Thế mới biết trên này nhiều cụ U sâu phết. Em nhớ cái ngòi bút, quản bút, dấy thấm, thước kẻ (gỗ)... thì mua của mấy bà hàng xén hoặc cửa hàng Bách hoá - Mậu dịch, còn vở hay giấy thếp thì phải đăng ký để nhà trường mua cho, mua ngoài rất khó. Mua giấy về ngồi khâu gáy đóng quyển, bọc giấy báo (Thằng nào có hoạ báo Liên Xô thì đỉnh cao luôn). Hết năm học ngồi lọc lại những trang chưa viết để làm quyển mới... Giấy viết rồi, tách đôi để làm nháp. Lọ mực dễ vỡ nên cho vào ống bơ, xung quanh nhét dẻ, luồn quai xách...
Nhân có cụ bàn về bút và giấy, tán thêm nào.
Hồi đó có ông bạn được người thân mang về loại bút và mực rất lạ, có nguồn từ Đức, Tiệp về làm quà cho tụi trẻ con, bút không dùng loại ruột lò xo xoắn bơm mực thông thường mà dùng loại ống mực (ca tut mực màu các loại), cứ hết ống lại lắp ống mới, mùi mực của tụi đó thơm nức, có đủ màu trong đó có loại màu xanh lá cây đặc biệt...
Còn giấy cũng có vài loại khác nhau:
+ nguồn trong nước giấy loại tồi thô rám, bề mặt giấy dôi khi còn bám xơ gai tre nứa! màu xỉn hay gọi là giấy "5 hào 2", loại này bán phổ biến nhất cho học sinh.
+ nguồn giấy mới từ nhà máy giấy Bãi bằng (NM Bãi bằng do Thụy điển viện trợ không hoàn lại, công suất 500000 tấn/năm, thực chỉ sản xuất có 200000t/năm do không có đủ nguôn liệu thô là tre nứa, bạch đàn... cho nó), thời kỳ đầu máy móc mới tinh, sản xuất với nguồn bột giấy từ Thụy điển, nên chất lượng giấy tuyệt hảo, trắng và bóng láng. Giấy này tốt, nhưng với học sinh cấp 1 viết bút chấm mực xanh, đen lại là khó vì nó bóng láng, lâu khô mực, nên hay dây mực lem nhem rất bẩn, chỉ hợp với in ấn hay họch sinh bút máy cấp 2, cấp 3.
+ nguồn giấy kẻ ô ly TQ: loại tốt kẻ ô ly màu xanh nhạt, thì chỉ mấy bậc đại học dùng, còn tập vở 100 trang giấy kém hơn với kẻ ô ly màu xanh lá cây, ô ly nhỏ, dòng kẻ ô rất đậm nên nhìn, hồi đó tôi nhớ là học sinh cấp 1, 2 khi viết là cứ cách 2 dòng ô ly mới viết một dòng! (có lẽ hợp với cách viết chữ TQ thôi).
+ bọc vở: phổ biến dùng họa báo LX hay tạp chí LX ngày nay, đôi khi ăn chắc mặc bền, dùng loại giấy nến/dầu màu nâu ngả vàng để bọc vở, loại này rất dai, bền do có một mặt láng keo hay nến chống ẩm, hết học kỳ lại lột ra bọc tiếp vở mới vẫn tốt.