- Biển số
- OF-481966
- Ngày cấp bằng
- 4/1/17
- Số km
- 141
- Động cơ
- 195,951 Mã lực
Nông nghiệp chính (chính nhé, không phải toàn bộ) gồm: chăn nuôi; trồng trọt; đánh bắt; nuôi trồng thuỷ sản. Tất cả các mảng này hiện trạng của Việt Nam đang còn rất rất lạc hậu. Chúng ta đang làm ở quy mô nhỏ lẻ, mang tính tự cung tự cấp và còn rất xa mới đến được điểm gọi là sản xuất hàng hoá.
Như vậy, tiềm năng còn quá lớn, tại sao lại không làm nông nghiệp công nghệ cao?
Thực phẩm sạch bao gồm: giống đảm bảo (giống cây trồng, vật nuôi); quá trình chăn nuôi, trồng trọt sạch; thu hoạch sạch; chế biến sạch; bảo quản sạch; lưu thông sạch; điểm bán hàng sạch; chế biến thành món ăn sạch. Phải đảm bảo tất cả các khâu sạch thì mới có thực phẩm sạch.
Quá nhiều khâu, và mỗi khâu đều yêu cầu phải có quy định cụ thể thế nào là sạch, thế nào là được phép lưu thông sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chả có bất cứ quy định cụ thể nào. Bên cạnh đó thì các cơ quan chức năng thì quá vô trách nhiệm để sản phẩm bẩn lưu thông.
Tôi có thể khẳng định gần như 100% thực phẩm chúng ta đang ăn hàng ngày là thực phẩm không sạch.
Chúng ta đầu tư sản xuất sạch, thu hoạch chế biến sạch, giá thành sẽ không rẻ. Nhưng đầu ra chúng ta bán ở điểm bán bẩn, sản phẩm của chúng ta thành bẩn. Người dân thì không có bất kỳ ý thức thế nào là sản phẩm sạch, cứ ăn quen miệng, cứ giá rẻ là mua. Bạn không thể cứ vỗ ngực nói tôi đầu tư công nghệ, sản phẩm tôi sạch, mời mọi người lên tham quan mô hình chúng tôi đang làm. Xin thưa, hầu như không ai quan tâm đến bạn đâu. Ý thức xã hội kém trong khi Chính phủ thì không quy chuẩn, lực lượng chức năng thì thờ ơ, chúng ta cạnh tranh sao nổi với các sản phẩm nông sản mặc dù là kém chất lượng hơn nhưng tràn đầy và giá rẻ?
Trên đây mới chỉ là một số hạn chế mang tính tổng quan. Đi sâu vào còn rất rất nhiều hạn chế chi tiết nữa. Vì vậy, tôi khuyên thực cụ chủ thớt là đừng nên làm nông nghiệp công nghệ cao trong giai đoạn hiện tại. Bạn có thể ấp ủ ý tưởng, nhưng không nên triển khai trong giai đoạn hiện tại.
Ps: tôi đã làm thực, quy mô không nhỏ nên những gì tôi chia sẻ không chỉ là lý thuyết.
Như vậy, tiềm năng còn quá lớn, tại sao lại không làm nông nghiệp công nghệ cao?
Thực phẩm sạch bao gồm: giống đảm bảo (giống cây trồng, vật nuôi); quá trình chăn nuôi, trồng trọt sạch; thu hoạch sạch; chế biến sạch; bảo quản sạch; lưu thông sạch; điểm bán hàng sạch; chế biến thành món ăn sạch. Phải đảm bảo tất cả các khâu sạch thì mới có thực phẩm sạch.
Quá nhiều khâu, và mỗi khâu đều yêu cầu phải có quy định cụ thể thế nào là sạch, thế nào là được phép lưu thông sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chả có bất cứ quy định cụ thể nào. Bên cạnh đó thì các cơ quan chức năng thì quá vô trách nhiệm để sản phẩm bẩn lưu thông.
Tôi có thể khẳng định gần như 100% thực phẩm chúng ta đang ăn hàng ngày là thực phẩm không sạch.
Chúng ta đầu tư sản xuất sạch, thu hoạch chế biến sạch, giá thành sẽ không rẻ. Nhưng đầu ra chúng ta bán ở điểm bán bẩn, sản phẩm của chúng ta thành bẩn. Người dân thì không có bất kỳ ý thức thế nào là sản phẩm sạch, cứ ăn quen miệng, cứ giá rẻ là mua. Bạn không thể cứ vỗ ngực nói tôi đầu tư công nghệ, sản phẩm tôi sạch, mời mọi người lên tham quan mô hình chúng tôi đang làm. Xin thưa, hầu như không ai quan tâm đến bạn đâu. Ý thức xã hội kém trong khi Chính phủ thì không quy chuẩn, lực lượng chức năng thì thờ ơ, chúng ta cạnh tranh sao nổi với các sản phẩm nông sản mặc dù là kém chất lượng hơn nhưng tràn đầy và giá rẻ?
Trên đây mới chỉ là một số hạn chế mang tính tổng quan. Đi sâu vào còn rất rất nhiều hạn chế chi tiết nữa. Vì vậy, tôi khuyên thực cụ chủ thớt là đừng nên làm nông nghiệp công nghệ cao trong giai đoạn hiện tại. Bạn có thể ấp ủ ý tưởng, nhưng không nên triển khai trong giai đoạn hiện tại.
Ps: tôi đã làm thực, quy mô không nhỏ nên những gì tôi chia sẻ không chỉ là lý thuyết.