Bài trước giới thiệu về hệ thống đẩy & tốc độ của TLHT. Tóm tắt lại 1 chút:
- Tốc độ tên lửa tỷ lệ nghịch với tầm bay, tầm bay trên 800km sẽ phải bay ở tốc độ cận âm, nếu không, việc bay xa ở tốc độ siêu âm sẽ tiêu thụ rất nhiều nhiên liệu và do đó dẫn đến kích thước tên lửa sẽ rất lớn.
- Tấn công ở tốc độ siêu âm sẽ có nhiều lợi thế rất lớn, đối phương ko kịp phát hiện/phản ứng/chống trả. Vậy nên, 1 số tên lửa được thiết kế để bay hành trình ở tốc độ cận âm, và chỉ tăng tốc sang siêu âm ở chặng tấn công cuối. Như vậy vừa tăng được tầm bay xa, lại vừa đạt được tốc độ tối đa lúc tấn công, trong khi kích thước tên lửa không đổi hoặc chỉ tăng lên chút ít. Smart quá !!!
>>> TIẾP THEO >>>
Đường bay của 1 tên lửa phụ thuộc 3 yếu tố: nền tảng phóng, hệ thống dẫn đường, và mục tiêu cần tiêu diệt. Do vấn đề dẫn đường đang hot, nên sẽ trình bày vấn đề này trước cho nó nóng sốt.
V. CÁC HỆ THỐNG DẪN ĐƯỜNG TÊN LỬA
Thông tin dẫn đường cho TLHT được cung cấp bởi Hệ thống định vị vệ tinh (GPS/GLONASS/...), Hệ thống dẫn đường quán tính, laser, TV (camera), hồng ngoại và radar (vô tuyến điện). Đôi khi việc kết hợp hai hoặc nhiều các hệ thống có thể được sử dụng để dẫn đường cũng như nhắm bắn mục tiêu được chính xác.
5.1. Hệ thống định vị vệ tinh (GPS/GLONASS/...)
Hình ảnh © Aerospaceweb.org
Một con chip GPS trong tên lửa lấy chỉ dẫn từ một vệ tinh trên không cho phép nó bay đến mục tiêu cố định với độ chính xác cao. Dẫn đường thứ cấp là dẫn đường truyền hình, thường được sử dụng với các tên lửa cận âm (e.g: Tomahawk) để xác định hoặc tái xác định mục tiêu (mới) cho tên lửa. Điều này làm tăng thêm xác suất đánh trúng mục tiêu của tên lửa.
5.2. Laser
Dẫn đường một tên lửa bằng Laser. Hình ảnh © Daniel Bechennec
Hệ thống dẫn đường bằng laser thường được sử dụng trên các tên lửa hành trình tầm ngắn. Một hệ thống nhắm mục tiêu laze sẽ "sơn" (chỏ) mục tiêu cần tiêu diệt. Một cảm biến laser trên khoang đầu của tên lửa sẽ phát hiện mục tiêu được "sơn" đó, và lái tên lửa bay về phía đó.
Hệ thống nhắm mục tiêu Laser không đáng tin cậy lắm vì sự hiện diện của bụi và khói trong chiến trường có thể gây nhiễu tín hiệu laser và mục tiêu sơn có thể không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy được với tên lửa. Nếu hướng dẫn laser được sử dụng trên tên lửa tầm xa, nó chủ yếu làm hệ thống nhắm mục tiêu thứ cấp và hệ thống nhắm cuối để tấn công chính xác vào một mục tiêu ở lẫn trong nhóm các mục tiêu không thù địch (dân cư).
5.3. Dẫn đường quán tính (Inertial)
Phần cứng hệ thống dẫn đường quán tính
Dẫn đường quán tính là điều mà mọi người ít quen thuộc. Đây là hệ thống hướng dẫn đơn giản và sớm nhất, nhưng ngày nay nó vẫn được sử dụng do sự độc lập của nó với các hệ thống hướng dẫn và hỗ trợ bên ngoài. Nó bao gồm đường bay được lập trình sẵn, sử dụng cảm biến chuyển động và con quay hồi chuyển để hướng dẫn tên lửa tới "khu vực gần" mục tiêu của nó và sau đó chuyển giao cho một hệ thống nhắm thứ cấp có độ chính xác cao hơn như GPS, Hồng ngoại hoặc Laser dẫn đường tiếp (tới mục tiêu).
Ví dụ tên lửa sẽ được lập trình như sau: Bay tại 300 m trong 60 giây, thay đổi hướng 7 độ về phía Đông Bắc, giảm độ cao xuống 100 m và tăng tốc độ đến 450 hải lý / giờ. Điều này cho phép tên lửa đi theo một con đường được lập trình trước mà nó sẽ không đi chệch hướng. Tên lửa như Brahmos sử dụng kết hợp dẫn đường quán tính và dẫn đường vệ tinh (GLONASS).
5.3. Truyền hình (TV)
Tên lửa dẫn đường truyền hình
Dẫn đường TV là một phương pháp đơn giản. Nó được sử dụng một mình (không có hệ thống dẫn đường thứ cấp) trong các tên lửa tầm ngắn. Hoặc nó được sử dụng như một hệ thống dẫn đường chặng cuối trong các tên lửa tầm xa. Nó bao gồm một máy quay truyền hình được đặt ở phần mũi của tên lửa. Khi tên lửa tiến gần mục tiêu, người vận hành có thể xác định trực quan (bằng mắt) mục tiêu và lái dẫn tên lửa về phía đó.
Nó rất hữu ích trong những tình huống cần phải tấn công chọn lọc mục tiêu ở khu vực dân sự. Vì người vận hành có thể nhận dạng trực tiếp những kẻ thù, nên sẽ tránh được thương vong của người dân thường.
Dẫn đường TV được sử dụng trên các tên lửa AGM 65 Maverick, Tomahawk và nhiều loại tên lửa khác nữa. Hệ thống dẫn đường TV này cho phép Tomahawk hủy bỏ cuộc tấn công trong trường hợp người điều khiển nhìn thấy một sự bất thường nào đó của mục tiêu, điều mà không thể được phát hiện bằng radar.
5.4. Dẫn đường hồng ngoại (Infrared - IR)
Dẫn đường IR cũng là một trong những hệ thống hướng dẫn sớm nhất. Tên lửa có thành tích phá hủy khổng lồ với dẫn đường IR là Styx của LXô/Nga. Tên lửa này với đầu đạn hạt nhân 450 kg và thiết bị dẫn đường cuối IR đã được sử dụng trong một số cuộc chiến ở châu Á, nơi nó đã cho thấy sức công phá khủng khiếp.
Dẫn đường IR gần như đã lỗi thời nếu chỉ được sử dụng một mình trong chiến tranh hiện đại vì nó có thể bị đánh lừa một cách đơn giản bằng cách sử dụng các tia lửa (nhiễu hồng ngoại). Nó cũng không có cách nào để phân biệt các mục tiêu thân thiện với những kẻ thù trong những khu vực đông đúc.
5.5 Dẫn đường Radar
Radar tìm đường của tên lửa Kh-35
Dẫn đường Radar là một trong những phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để dẫn đường cho các TLHT. Các Radar điều khiển tấn công có mặt trên tất cả các tàu chiến lớn và chúng chỉ thị các mục tiêu cho tên lửa để bay đến và tấn công. Các tên lửa này thường được trang bị các radar chủ động hoặc thụ động để dẫn chúng tới mục tiêu nằm ngoài "đường chân trời ra-đa" (ngoài tầm nhìn thẳng, ~30km trên mặt biển), (radar horizon).
Các radar thụ động căn cứ theo vào lượng sóng phát ra từ radar trên tàu/thiết bị của địch mà nó thu bắt được để để phát hiện và lái tên lửa tìm đến tiêu diệt chúng. Trong khi đó, các radar chủ động sử dụng chính lượng phát ra của chúng được phản xạ về để định vị các mục tiêu của địch (góc phương vị, góc tà/ngẩng và cự ly).
5.6 Dẫn đường bằng TERCOM/DSCAM
TERCOM sử dụng các đường đồng mức của bản đồ địa hình để dẫn đường cho tên lửa. Chỉ có các TLTCĐL (LACM) sử dụng kỹ thuật này, vì với các TLHTCT (AShM), trên biển không có địa hình nào để theo dõi đường đồng mức trên đó. Tên lửa định vị nó bằng cách so sánh độ cao của định địa hình khu vực nó bay ngang qua mà nó đo được (nhờ 1 radar đo độ cao) với các độ cao có trong bản đồ nó được nạp trước khi bay. Đôi lúc TERCOM được dùng kết hợp với hệ thống dẫn đường quán tính để giúp tên lửa bay theo đường bay được lập trình sẵn với độ chính cao./.
Bài trước giới thiệu chung về các loại tên lửa, tóm tắt lại 1 chút như sau:
- tên lửa "Đối-Đất" có 2 loại: tên lửa hành trình (Cruise Missile), và tên lửa đạn đạo
- tên lửa hành trình có 2 nhóm: tấn công đất liền (LACM, e.g: Tomahawk/Mỹ, ...), tên lửa chống hạm (AShM, e.g: P-15 Styx/LXo, Exocet/Pháp, Harpoon/Mỹ, BrahMos/Nga-Ấn, ...); 2 loại này chủ yếu khác nhau về đầu đạn & hệ thống dẫn đường.
<<<
III.HỆ THỐNG ĐẨY
Động cơ phản lực là hệ thống đẩy chính cho một TLHT. Trong động cơ phản lực, có nhiều loại được sử dụng trên các tên lửa khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu.
- Động cơ Turbofan và Turbojet được sử dụng trong TLHT cận âm (subsonic, Mach 0.8 - Mach1.2)
- Động cơ Ramjet và Scramjet được sử dụng trong các TLHT siêu âm/siêu thanh (supersonic, Mach 1.2 - Mach 5) và cực siêu âm (hypersonic, Mach 5 - Mach 10)
Một số TLHT siêu thanh như Klub, sử dụng một "động cơ tên lửa" (rocket engine) ở giai đoạn bay cuối để đẩy nhanh tốc độ lên mức siêu âm. Tuy nhiên, rất ít nước sử dụng động cơ tên lửa vì nó có phạm vi hiệu quả ngắn khi so sánh với "động cơ phản lực" (jet engine).
[FUN4U]: sự khác biệt chính giữa "rocket engine" vs "jet engine" là: "jet engine" lấy oxy từ không khí (rồi nén và đốt trong áp suất cao với nhiên liệu mang theo) và còn rocket dùng oxy trộn sẵn trong nhiên liệu (điều này cho phép các "rocket engine" hoạt động trong không gian vũ trụ). Điều này cũng dẫn đến sự khác biệt lớn khác, đó là "jet engine" có hai ống mở (một ống nạp và một ống xả), còn "rocket engine" chỉ có một ống mở (ống xả).
IV.TỐC ĐỘ
4.1. Cận âm (subsonic, Mach 0.8 - Mach1.2)
Exocet là một tên lửa siêu âm rất thành công
Tên lửa chạy bằng tốc độ thấp hơn tốc độ âm thanh (Mach 1) được gọi là TLHT cận âm. Ưu điểm được của việc bay với tốc độ cận âm là có tầm bay dài hơn (>800km). Tất cả các tên lửa hành trình với tầm vượt quá 800 km là loại cận âm.
Tên lửa cận âm có kích thước tương đối nhỏ so với các tên lửa siêu âm. Và việc phóng các tên lửa hành trình cận áp cũng dễ dàng hơn khi so sánh với các tên lửa siêu âm.
4.2. Siêu âm (supersonic, Mach 1.2 - Mach 5)
Tên lửa 3M54E Klub có giai đoạn bay cuối ở tốc độ siêu âm
Tên lửa bay nhanh hơn Mach 1 được coi là tên lửa siêu âm. Những tên lửa này được sử dụng quá mức bởi người Nga, người dựa vào tốc độ của những tên lửa này để né tránh phòng thủ của địch. Ưu điểm của tốc độ cao này là kẻ địch sẽ có ít thời gian hơn để phản ứng khi phát hiện tên lửa. Tốc độ cao cũng làm cho một số hệ thống phòng thủ trở nên vô dụng đối với những tên lửa này.
Điểm bất lợi là bạn không thể có một tên lửa siêu âm tầm xa mà không có kích thước cực lớn.
4.3. Cực siêu âm (Hypersonic, Mach 5 - Mach 10)
Tên lửa cực siêu âm Boeing X-51
Tên lửa bay với tốc độ vượt quá Mach 5 được gọi là tên lửa cực siêu âm. Những tên lửa này chủ yếu là thử nghiệm và hiện chưa được triển khai để sử dụng nhiều như các tên lửa siêu âm. Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc được cho là đang được phát triển & triển khai tích cực các TLHT cực siêu âm.