[Funland] Tin được không nhỉ, không phận quốc gia mà muốn đi là đi được sao?

RAVA

Xe ba gác
Biển số
OF-24857
Ngày cấp bằng
27/11/08
Số km
21,064
Động cơ
695,381 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó quanh Bờ Hồ
Xóa tác phẩm trong công chúng vì tội của 1 diễn viên là vô duyên. Tác phẩm tội tình gì? Vẫn như phong kiến tru di cửu tộc.
-Bọn Tàu bẩn bựa thật, thế mới thấy ở VN mình còn tử tế chán, khối chú trong giới showbiz dù bị phốt nặng đến đâu thì cũng chỉ bị đập cho tơi bời 1 vài trận, sau 1 tg rồi cũng…quên luôn, đến khi quay lại vẫn nổi như bt?:-":bz
 

present

Xe điện
Biển số
OF-57015
Ngày cấp bằng
16/2/10
Số km
4,834
Động cơ
496,077 Mã lực
Nơi ở
ngắm cụ Rùa
Oài, đọc qua em lại tưởng Covid chủ động trốn sang Châu Âu :D
 

Mr.Alo

Xe lăn
Biển số
OF-109607
Ngày cấp bằng
19/8/11
Số km
12,908
Động cơ
490,104 Mã lực
Nơi ở
Lang Thang Bốn Bể
Ko biết bà Hằng nó nắm đc thông tin thật ko hay lại làm trò, nếu thật thì anh Đờm quả này đau hơn hoạn rồi cụ nhỉ
Mà cái bà Hằng cũng nói khỏe thật, đầu tiên là " kính thưa quí zị " xong chửi liền mấy tiếng đồng hồ, mà chửi dẻo nữa mới hay chứ :))
ko đúng thì thằng đờm nó cùng hội báo đã đào 3 đời nhà bà ý lên ý :)) , thêm em thủy tiên cũng lên khóc lóc . có tí tiền sao kê lại không làm được :))
 

Parejo_10

Xe điện
Biển số
OF-295803
Ngày cấp bằng
18/10/13
Số km
3,929
Động cơ
312,381 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Xem lại thì tin "Triệu Vi sang Pháp" cũng mới chỉ là dựa trên lời của 1 người TQ ở Pháp chứ chưa phải là tin chính thức. Còn thì tôi cũng tin là em Vi này không chạy được, có khi đã chồng tiền nhờ luật sư đàm phán hộ rồi cũng nên.
Vâng tin e Vy sang Pháp mới là thông tin lan truyền trên mạng chứ chả có hình ảnh nào trực quan cả, toàn ảnh từ khi nảo khi nào. Còn đàm phán vs chính quyền thì ko bao bao giờ có chỉ có thông qua luật sư hoặc người đại diện để nhận phán quyết và sắp đặt thì có cụ nhỉ.
 

Quan Tòa

Xe hơi
Biển số
OF-431675
Ngày cấp bằng
22/6/16
Số km
126
Động cơ
215,890 Mã lực
Vâng tin e Vy sang Pháp mới là thông tin lan truyền trên mạng chứ chả có hình ảnh nào trực quan cả, toàn ảnh từ khi nảo khi nào. Còn đàm phán vs chính quyền thì ko bao bao giờ có chỉ có thông qua luật sư hoặc người đại diện để nhận phán quyết và sắp đặt thì có cụ nhỉ.
Bao giờ có ảnh Vy ngồi ghế tay cầm Tập quyển đọc mới ăn thua :))
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,321
Động cơ
316,308 Mã lực
Bị điều tra từ trước, nếu không mở lưới sẵn thì có người theo dõi 24/24, có mà trốn bằng niềm tin!
Đã thế lại còn máy bay riêng, sân bay nào dám cho em này cất cánh nếu không có lệnh?
Khó hiểu nhỉ?

Ngày 29/8, Sina đưa tin Triệu Vy đã trốn sang Pháp. Trang này tiết lộ nữ diễn viên rời Trung Quốc vào sáng 27/8 sau một đêm bị giới chức trấn áp. Cô di chuyển bằng chuyên cơ riêng.


Em định viết một "còm" phân tích khá dài về vụ việc này (nếu có), nhưng nghĩ lại, nếu viết ra thì mấy người hiểu được, và sẽ kéo theo một cuộc tranh cãi không đáng có, nên thôi thì để cắt nghĩa cho vụ việc này (nếu có), em chỉ xin phép viết ngắn gọn như thế này, rồi tùy theo trình độ nhận thức, kiến thức, cũng như khả năng của từng người mà suy diễn.

Đây là "còm" duy nhất em viết trong "thớt" này, và sẽ không có "còm" thứ hai: :D

Hạ đao lưu tình
(下 刀 留 情)​



BTW, Nhiều bác cứ mang trong đầu câu "Đao hạ lưu tình" (刀 下 留 情) vì những bác này hẳn là một trong những người hâm mộ bộ phim cùng tên ( The Executioner/Đao hạ lưu tình!).
In addition, "Đao hạ lưu tình" (刀 下 留 情) là nói đúng theo cấu trúc tiếng Hoa, nhưng không phải bút phê của Mao Trạch Đông. [-X
下 刀,​
留 情​
"Đao hạ lưu tình" (刀 下 留 情) nếu nói theo cách của người VN: "Hãy để cho hắn “làm người tử tế". :P

FYI, Hạ đao lưu tình là câu nói (bút phê) của Mao Trạch Đông trong cuộc Cách mạng Văn hóa nổi tiếng và tai tiếng ở Trung Quốc, khi quyết định về việc giết hay tha Đặng Tiên Thánh (Đặng Tiểu Bình). :-?

Chính vì bốn chữ trên mà Trung Quốc mới có ngày nay! :))
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-763482
Ngày cấp bằng
10/3/21
Số km
980
Động cơ
-124 Mã lực
Tuổi
34
ko đúng thì thằng đờm nó cùng hội báo đã đào 3 đời nhà bà ý lên ý :)) , thêm em thủy tiên cũng lên khóc lóc . có tí tiền sao kê lại không làm được :))
Em nghĩ cộng đồng mạng sẽ ko tha thứ cho bọn chúng nếu dám ăn quỵt tiền từ thiện của nhân dân, hy vọng bà Hằng sẽ có bằng chứng xác thực =))
 

Mr.Alo

Xe lăn
Biển số
OF-109607
Ngày cấp bằng
19/8/11
Số km
12,908
Động cơ
490,104 Mã lực
Nơi ở
Lang Thang Bốn Bể
Em nghĩ cộng đồng mạng sẽ ko tha thứ cho bọn chúng nếu dám ăn quỵt tiền từ thiện của nhân dân, hy vọng bà Hằng sẽ có bằng chứng xác thực =))
có thì rõ rồi nhưng bà ý sao dám tung ra cụ , tự đi in sao kê của người khác là sai đó , lên bà ý tạo áp lực thôi , giống thằng hl nó chơi bài im luôn rồi cũng làm gì được nó đâu , thằng đơm chắc cũng thế thôi , cái này thì chỉ chính quyền vào cuộc mới ok , mà thấy họ làm như không phải việc nhà mình ý :D
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,533
Động cơ
796,193 Mã lực
Chẳng có gì sai.
Triệu Vi bị trói ở phần văn hóa chứ chưa hề bị khởi tố, bắt giam.
Em ấy thuê máy bay riêng rời TQ là để tránh báo chí, tránh ầm ĩ chứ không phải tránh pháp luật nên đi lại bình thường.
 

hrvs

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-777321
Ngày cấp bằng
15/5/21
Số km
487
Động cơ
41,769 Mã lực
Cụ định hướng cái gì, diễn đàn là nơi bàn luận chuyện trên trời dưới đất, Tây sang Tàu. Cụ không thích thì có thể đi ra.
Ai nói e không thích (đề tài thớt)? Tại sao e phải đi ra? ;;)
 

hrvs

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-777321
Ngày cấp bằng
15/5/21
Số km
487
Động cơ
41,769 Mã lực
Tại sao bao nhiêu nghệ sỹ người ta ko phong sát lại phong sát con này? Bản thân nó ko kiện (nếu nó đúng) thì thôi một số cụ chẳng biết gì thương vay khóc mướn cho nó, oán trách người ta. Buồn cười thật!
Cô ấy có quyền không kiện nhé. Miệng lưỡi thế gian ai muốn nói gì thì nói, ai rảnh hơi đi kiện!
Nghệ sĩ tài năng bị đấu tố không thuyết phục thì công chúng có quyền thương thật chứ cần gì thương vay.
Phong sát không cần bản án nào, ko dựa theo chứng cứ phạm tội cụ thể nào càng chứng tỏ đó là xứ vô thiên vô pháp.
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
16,695
Động cơ
565,758 Mã lực
Đặc sản nhỉ các cụ.
Ở ta cũng đầy anh tài đi kiểu này.
 

Ranfer

Xe buýt
Biển số
OF-26068
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
827
Động cơ
488,490 Mã lực
Nơi ở
Hà lội
Em định viết một "còm" phân tích khá dài về vụ việc này (nếu có), nhưng nghĩ lại, nếu viết ra thì mấy người hiểu được, và sẽ kéo theo một cuộc tranh cãi không đáng có, nên thôi thì để cắt nghĩa cho vụ việc này (nếu có), em chỉ xin phép viết ngắn gọn như thế này, rồi tùy theo trình độ nhận thức, kiến thức, cũng như khả năng của từng người mà suy diễn.

Đây là "còm" duy nhất em biết trong "thớt" này, và sẽ không có "còm" thứ hai: :D

Hạ đao lưu tình
(下 刀 留 情)​



BTW, Nhiều bác cứ mang trong đầu câu "Đao hạ lưu tình" (刀 下 留 情) vì những bác này hẳn là một trong những người hâm mộ bộ phim cùng tên ( The Executioner/Đao hạ lưu tình!).
In addition, "Đao hạ lưu tình" (刀 下 留 情) là nói đúng theo cấu trúc tiếng Hoa, nhưng không phải bút phê của Mao Trạch Đông. [-X
下 刀,​
留 情​
"Đao hạ lưu tình" (刀 下 留 情) nếu nói theo cách của người VN: "Hãy để cho hắn “làm người tử tế". :P

FYI, Hạ đao lưu tình là câu nói nổi tiếng của Mao Trạch Đông trong cuộc Cách mạng Văn hóa nổi tiếng và tai tiếng ở Trung Quốc, khi quyết định về việc giết hay tha Đặng Tiên Thánh (Đặng Tiểu Bình). :-?

Chính vì bốn chữ trên mà Trung Quốc mới có ngày nay! :))
Bác sâu sắc quá: "Người tử tế" làm em nghĩ đến 2 câu: "Ai cho tao làm người tử tế" - Chí Phèo nói và "Ráng làm Người tử tế" của Bác X!!!:">
 

Hung Sun Life

Xe điện
Biển số
OF-726922
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
2,061
Động cơ
2,540,499 Mã lực
Em vào hóng các cụ chén nhau vì chuyện ất ơ đâu đâu :))
 

trinhpcl

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-342616
Ngày cấp bằng
13/11/14
Số km
1,333
Động cơ
350,598 Mã lực
Nơi ở
TP HCM
1630300162913.png
 

hrvs

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-777321
Ngày cấp bằng
15/5/21
Số km
487
Động cơ
41,769 Mã lực
Thân phận những nghệ sĩ chân chính ở TQ.

Bị cuộc Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc vùi dập, nhạc sĩ dương cầm Chu Tiểu Mai tìm đường sang được Mỹ, nhưng Pháp mới là điểm đến sau cùng để "Bông Mai Nhỏ" Trung Hoa tỏa sáng. Tại Paris, trong gần 30 năm bà chuẩn bị cho ngày trở về với một món quà duy nhất : tiếng đàn của một nghệ sĩ tự do.

Mao Trạch Đông bị nhạc sĩ người Đức Johann Sebastian Bach đánh bại ngay trên sân nhà : 50 năm sau cuộc Cách Mạng Văn Hóa, giới thượng lưu Trung Quốc có thể bỏ ra đến 800 đô la để được thưởng thức những Variations Goldberg, Art de la Fugue hay Clavier bien Tempéré … dưới ngón đàn của nhạc sĩ dương cầm Chu Tiểu Mai (Zhu Xiao Mei).
Sinh năm 1949 tại Thượng Hải, Chu Tiểu Mai từng là công cụ, là nạn nhân của cuộc Cách Mạng Văn Hóa trước khi trở thành một nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng. Hiện tại bà được giới phê bình xem là một trong những « khuôn mẫu » trong số ít những người thể hiện thành công nhạc của Johann Sebastian Bach (1685-1750).
Bach, ánh sáng thiên thần trong những năm tháng đen tối
Là cô con gái thứ 5 trong một gia đình tư sản, chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, có khiếu âm nhạc từ bé, Chu Tiểu Mai sớm được mẹ hướng dẫn và tạo điều kiện cho theo học dương cầm. Mười tuổi, bông mai nhỏ của gia đình họ Chu được tuyển vào Viện Âm Nhạc Quốc Gia Bắc Kinh. Cả một tương lai đầy hứa hẹn mở ra trước mắt.

Mười bảy tuổi, giấc mơ của Tiểu Mai tan vỡ cùng với cuộc Cách Mạng Văn Hóa được Mao Trạch Đông phát động năm 1966. Nhạc cổ điển của Tây Âu bị liệt vào danh sách « văn hóa đồi trụy ». Sách vở, nhạc cụ bị đốt phá. Sân trường hay nhà hát của Viện Quốc Gia Âm Nhạc Bắc Kinh trở thành « tòa án », nơi các thầy cô giáo bị đem ra đấu tố và làm nhục.
Ở tuổi mộng mơ, Tiểu Mai đã được khuyến khích tham gia vào những buổi « đánh hội đồng ». Nạn nhân trực tiếp của bông mai nhỏ ấy, chính là những thầy cô giáo Tiểu Mai từng yêu kính, chính là người cha hy sinh nhiều cho cô con gái được học đàn, như nhạc sĩ họ Chu đã kể lại trong cuốn hồi ký La Rivière et son secret - Bí mật của dòng sông, nhà xuất bản Laffont năm 2007.
Hoa nở muộn
Chu Tiểu Mai xót xa cho quãng thời gian 5 năm bà bị đày về nông thôn, 10 năm phải sống xa âm nhạc. Cho tới một ngày dòng nhạc của tác giả người Đức, Johann Sebastian Bach như « ánh sáng thiên thần rọi xuống một vùng đất tăm tối » trên quê hương Mao Trạch Đông. Những nốt nhạc của Bach là niềm hy vọng, là sức mạnh vô hình, là phép lạ đưa Tiểu Mai trở lại Viện Quốc Gia Âm Nhạc Bắc Kinh.
Bốn năm sau ngày Mao Trạch Đông qua đời, Chu Tiểu Mai tìm được ngõ thoát, sang được Hoa Kỳ. Được ghi danh tại nhạc viện Boston, ban ngày đi học, tối về cô nhạc sĩ dương cầm đứng rửa bát cho một quán cơm Tàu của thành phố để kiếm sống.
Không thoải mái với nếp sống ở Mỹ, năm 1984, bông mai nhỏ của Thượng Hải tìm đến với Paris. Bà định cư hẳn nơi nhà soạn nhạc người Ba Lan, Frédéric Chopin, thế kỷ thứ XIX, từng chọn là quê hương thứ hai. Từ căn hộ nhìn ra tháp Eiffel, nhạc sĩ dương cầm họ Chu từng bước, chuẩn bị cho "ngày trở về" với nhiều bóng ma của quá khứ.
Ngoài 40 tuổi đời, sự nghiệp của nhạc sĩ dương cầm Chu Tiểu Mai mới thăng hoa : bà được mời dậy piano tại Học Viện Quốc Gia Âm Nhạc Paris. Bà nổi tiếng với những nhạc phẩm của Scarlatti, Haydn, Mozart hay Beethoven, Schumann, nhưng với bà, Bach luôn chiếm một chỗ đứng riêng biệt, vị cứu tinh của bà trong những năm tháng tuyệt vọng.
Ngày về
Chu Tiểu Mai đã nhiều lần lưu diễn vòng quanh trái đất, từ Châu Âu sang Nam Mỹ. Bà đã dừng chân tại Nga và cả Úc ... Nhưng phải đợi 35 năm sau ngày bỏ xứ ra đi, hoa mai nhỏ của Thượng Hải mới dám trở về trình diễn tại các nhà hát ở Bắc Kinh hay Thượng Hải. Bà do dự trước khi nhận lời biểu diễn tại Trung Quốc, nhất là chặng dừng ở Bắc Kinh.
Với Chu Tiểu Mai, bà sợ bóng ma của quá khứ lại hiện về, bà sợ là kẻ xa lạ trên chính quê hương mình, bà sợ là dòng nhạc của Bach không đủ sức lôi cuốn thính giả Trung Quốc ngày nay. Tất cả những lo âu ấy đã được xua tan trong chớp mắt.
Tháng 11/2014 Chu Tiểu Mai lên chương trình biểu diễn ở Thượng Hải, Thành Đô và Bắc Kinh. Tại bất cứ nơi nào, vé vào cửa cũng được bán hết trong chớp mắt.
Từng trải qua thời kỳ mà các nhạc cụ - từ dương cầm đến vĩ cầm và ngay cả các dụng cụ âm nhạc truyền thống của Trung Quốc, đều bị coi là những biểu tượng của thành phần tư sản, Chu Tiểu Mai khó có thể tin được cảnh nam thanh nữ tú ở Thượng Hải sẵn sàng xếp hàng cả đêm dưới mưa để mua cho được một chiếc vé vào nghe bà biểu diễn.
Mao thua Bach
Ở chặng đầu vòng lưu diễn tại Trung Quốc là Thượng Hải, Chu Tiểu Mai đã phải biểu diễn thêm một buổi để đáp lại thịnh tình của người hâm mộ. Là một nhạc sĩ, bà thực sự hạnh phúc khi thấy ngày nay, trên quê hương bà, biết chơi một nhạc cụ không còn là một cái tội, mà người ta hãnh diện cho con em học đàn, học nhạc. Chơi piano là biểu tượng của sự thành đạt trong xã hội.
Trong số hàng ngàn khán giả đến nghe Chu Tiểu Mai biểu diễn tại Bắc Kinh, có nhiều quan chức cao cấp trong chính quyền, trong ủy ban nhân dân thành phố và có cả con gái cố chủ tịch Đặng Tiểu Bình.
Chu Tiểu Mai không khỏi vui sướng thấy con cháu của Mao yêu âm nhạc, họ là những thính giả sành điệu về dòng nhạc cổ điển của phương Tây. Nhưng bà cũng không khỏi bùi ngùi nghĩ đến cả một thế hệ những nhạc sĩ đàn anh, đàn chị, đã bị Cách Mạng Văn Hóa dập vùi.
Trong số đó có người bà ngưỡng mộ nhất là nữ nhạc sĩ dương cầm Cố Thánh Anh (Gu Shengying) : giải thưởng piano quốc tế Queen Elisabeth của vương quốc Bỉ năm 1964, nhưng rồi bị đấu tố là tư sản, bị mang ra làm nhục và cuối cùng, năm 1967, nhạc sĩ họ Cố phải quyên sinh, khi vừa tròn 30 tuổi.
Người thứ nhì mà bà cũng rất ngưỡng mộ là nhạc sĩ Ân Thừa Tông (Ying Chengzong), bởi ông có công với lịch sử âm nhạc của Trung Quốc. Nay là nhà soạn nhạc nổi tiếng, Ân Thừa Tông từng đoạt giải nhì cuộc thi quốc tế Tchaikovsky năm 1962, đã phải vắt óc sáng tác những bài ca ngợi thành tích Cách Mạng mà trong đó dàn nhạc sử dụng từ violon đến dương cầm, từ đàn cello đến sáo hay kèn hautbois chỉ để tránh cho những nhạc cụ đó không bị đem ra làm mồi cho lửa.
Từ trên sân khấu nhìn xuống thính phòng với hàng ngàn khán giả ở Bắc Kinh, Thượng Hải hay Thành Đô đều chăm chú thưởng thức từng nốt nhạc của Bach, Haydn …, nhạc sĩ dương cầm Chu Tiểu Mai nghẹn ngào thốt lên rằng « Xã hội không bao giờ được phép quên tầm mức quan trọng của văn hóa, giáo dục bởi đó là keo sơn để những con người cùng chung sống với nhau một cách hài hòa ».
Với nhạc sĩ Trung Quốc Chu Tiểu Mai, phép màu đem đến là chỉ với những nốt nhạc thanh cao, không cần hy sinh xương máu. Nhà soạn nhạc người Đức Johann Sebastian Bach đã thực sự tiến hành một cuộc Cách Mạng Văn Hóa dài hơi hơn 250 năm sau ngày mất, cách xa Leipzig vạn dặm, nơi Johann Sebastian Bach yên nghỉ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Đại_Vệ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-595800
Ngày cấp bằng
23/10/18
Số km
133
Động cơ
130,619 Mã lực
Thân phận những nghệ sĩ chân chính ở TQ.

Bị cuộc Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc vùi dập, nhạc sĩ dương cầm Chu Tiểu Mai tìm đường sang được Mỹ, nhưng Pháp mới là điểm đến sau cùng để "Bông Mai Nhỏ" Trung Hoa tỏa sáng. Tại Paris, trong gần 30 năm bà chuẩn bị cho ngày trở về với một món quà duy nhất : tiếng đàn của một nghệ sĩ tự do.

Mao Trạch Đông bị nhạc sĩ người Đức Johann Sebastian Bach đánh bại ngay trên sân nhà : 50 năm sau cuộc Cách Mạng Văn Hóa, giới thượng lưu Trung Quốc có thể bỏ ra đến 800 đô la để được thưởng thức những Variations Goldberg, Art de la Fugue hay Clavier bien Tempéré … dưới ngón đàn của nhạc sĩ dương cầm Chu Tiểu Mai (Zhu Xiao Mei).
Sinh năm 1949 tại Thượng Hải, Chu Tiểu Mai từng là công cụ, là nạn nhân của cuộc Cách Mạng Văn Hóa trước khi trở thành một nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng. Hiện tại bà được giới phê bình xem là một trong những « khuôn mẫu » trong số ít những người thể hiện thành công nhạc của Johann Sebastian Bach (1685-1750).
Bach, ánh sáng thiên thần trong những năm tháng đen tối
Là cô con gái thứ 5 trong một gia đình tư sản, chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, có khiếu âm nhạc từ bé, Chu Tiểu Mai sớm được mẹ hướng dẫn và tạo điều kiện cho theo học dương cầm. Mười tuổi, bông mai nhỏ của gia đình họ Chu được tuyển vào Viện Âm Nhạc Quốc Gia Bắc Kinh. Cả một tương lai đầy hứa hẹn mở ra trước mắt.

Mười bảy tuổi, giấc mơ của Tiểu Mai tan vỡ cùng với cuộc Cách Mạng Văn Hóa được Mao Trạch Đông phát động năm 1966. Nhạc cổ điển của Tây Âu bị liệt vào danh sách « văn hóa đồi trụy ». Sách vở, nhạc cụ bị đốt phá. Sân trường hay nhà hát của Viện Quốc Gia Âm Nhạc Bắc Kinh trở thành « tòa án », nơi các thầy cô giáo bị đem ra đấu tố và làm nhục.
Ở tuổi mộng mơ, Tiểu Mai đã được khuyến khích tham gia vào những buổi « đánh hội đồng ». Nạn nhân trực tiếp của bông mai nhỏ ấy, chính là những thầy cô giáo Tiểu Mai từng yêu kính, chính là người cha hy sinh nhiều cho cô con gái được học đàn, như nhạc sĩ họ Chu đã kể lại trong cuốn hồi ký La Rivière et son secret - Bí mật của dòng sông, nhà xuất bản Laffont năm 2007.
Hoa nở muộn
Chu Tiểu Mai xót xa cho quãng thời gian 5 năm bà bị đày về nông thôn, 10 năm phải sống xa âm nhạc. Cho tới một ngày dòng nhạc của tác giả người Đức, Johann Sebastian Bach như « ánh sáng thiên thần rọi xuống một vùng đất tăm tối » trên quê hương Mao Trạch Đông. Những nốt nhạc của Bach là niềm hy vọng, là sức mạnh vô hình, là phép lạ đưa Tiểu Mai trở lại Viện Quốc Gia Âm Nhạc Bắc Kinh.
Bốn năm sau ngày Mao Trạch Đông qua đời, Chu Tiểu Mai tìm được ngõ thoát, sang được Hoa Kỳ. Được ghi danh tại nhạc viện Boston, ban ngày đi học, tối về cô nhạc sĩ dương cầm đứng rửa bát cho một quán cơm Tàu của thành phố để kiếm sống.
Không thoải mái với nếp sống ở Mỹ, năm 1984, bông mai nhỏ của Thượng Hải tìm đến với Paris. Bà định cư hẳn nơi nhà soạn nhạc người Ba Lan, Frédéric Chopin, thế kỷ thứ XIX, từng chọn là quê hương thứ hai. Từ căn hộ nhìn ra tháp Eiffel, nhạc sĩ dương cầm họ Chu từng bước, chuẩn bị cho "ngày trở về" với nhiều bóng ma của quá khứ.
Ngoài 40 tuổi đời, sự nghiệp của nhạc sĩ dương cầm Chu Tiểu Mai mới thăng hoa : bà được mời dậy piano tại Học Viện Quốc Gia Âm Nhạc Paris. Bà nổi tiếng với những nhạc phẩm của Scarlatti, Haydn, Mozart hay Beethoven, Schumann, nhưng với bà, Bach luôn chiếm một chỗ đứng riêng biệt, vị cứu tinh của bà trong những năm tháng tuyệt vọng.
Ngày về
Chu Tiểu Mai đã nhiều lần lưu diễn vòng quanh trái đất, từ Châu Âu sang Nam Mỹ. Bà đã dừng chân tại Nga và cả Úc ... Nhưng phải đợi 35 năm sau ngày bỏ xứ ra đi, hoa mai nhỏ của Thượng Hải mới dám trở về trình diễn tại các nhà hát ở Bắc Kinh hay Thượng Hải. Bà do dự trước khi nhận lời biểu diễn tại Trung Quốc, nhất là chặng dừng ở Bắc Kinh.
Với Chu Tiểu Mai, bà sợ bóng ma của quá khứ lại hiện về, bà sợ là kẻ xa lạ trên chính quê hương mình, bà sợ là dòng nhạc của Bach không đủ sức lôi cuốn thính giả Trung Quốc ngày nay. Tất cả những lo âu ấy đã được xua tan trong chớp mắt.
Tháng 11/2014 Chu Tiểu Mai lên chương trình biểu diễn ở Thượng Hải, Thành Đô và Bắc Kinh. Tại bất cứ nơi nào, vé vào cửa cũng được bán hết trong chớp mắt.
Từng trải qua thời kỳ mà các nhạc cụ - từ dương cầm đến vĩ cầm và ngay cả các dụng cụ âm nhạc truyền thống của Trung Quốc, đều bị coi là những biểu tượng của thành phần tư sản, Chu Tiểu Mai khó có thể tin được cảnh nam thanh nữ tú ở Thượng Hải sẵn sàng xếp hàng cả đêm dưới mưa để mua cho được một chiếc vé vào nghe bà biểu diễn.
Mao thua Bach
Ở chặng đầu vòng lưu diễn tại Trung Quốc là Thượng Hải, Chu Tiểu Mai đã phải biểu diễn thêm một buổi để đáp lại thịnh tình của người hâm mộ. Là một nhạc sĩ, bà thực sự hạnh phúc khi thấy ngày nay, trên quê hương bà, biết chơi một nhạc cụ không còn là một cái tội, mà người ta hãnh diện cho con em học đàn, học nhạc. Chơi piano là biểu tượng của sự thành đạt trong xã hội.
Trong số hàng ngàn khán giả đến nghe Chu Tiểu Mai biểu diễn tại Bắc Kinh, có nhiều quan chức cao cấp trong chính quyền, trong ủy ban nhân dân thành phố và có cả con gái cố chủ tịch Đặng Tiểu Bình.
Chu Tiểu Mai không khỏi vui sướng thấy con cháu của Mao yêu âm nhạc, họ là những thính giả sành điệu về dòng nhạc cổ điển của phương Tây. Nhưng bà cũng không khỏi bùi ngùi nghĩ đến cả một thế hệ những nhạc sĩ đàn anh, đàn chị, đã bị Cách Mạng Văn Hóa dập vùi.
Trong số đó có người bà ngưỡng mộ nhất là nữ nhạc sĩ dương cầm Cố Thánh Anh (Gu Shengying) : giải thưởng piano quốc tế Queen Elisabeth của vương quốc Bỉ năm 1964, nhưng rồi bị đấu tố là tư sản, bị mang ra làm nhục và cuối cùng, năm 1967, nhạc sĩ họ Cố phải quyên sinh, khi vừa tròn 30 tuổi.
Người thứ nhì mà bà cũng rất ngưỡng mộ là nhạc sĩ Ân Thừa Tông (Ying Chengzong), bởi ông có công với lịch sử âm nhạc của Trung Quốc. Nay là nhà soạn nhạc nổi tiếng, Ân Thừa Tông từng đoạt giải nhì cuộc thi quốc tế Tchaikovsky năm 1962, đã phải vắt óc sáng tác những bài ca ngợi thành tích Cách Mạng mà trong đó dàn nhạc sử dụng từ violon đến dương cầm, từ đàn cello đến sáo hay kèn hautbois chỉ để tránh cho những nhạc cụ đó không bị đem ra làm mồi cho lửa.
Từ trên sân khấu nhìn xuống thính phòng với hàng ngàn khán giả ở Bắc Kinh, Thượng Hải hay Thành Đô đều chăm chú thưởng thức từng nốt nhạc của Bach, Haydn …, nhạc sĩ dương cầm Chu Tiểu Mai nghẹn ngào thốt lên rằng « Xã hội không bao giờ được phép quên tầm mức quan trọng của văn hóa, giáo dục bởi đó là keo sơn để những con người cùng chung sống với nhau một cách hài hòa ».
với nhạc sĩ Trung Quốc Chu Tiểu Mai, phép màu đem đến là chỉ với những nốt nhạc thanh cao, không cần hy sinh xương máu. Nhà soạn nhạc người Đức Johann Sebastian Bach đã thực sự tiến hành một cuộc Cách Mạng Văn Hóa dài hơi hơn 250 năm sau ngày mất, cách xa Leipzig vạn dặm, nơi Johann Sebastian Bach yên nghỉ.

Tiểu Mai, văn hóa ươm cạn máu!
Mao Tuyển, bạo tàn bón khô xương.
 
Chỉnh sửa cuối:

fanbarca

Xe buýt
Biển số
OF-159192
Ngày cấp bằng
3/10/12
Số km
758
Động cơ
584,520 Mã lực
E ủng hộ e nó trốn, hy vọng e nó có quốc tịch khác và ko bị bắt về thì nhiều người acay e nó lắm. Hãy vác tiền rời China mà đầu ******* nước khác, cần gì đóng phim nữa 😛
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top