh Lăng Nghiêm” giảng viên mãn đến quyển thứ ba, thì tôi bị bệnh. Tôi biết thời giờ đến rồi, cho nên ở nhà đóng cửa phòng lại niệm Phật cầu vãng sanh, cũng không đi khám bác sĩ vì bác sĩ trị được bệnh chứ không trị được mạng, chỉ một lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Kết quả là sau một tháng thì hết bệnh, cho đến tận bây giờ không bị bệnh gì cả, tôi đã qua được ải này.
Sau đó một năm, Hội Phật Học Trung Quốc – Đài Loan tổ chức “Nhân Vương hộ quốc pháp hội”, vào thời kỳ này tôi giảng “Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba-la-mật Kinh”. Trong pháp hội, tôi gặp được Cam Châu hoạt Phật (Phật sống), ngài mời tôi ngồi xuống. Ngài nói với tôi: “Tịnh Không pháp sư, lâu ngày đã không gặp mặt rồi”. Tôi nói: “Bạch Phật gia, có việc gì không?”
Ngài nói: “Trước kia, sau lưng ông, chúng tôi có nói rằng con người của ông rất thông minh, đáng tiếc là thọ mạng ngắn, lại không có phước báo”.
Tôi đáp rằng: “Điều này nói trước mặt tôi cũng được. Tôi không kiêng kị, tôi hiểu rõ.”
Ngài lại nói: “Nhưng mà mấy năm nay ông giảng kinh, hoằng pháp lợi sanh, công đức làm được rất lớn. Vận mạng của ông đã hoàn toàn chuyển đổi, không những có đại phước báo, thọ mạng của ông còn rất dài”. Vì tôi đã đọc “Kinh Địa Tạng” thấy được quả báo của cha phải chịu, tôi mới hồi đầu quay lại. Cho nên, cảm xúc của tôi thâm sâu hơn người khác. Tôi đi săn bắn ba năm, tạo tội sát sanh rất nặng. Tôi hai mươi sáu tuổi học Phật, sau đó là ăn trường chay, không dám sát sanh nữa. Tôi đã được quả báo này, tôi có thể làm chứng cho quý vị.
Có người nào mà không hy vọng và cầu cho thân thể được khỏe mạnh, cường tráng? Làm cách nào? Trì giới không sát sanh, từ trong tâm mà trì. Đối với tất cả chúng sanh, phải đoạn ý niệm sát hại, quyết định không làm việc gì có thể thương tổn đến tất cả chúng sanh. Không những không được làm, ý niệm cũng không được có. Những động vật nhỏ bé như muỗi, kiến, cũng không được sát hại. Quả báo của quý vị là trường thọ, không bệnh, khỏe mạnh.
Tịnh Không pháp sư thuật giảng
 

Bùi Mạnh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-337555
Ngày cấp bằng
6/10/14
Số km
642
Động cơ
283,220 Mã lực
Website
sango.us
Có con bé lớp 11 trường Marie Cuire, nhà có điều kiện hẳn hỏi, ăn nói cực mất dạy, chửi luôn cả cô giúp việc
Đúng là h nó đc ăn no mặc đẹp nên hư hơn thế hệ ngày xưa quá nhiều
Đúng rồi, em cũng ko hiểu trẻ con bây giờ làm sao, giáo viên ko sợ, nói bậy, học đòi... Nhiều khi bố mẹ tạo ra 1 điều kiện đầy đủ thế là bọn nó chẳng cần phấn đấu.
 

Thảo Dân.

Xe máy
Biển số
OF-734521
Ngày cấp bằng
1/7/20
Số km
78
Động cơ
14,720 Mã lực
Nơi ở
Trong nhân gian
Chuyện dạy dỗ này Thảo Dân biết cũng nhiều, đa dạng lắm. Thảo Dân không phán xét, chỉ kể những điều trông thấy, như một thứ trải nghiệm trong đời.
- Có ông tổng biên tập tòa báo khá lớn, tặng quà giáo viên, không bao giờ gửi, bận thì sai vợ đi.
- Có gia đình nọ, chẳng biết có mấy tiền, để vào phong bì, sai con mang đến lớp; bị từ chối thẳng thừng.
- Có bà mẹ nọ, tất tả chạy xe đến nhà giáo viên đưa dăm kg gạo, khi thì quả bí, mớ rau...chỉ kịp nói cất cho chị rồi lại tất tả chạy đi...chỉ vì giáo viên dạy con họ không lấy tiền dạy thêm khi thấy khó khăn.
- Có phụ huynh kia thường xuyên xin phép cho con nghỉ thể dục vì cháu đau đầu; nhiều quá giáo viên trả lời, xin cho học bù buổi sau. Thần kỳ thay cháu lại đỡ rồi có thể cố gắng được.
- Có phụ huynh gọi điện xin nọ kia rồi chốt, chị không quên ơn đâu. Tệ thay, họ chẳng bao giờ có cơ hội đền ơn!
- Thế kỷ 21 rồi, vẫn có học sinh ra trường hơn chục năm, bắt đầu có vị thế trong xã hội, ngày 20.11 mua bánh trái, rủ nhau đến nhà giáo viên để liên hoan, chém gió phét lác chẳng khác gì đám ofer :D
- Có thứ phụ huynh, nói với con rằng, mày đi học là tao phải nộp tiền, không phải sợ đứa nào cả.
- Thứ phụ huynh khác, tao có học gì mấy đâu, giờ tao nhiều tiền, học làm éo gì lắm.
- Kiểu phụ huynh khác, con đang tuổi ẩm uơng, bất đồng với bố mẹ, nhưng rất nghe lời giáo viên, phụ huynh phải: cô giúp chị bảo cháu.
......
Còn nhiều thứ lắm, muôn hình muôn vẻ, kể cả ngày không hết. Thế nên ở đây mổ bò là bình thường.

Hứng thì Thảo Dân kể tiếp, không thì thôi :)

Các cao nhân ở đây có thấy bóng dáng mình trong những thứ Thảo Dân trông thấy không?
 

DucHoan

Xe tăng
Biển số
OF-9773
Ngày cấp bằng
18/9/07
Số km
1,942
Động cơ
200,297 Mã lực
Cái nghề giáo nó cũng lắm bất công, người ăn chẳng hết kẻ lần chẳng ra. Đứa nhà em chuẩn bị vào lớp 1, các cô trường mầm non và lớp tiểu học đã kết hợp với nhau vận động phụ huynh cho các cháu đi học làm quen trc khi vào lớp 1. Mỗi buổi tối 2 tiếng các cô làm mỗi cháu 100k, tính ra tối cô kiếm tiền triệu. Cứ bảo sao nhiều thầy cô thì giàu nứt vách, nhiều thầy cô thì chả đủ ăn.
 

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,012
Động cơ
203,324 Mã lực
Tuổi
44
Có những thầy/cô mà ngày lễ ngày tết hay ngày nghỉ... học sinh cụ/mới đến đầy nhà.
Có những thầy/cô mà quanh năm ngày tháng chả thấy mấy em tới chơi nhà.

Có những thầy/cô mà nhắc đến em A, em B... thì kể vanh vách; dưng trong lớp còn ba mươi mấy bạn nữa cô chẳng nhớ tên.

Có những thầy/cô mà nhớ rõ từng bạn có đi học thêm hay không. Có những thầy cô dậy thêm chẳng lấy tiền công.

Có những thầy cô mà mỗi tiết học là cả lớp rộn ràng.
Có những thầy cô mà chừng 10p giảng bài là cả lớp ngáp ngáp.

Có những thầy cô mà thấy từ xa học sinh đã lơn tiếng gọi chào.
Có những thầy cô mà học sinh nhìn thấy đã né.


"Xã hội trường học" thì phụ huynh nào cũng có, học sinh nào cũng đủ; thầy cô nào cũng đầy.


Chuyện dạy dỗ này Thảo Dân biết cũng nhiều, đa dạng lắm. Thảo Dân không phán xét, chỉ kể những điều trông thấy, như một thứ trải nghiệm trong đời.
- Có ông tổng biên tập tòa báo khá lớn, tặng quà giáo viên, không bao giờ gửi, bận thì sai vợ đi.
- Có gia đình nọ, chẳng biết có mấy tiền, để vào phong bì, sai con mang đến lớp; bị từ chối thẳng thừng.
- Có bà mẹ nọ, tất tả chạy xe đến nhà giáo viên đưa dăm kg gạo, khi thì quả bí, mớ rau...chỉ kịp nói cất cho chị rồi lại tất tả chạy đi...chỉ vì giáo viên dạy con họ không lấy tiền dạy thêm khi thấy khó khăn.
- Có phụ huynh kia thường xuyên xin phép cho con nghỉ thể dục vì cháu đau đầu; nhiều quá giáo viên trả lời, xin cho học bù buổi sau. Thần kỳ thay cháu lại đỡ rồi có thể cố gắng được.
- Có phụ huynh gọi điện xin nọ kia rồi chốt, chị không quên ơn đâu. Tệ thay, họ chẳng bao giờ có cơ hội đền ơn!
- Thế kỷ 21 rồi, vẫn có học sinh ra trường hơn chục năm, bắt đầu có vị thế trong xã hội, ngày 20.11 mua bánh trái, rủ nhau đến nhà giáo viên để liên hoan, chém gió phét lác chẳng khác gì đám ofer :D
- Có thứ phụ huynh, nói với con rằng, mày đi học là tao phải nộp tiền, không phải sợ đứa nào cả.
- Thứ phụ huynh khác, tao có học gì mấy đâu, giờ tao nhiều tiền, học làm éo gì lắm.
- Kiểu phụ huynh khác, con đang tuổi ẩm uơng, bất đồng với bố mẹ, nhưng rất nghe lời giáo viên, phụ huynh phải: cô giúp chị bảo cháu.
......
Còn nhiều thứ lắm, muôn hình muôn vẻ, kể cả ngày không hết. Thế nên ở đây mổ bò là bình thường.

Hứng thì Thảo Dân kể tiếp, không thì thôi :)

Các cao nhân ở đây có thấy bóng dáng mình trong những thứ Thảo Dân trông thấy không?
 

Thảo Dân.

Xe máy
Biển số
OF-734521
Ngày cấp bằng
1/7/20
Số km
78
Động cơ
14,720 Mã lực
Nơi ở
Trong nhân gian
1. Có những thầy/cô mà ngày lễ ngày tết hay ngày nghỉ... học sinh cụ/mới đến đầy nhà.
2, Có những thầy/cô mà quanh năm ngày tháng chả thấy mấy em tới chơi nhà.

3. Có những thầy/cô mà nhắc đến em A, em B... thì kể vanh vách; dưng trong lớp còn ba mươi mấy bạn nữa cô chẳng nhớ tên.

4. Có những thầy/cô mà nhớ rõ từng bạn có đi học thêm hay không. Có những thầy cô dậy thêm chẳng lấy tiền công.

5. Có những thầy cô mà mỗi tiết học là cả lớp rộn ràng.
6. Có những thầy cô mà chừng 10p giảng bài là cả lớp ngáp ngáp.

7. Có những thầy cô mà thấy từ xa học sinh đã lơn tiếng gọi chào.
Có những thầy cô mà học sinh nhìn thấy đã né.


"Xã hội trường học" thì phụ huynh nào cũng có, học sinh nào cũng đủ; thầy cô nào cũng đầy.
Có cao nhân này phụ họa thì Thảo Dân phét tiếp vậy. Xin phép cao nhân đánh số vào còm để dễ bề tung hứng.
1. Thảo Dân xác nhận; xã hội chưa đến mức tệ bạc lắm đâu, Thảo Dân nghiệm ra, những người thành công thường hay quay về với ông giáo già; người chưa thành công thường có gì tự ti hơn.

2. Thảo Dân chưa dòm thấy nên không chém bừa.

3. Cao nhân khái quât thế chưa chuẩn lắm, xem thời gian bao lâu, ông giáo chủ nhiệm hay giáo viên bộ môn. Trường hợp giáo viên chủ nhiệm thì họ kể được tên khi gặp mặt, còn kể vanh vách thì khó. Có một hiện tượng học sinh đi học không biết tên thầy, nhất là các môn được coi là phụ.

4. Dạy thêm là nguồn thu nhập. Chỉ những hoàn cảnh quá khó khăn, con học tốt mới không lấy tiền thôi. Nếu thu nó phải nghỉ học, có thể sẽ mất một hiền tài cho đất nước :D Có những hoàn cảnh ứa nước mắt mà thiên hạ không biết được đâu. Đời vẫn còn nhiều thứ tuơi sáng lắm, chưa đến nỗi đi buôn chữ kiếm ăn, trần trụi.

5&6. Học sinh giờ tinh lắm, nó cần học thì nó sẽ chăm chú thôi. Những thứ nó cần mà giáo viên không có thì nó học chỗ khác. Những môn phụ thường là môn nó cần ít, chưa thấy đứa nào dám nói là không cần. Có đứa khốn khổ vì suy nghĩ này.

7. Giống trong thiên hạ rồi, không phải đặc trưng của riêng bộ dục nữa.
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
3,979
Động cơ
479,063 Mã lực
Đúng rồi, em cũng ko hiểu trẻ con bây giờ làm sao, giáo viên ko sợ, nói bậy, học đòi... Nhiều khi bố mẹ tạo ra 1 điều kiện đầy đủ thế là bọn nó chẳng cần phấn đấu.
Chỉ số vượt khó là một chỉ số rất quan trọng cho một cá nhân trong cuộc sống và trong sự nghiệp.

Gia đình nào bao bọc con quá mức từ lúc mới sinh đến lúc trưởng thành theo kiểu nuôi gà công nghiệp, thì có nguy cơ biến con mình thành cái rốn của vũ trụ, luôn coi mình là nhất thiên hạ, mọi người đều phải phục vụ mình và chỉ số vượt khó rất thấp.

Cuộc đời là vô thường, trong đường đời lắm chông gai, cạm bẫy, những người như thế sẽ dễ dàng là kẻ thất bại trong mọi mặt của cuộc sống vì không dám vượt qua các chướng ngại của cuộc đời.
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
3,979
Động cơ
479,063 Mã lực
Đây là điểm sáng của giáo dục Việt Nam:

Học trò bật khóc trong vòng tay thầy cô ngày chia tay
09/07/2020 11:53 GMT+7

Khi tiếng trống trường cuối cùng vang lên cũng là lúc các học trò lớp 12 chính thức chia tay mái trường mà mình đã gắn bó trong suốt 3 năm học.

 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
3,979
Động cơ
479,063 Mã lực
Tích hợp giáo dục tài chính trong 6 môn học của chương trình phổ thông mới
09/07/2020 10:25 GMT+7

Khi xây dựng chương trình phổ thông mới, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo tích hợp giáo dục tài chính vào 6 môn học gồm Toán, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tự nhiên và Xã hội, Công nghệ, Hoạt động trải nghiệm.

 

canhnh89

Xe tăng
Biển số
OF-436499
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
1,809
Động cơ
225,727 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Hà Nội
Website
toyota-thanhxuan.com
Đây là hiện thực không chỉ trong trường học mà tại các khu dân cư, các khu vực công cộng. Các em dường như không biết tôn trọng người khác, xảy ra chuyện gì bố mẹ lại bênh chẳm chặp.
Thôi kệ chúng nó, bố mẹ chúng nó k dạy thì để đời dạy vậy.
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
3,979
Động cơ
479,063 Mã lực
Môn Giáo dục công dân trong chương trình mới

1. Một số đặc điểm chính của môn học

Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, các nội dung Giáo dục công dân (GDCD) được phân thành các môn: Đạo đức ở cấp tiểu học (TH), Giáo dục công dân ở cấp Trung học cơ sở (THCS) và Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp Trung học phổ thông (THPT).

 
Biển số
OF-731174
Ngày cấp bằng
1/6/20
Số km
700
Động cơ
77,651 Mã lực
Nơi ở
Đà Lạt, Tếch Dạt
Khi nào chúng ta bớt coi giáo dục và y tế là 2 ngành đặc biệt hơn các ngành khác thì xã hội sẽ đỡ soi mói họ hơn.
Nhiều người hay nói hai ngành này đặc thù, cần có tâm, blah blah... Tuy nhiên 1 tài xế xe khách ko có tâm có thể giết chết vài hoặc vài chục mạng người, một đầu bếp ko có tâm có thể làm cả trăm người ngộ độc, một lãnh đạo ko có tâm có thể làm hỏng 1 đất nước...
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
3,979
Động cơ
479,063 Mã lực
Môn Giáo dục công dân trong chương trình mới

1. Một số đặc điểm chính của môn học

Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, các nội dung Giáo dục công dân (GDCD) được phân thành các môn: Đạo đức ở cấp tiểu học (TH), Giáo dục công dân ở cấp Trung học cơ sở (THCS) và Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp Trung học phổ thông (THPT).

Có vẻ Bộ giáo dục đã quan tâm hơn đến việc dạy làm người cho học sinh.

Nhưng từ chương trình đến hiện thực có một khoảng các rất xa.

Cụ thể là, cần đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên này một cách bài bản, coi môn này là môn chính quan trọng hơn cả các môn khác.

Phương pháp dạy cũng thế vừa phải dạy học (lý thuyết) vừa phải dạy thực hành (thực tế) cho học sinh. Thầy cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương để các em học sinh noi theo không dạy kiểu dạy một đường nhưng làm một nẻo (ví dụ nhà trường dạy con không được vượt đèn đỏ, nhưng bố mẹ đèo các cháu vẫn vô tư vượt đèn đỏ).

Có được như thế thì mới dạy các cháu thành con người hoàn thiện được.

"Giáo dục tri thức (hiểu biết) là một phần rất nhỏ trong quá trình giáo dục một con người"

J, Locke
 
Chỉnh sửa cuối:

Henry 27

Xe tăng
Biển số
OF-397315
Ngày cấp bằng
18/12/15
Số km
1,540
Động cơ
249,525 Mã lực
Đời chúng nó, chúng phải lo.
Đến đúng giờ thầy cô lên lớp, giảng kiến thức. Nếu bảng giảng đủ sức hút, lũ học sinh sẽ chú ý lắng nghe.
Thầy cô có đủ trình độ sư phạm để cuốn hút và dẫn dắt các em vào thế giới tri thức hay không?
KHÓC CÁI NỖI GÌ?
Phụ huynh thế này thì bọn trẻ hư cũng đúng
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
3,979
Động cơ
479,063 Mã lực
Khi nào chúng ta bớt coi giáo dục và y tế là 2 ngành đặc biệt hơn các ngành khác thì xã hội sẽ đỡ soi mói họ hơn.
Nhiều người hay nói hai ngành này đặc thù, cần có tâm, blah blah... Tuy nhiên 1 tài xế xe khách ko có tâm có thể giết chết vài hoặc vài chục mạng người, một đầu bếp ko có tâm có thể làm cả trăm người ngộ độc, một lãnh đạo ko có tâm có thể làm hỏng 1 đất nước...
Cụ nói thế sai rồi.

Từ xa xưa Việt Nam đã coi trọng những người trong ngành này, được gọi là thày "Thày giáo" trong giáo dục và "Thày thuốc" trong y học, thậm chí các sinh viên trường y phải học thuộc lời thề Hy Pô Cờ Rát, những người thày này luôn đặt mục tiêu giáo dục và chữa bệnh lên hàng đầu.

Tuy nhiên do xã hội bây giờ quá quan tâm đến vật chất nên nhiều thày giáo trở thành thợ giảng, và nhiều bác sỹ trở thành thợ chữa bệnh, thợ chém kê thuốc đắt tiền nhất..., người có tiền thì được cứu còn người không có tiền thì nằm chờ chết nên các nghề này mất đi ý nghĩa nhân văn vốn có của nó.
 

x-youtoo

Xe hơi
Biển số
OF-320790
Ngày cấp bằng
23/5/14
Số km
128
Động cơ
291,732 Mã lực
Nơi ở
Z78
Website
www.otofun.net
Thấy nhiều cụ bảo giáo viên thế nọ thế chai thì em xin gửi 1 bằng chứng đây ạ.


Bên dưới có cả trẻ em < 18+ mà 4 bạn thanh niên trưởng thành 18+ đang truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thông qua hành động trực tiếp :eek:

Thảo nào nhiều cháu trai lớp mầm, bậc tiểu học ... cũng bắt chước trò người lớn ... rồi một số thành phần ngược dòng (thuộc nhóm tinh trùng khuyết tật) và cổ súy và chửi giáo viên là thợ dạy vì không dạy các cháu bé có nhân cách - lên người ...

Chưa kể nhiều phụ huynh đóng phim ... khi có con (nhỏ tuổi) ngủ cùng phòng với ba mẹ ... nữa cơ.
 

littlebull

Xe buýt
Biển số
OF-2587
Ngày cấp bằng
29/11/06
Số km
686
Động cơ
570,611 Mã lực
Tờ giấy trấng biến thành đen là do ai? Nhiều thủ phạm lắm, kể không hết. Biết lôi ai ra làm vật tế thần bây giờ....
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top