Ấn Độ lần đầu thừa nhận cuộc "so kè" lực lượng Trung - Ấn sau đụng độ
Dân trí Ấn Độ thừa nhận, mặc dù đã đạt được thỏa thuận hạ nhiệt căng thẳng sau vụ đụng độ tối 15/6, song cả Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục triển khai một lực lượng lớn ở khu vực biên giới tranh chấp.>>Ảnh vệ tinh “tố” Trung Quốc xây kết cấu mới ở biên giới với Ấn Độ
Một máy bay chiến đấu của quân đội Ấn Độ ở khu vực Ladakh. (Ảnh: Sputnik)
Hãng tin
AFP dẫn lời ông Anurag Srivastava, người pht ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ, cho biết ngày 25/6 rằng, quân đội hai nước tiếp tục duy trì một lực lượng lớn ở khu vực biên giới tranh chấp ở Himalayas sau vụ đụng độ. Ông Srivastava cáo buộc, "các hành động của Trung Quốc" ở khu vực Đường kiểm soát thực tế (LAC) đã dẫn đến vụ đụng độ đẫm máu giữa binh sĩ hai nước hôm 15/6.
"Vấn đề cốt yếu đó là Trung Quốc đã triển khai một lực lượng lớn binh sĩ và khí tài dọc LAC ngay từ đầu tháng 5", ông Srivastava. Ông cũng nói thêm rằng, phía Trung Quốc đã cản trở các binh sĩ Ấn Độ tuần tra và hành động này đi ngược lại với thỏa thuận nhằm tránh xung đột giữa quân đội 2 nước. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng cáo buộc, binh sĩ Trung Quốc đã xây dựng các công trình trên lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát ở thung lũng Galwan, vùng Ladakh. Ông nhấn mạnh, đó là lý do buộc Ấn Độ phải tăng cường lực lượng ở biên giới.
Vụ đụng độ giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ tối 15/6 ở thũng lũng Galwan xảy ra sau hơn 1 tháng căng thẳng. Đụng độ khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, phía Trung Quốc cũng xác nhận có thương vong, song đến nay chưa công bố. Đây là vụ đụng độ đẫm máu nhất ở biên giới tranh chấp Trung - Ấn hơn 40 năm qua. New Delhi cáo buộc Trung Quốc xây dựng các công trình làm thay đổi hiện trạng ở khu vực biên giới tranh chấp, trong khi đó Bắc Kinh “tố” binh sĩ Ấn Độ ít nhất 2 lần xâm phạm trái phép lãnh thổ do Trung Quốc kiểm soát.
Reuters dẫn các ảnh vệ tinh chụp ngày 22/6 của công ty công nghệ không gian Maxar Technologies cho thấy, Trung Quốc dường như đã xây dựng các tiền đồn và một số công trình khác gần khu vực xảy ra đụng độ. Ảnh vệ tinh cũng cho thấy các chốt phòng thủ mọc lên ở phần biên giới do Ấn Độ kiểm soát. Việc hai bên tiếp tục tăng cường lực lượng đến biên giới sau các cuộc đàm phán quân sự, ngoại giao làm dấy lên lo ngại các vụ đụng độ khác có thể xảy ra trong tương lai.
“Hòa bình ở khu vực biên giới là nền tảng của mối quan hệ song phương giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Nếu tình hình hiện tại còn tiếp diễn sẽ chỉ làm hỏng bầu không khí cho việc phát triển quan hệ”, ông Srivastava nói và đề nghị phía Trung Quốc tuân thủ cam kết hạ nhiệt căng thẳng.
Trong một diễn biến liên quan khác, Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm qua đã lên tiếng về vụ đụng độ căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Mô tả tình hình căng thẳng ở biên giới Ladakh là "rất nghiêm trọng và đáng lo ngại", người đứng đầu chính phủ Anh kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ đối thoại để giải quyết các vấn đề biên giới.
Trước đó, các nguồn tin truyền thông cho biết, Mỹ và Nga dường như cũng đã vào cuộc để hòa giải căng thẳng Trung - Ấn.
Ấn Độ lần đầu thừa nhận cuộc "so kè" lực lượng Trung - Ấn sau đụng độ
Chia sẻ
https://www.otofun.net/javascript%3Avoid(0);
0:00/0:00
Phía Bắc
Dân trí Ấn Độ thừa nhận, mặc dù đã đạt được thỏa thuận hạ nhiệt căng thẳng sau vụ đụng độ tối 15/6, song cả Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục triển khai một lực lượng lớn ở khu vực biên giới tranh chấp.
>>Ảnh vệ tinh “tố” Trung Quốc xây kết cấu mới ở biên giới với Ấn Độ
>>Ấn Độ tăng cường lực lượng chưa từng có ở biên giới với Trung Quốc
>>Trung Quốc nói xung đột biên giới do Ấn Độ “đơn phương khiêu khích”
Nhấn để phóng to ảnh
Một máy bay chiến đấu của quân đội Ấn Độ ở khu vực Ladakh. (Ảnh: Sputnik)
Hãng tin
AFP dẫn lời ông Anurag Srivastava, người pht ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ, cho biết ngày 25/6 rằng, quân đội hai nước tiếp tục duy trì một lực lượng lớn ở khu vực biên giới tranh chấp ở Himalayas sau vụ đụng độ. Ông Srivastava cáo buộc, "các hành động của Trung Quốc" ở khu vực Đường kiểm soát thực tế (LAC) đã dẫn đến vụ đụng độ đẫm máu giữa binh sĩ hai nước hôm 15/6.
"Vấn đề cốt yếu đó là Trung Quốc đã triển khai một lực lượng lớn binh sĩ và khí tài dọc LAC ngay từ đầu tháng 5", ông Srivastava. Ông cũng nói thêm rằng, phía Trung Quốc đã cản trở các binh sĩ Ấn Độ tuần tra và hành động này đi ngược lại với thỏa thuận nhằm tránh xung đột giữa quân đội 2 nước. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng cáo buộc, binh sĩ Trung Quốc đã xây dựng các công trình trên lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát ở thung lũng Galwan, vùng Ladakh. Ông nhấn mạnh, đó là lý do buộc Ấn Độ phải tăng cường lực lượng ở biên giới.
Vụ đụng độ giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ tối 15/6 ở thũng lũng Galwan xảy ra sau hơn 1 tháng căng thẳng. Đụng độ khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, phía Trung Quốc cũng xác nhận có thương vong, song đến nay chưa công bố. Đây là vụ đụng độ đẫm máu nhất ở biên giới tranh chấp Trung - Ấn hơn 40 năm qua. New Delhi cáo buộc Trung Quốc xây dựng các công trình làm thay đổi hiện trạng ở khu vực biên giới tranh chấp, trong khi đó Bắc Kinh “tố” binh sĩ Ấn Độ ít nhất 2 lần xâm phạm trái phép lãnh thổ do Trung Quốc kiểm soát.
Reuters dẫn các ảnh vệ tinh chụp ngày 22/6 của công ty công nghệ không gian Maxar Technologies cho thấy, Trung Quốc dường như đã xây dựng các tiền đồn và một số công trình khác gần khu vực xảy ra đụng độ. Ảnh vệ tinh cũng cho thấy các chốt phòng thủ mọc lên ở phần biên giới do Ấn Độ kiểm soát. Việc hai bên tiếp tục tăng cường lực lượng đến biên giới sau các cuộc đàm phán quân sự, ngoại giao làm dấy lên lo ngại các vụ đụng độ khác có thể xảy ra trong tương lai.
“Hòa bình ở khu vực biên giới là nền tảng của mối quan hệ song phương giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Nếu tình hình hiện tại còn tiếp diễn sẽ chỉ làm hỏng bầu không khí cho việc phát triển quan hệ”, ông Srivastava nói và đề nghị phía Trung Quốc tuân thủ cam kết hạ nhiệt căng thẳng.
Trong một diễn biến liên quan khác, Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm qua đã lên tiếng về vụ đụng độ căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Mô tả tình hình căng thẳng ở biên giới Ladakh là "rất nghiêm trọng và đáng lo ngại", người đứng đầu chính phủ Anh kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ đối thoại để giải quyết các vấn đề biên giới.
Trước đó, các nguồn tin truyền thông cho biết, Mỹ và Nga dường như cũng đã vào cuộc để hòa giải căng thẳng Trung - Ấn.
Bản đồ khu vực thung lũng Galwan. (Ảnh: BBC)
Minh Phương
Theo
AFP