Tìm hiểu về ô tô (Phần 6) - Hệ thống lái hoạt động như thế nào?.

Raubac

Xe tăng
Biển số
OF-158
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,638
Động cơ
597,359 Mã lực
Với vợ cả chúng ta "con trồn" (to control) khó hơn vợ hai nhiều, mà mỗi bác "con trồn" một cách, không ai giống ai.
Mà nghe nói "vợ hai" còn có trợ lực cơ đấy, còn vợ cả thì trợ lực bằng gì nhể...lương tháng của ta chăng? :))
Với "vợ hai" thì "con trồn" ra sao? Cùng tìm hiểu xem chúng ta điều khiển "vợ hai" bằng cách nào: (y)
Tưởng cái Steerring System nó đơn giản vì ít khi hỏng vặt, nhưng khi "giải phẫu" ra thì cũng nhiều cái hay phết...:D

I/ Giới thiệu chung
Cơ cấu lái có nhiệm vụ đảm bảo sự chuyển động của ô tô theo định hướng của người lái.
Việc thay đổi hướng chuyển động của ô tô thực hiện bằng cách quay vô lăng, tác động đến hướng của bánh trước thông qua cơ cấu lái.
Không chỉ đơn thuần là định hướng, mà cơ cấu lái còn có một ảnh hướng lớn tới sự an toàn của chiếc xe.




Cơ cấu lái ở các xe đời mới hoặc các xe tải trọng lớn thường có thêm bộ phận trợ lực, có tác dụng làm giảm lực do con người phải tác động lên vô lăng, làm dịu đi sự va đập truyền tới vô lăng do đường xa không bằng phẳng gây ra. Bộ trợ lực cùng bố trí chung trong một tổng thành với cơ cấu lái.

Cái trợ lực đây này...



- Các thành phần của hệ thống lái



1) Vô lăng (Bánh lái-Steering wheel).
Đây là bộ phận quên thuộc với người lái xe, vì khi vận hành xe người lái phải trực tiếp lắm lấy vô lăng và xoay theo hướng mà mình muốn chiếc xe đi tới.
Vô lăng của Mercedes E280

photographer HuynhC240

2) Cột lái (Steering column).
Là thành phần kết nối vô lăng với bánh răng lái


3) Bánh răng lái (Steering gears).
Biến đổi momen xoắn từ vôlăng truyền tới bánh xe thông qua các khớp lái, làm xe chuyển hướng.


4) Khớp lái (Steering linkage)
Truyền lực từ bộ phận bánh răng lái đến bánh trước trái và phải.
Khớp lái kiểu bi tuần hoàn


5/ Một số loại truyền lực lái
Có 2 kiểu truyền lực lái là:
- Kiểu thanh răng và bánh răng (Rack-and-pinion type)


- Kiểu bi tuần hoàn (Recirculating-ball type)


* Tham khảo thêm: Hệ thống lái 4 bánh (4WS - 4 Wheel Steering)
4WS là chữ viết tắt của "4 Wheel Steering", nó là thiết bị điều khiển không chỉ cho bánh trước, mà còn cho cả bánh sau.
Khi thay đổi hướng xe, một chiếc xe bình thường chỉ có bánh trước dẫn hướng. Nhưng ở chiếc xe 4WS, bánh sau cũng thay đổi hướng khi vô lăng thay đổi góc lái.
Ở vận tốc trung bình và cao, khi chuyển làn đường, vào đường hình chữ S, hoặc chỗ ngoặt, bánh sau cũng được điều khiển chuyển động như bánh trước.
Trong trường hợp khác, khi xe không ở vận tốc lớn, bánh sau theo hướng ngược lại bánh trước khi đánh lái. (xem hình dưới)
P/S: Kiểu xe này em chưa gặp bao giờ, bác nào biết về loại này thì chia sẻ thêm với mọi người nhé! Thanks!



6/ Những yêu cầu của hệ thống lái
- Dễ điều khiển
Khi chiếc xe trên một địa hình xấu, đường cua gấp, hệ thống lái phải có khả năng điều khiển bánh trước một cách dễ dàng và trôi chảy.
- Vận hành chính xác
Một hệ thống lái hoạt động chính xác giúp cho người điều khiển có được những càm nhận và phản ứng chính xác, đối với các tình huống gặp phải trên đường.
- Êm ái
Nếu hệ thống hoạt động không êm ái, có thể đó là biểu hiện của một hỏng hóc nào đó đang tiềm ẩn. Đôi khi gây khó chịu, căng thẳng cho người điều khiển, gián tiếp gây mất an toàn.
- Rung động nhỏ nhất khi gặp những mặt đường sóc.
Một hệ thống lái tốt phải giảm thiểu được những rung động truyền từ bánh xe, mỗi khi đi qua mặt đường xấu.
 
Chỉnh sửa cuối:

Raubac

Xe tăng
Biển số
OF-158
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,638
Động cơ
597,359 Mã lực
II/ Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

1- Steering Wheel
Cái này thì quen thuộc quá rồi, mà cấu tạo cũng đơn giản nữa.
Ngày xưa thì chỉ có cái vành sắt tròn bọc nhựa, lắp vào cột lái, bắt chặt cái bu lông là xong, ở giữa thên cái núm còi.
Nhưng ngày nay nó được bọc da hoặc ốp vân gỗ, ngoài núm còi còn thêm các nút chức năng khác như: vô lum (+,-), khi đi ngang em nào xinh xinh thì ấn vào cái nút (+) để thể hiện tý :D , còn khi đi qua xx thì nhớ bứm vào (-) kẻo oan gia :P , rồi còn nút điện thoại, nút ...vv:)



2- Steering Column
Steering Column: Cột lái
Breakaway bracket: Rầm trên (rầm rời)
Lower bracket: Rầm dưới
Column tube: Vỏ trục chính
Steering main shaft:Trục lái chính


Nói đến cái cột lái thì trên đó còn có một mớ các thứ lằng nhằng khác, như: Ổ khóa điện, công tắc gạt mưa, công tắc các loại đèn, cần điều chính gật gù, cần số...vv
Nhưng tạm thời ta nghiên cứu cái trục lái chính đã! :69:

Cột lái gồm có trục lái chính, truyền chuyển động quay từ vô lăng tới bánh răng lái hoặc trục vít, vỏ trục lái bao quanh trục chính được cố định với vỏ xe.
Phần đầu trên của trục chính có hình côn và có rãnh, vô lăng được cố định ở đầu này bằng một đai ốc.
Trục lái chính được kết hợp với một bộ giảm chấn nhằm hấp thụ lực, ngăn ngừa trục lái thọc lên làm tổn thương người lái khi xe gặp sự cố. (thường là đâm vào tường cứng hoặc đâm đấu đầu)
Trục lái được lắp với thân xe bằng kiểu rầm chia rời, giúp cho trục lái dễ dàng bị biến dạng khi xe bị đâm.
Phần dưới cùng của trục lái chính được kết nối với bánh răng lái, thông thường bằng kết nối khớp các đăng, nhằm giảm thiểu các xung động truyền từ bánh xe lên vô lăng.



- Bộ phận giảm chấn: (không có cái này mà đâm đấu đầu là dễ xiên táo lắm đấy nha :P )
Khi chiếc xe gặp tai nạn, bộ phận giảm chấn ngăn không cho trục lái chính làm tổn thương người lái bằng hai mức độ: Gãy ngay khi xảy ra va trạm(primary shock); và hấp thụ lực của thân người lái va vào vô lăng do quán tính (secondary shock).

Bộ phận giảm chấn


Bộ giảm chấn cột lái được phân chia thành các kiểu sau:
* Kiểu rầm cong
* Kiểu bi
* Kiểu cao su
* Kiểu khớp nối
* Kiểu xếp.
Sau đây là một ví dụ:
Kiểu rầm cong.


Xem bên trong có zề nào:
Bộ phận giảm chấn gồm có rầm trên và rầm dưới, trục trung gian và tấm giảm chấn.
Trục lái và hộp bánh răng lái được kết nối với nhau thông qua trục trung gian.
Để khỏi phải lọ mọ giải phẫu vợ hai mời các bác nghía qua cái hình rồi ta bàn tiếp.(h)



Nó hoạt động ra sao nhỉ?
Khi hộp bánh răng lái chuyển động trong lúc va trạm (primary collision), trục trung gian được "thu" lại nhờ các khớp nối mềm or khớp các đăng, giảm khả năng cột lái và vô lăng bị ép vào trong cabin.
Khi một tác động được truyền tới vô lăng ở một vụ va trạm (secondary collision), cùng với bộ giảm chấn, túi khí sẽ hấp thụ lực tác động này.



(chưa hết đâu, còn nhiều vấn đề lắm ạ...:100: )

Phần tiếp theo, hệ thống "gật gù" và điều chỉnh chiều cao cột lái.
 
Chỉnh sửa cuối:

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Kính bác Râu 1 ly, em đang tìm hiểu hệ thống lái tất cả các bánh , khi chạy chậm thì chúng xoay bánh ngược nhau, khi chạy nhanh thì xoay cùng hướng, bác có tài liệu nào thì up luôn thể cho cùng một chỗ.
 

Raubac

Xe tăng
Biển số
OF-158
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,638
Động cơ
597,359 Mã lực
Cơ cấu tay lái "gật gù"

Sau thời gian "nghỉ đông" hơi bị lâu, nay nghe nói OF sắp phát hành cổ phiếu cho các thành viên năng câu bài...em lại có mặt :D

3/ Cơ cấu "gật gù"

Cơ cấu "gật gù" cho phép lựa chọn vị trí vô lăng (theo hướng thẳng đứng) để thích hợp với vị trí ngồi lái của người lái xe.
Cơ cấu tay lái nghiêng được phân loại thành loại điểm tựa trên và loại điểm tựa dưới.



- Cấu tạo
Cơ cấu tay lái nghiêng bao gồm một cặp cữ chặn nghiêng, bulông khoá nghiêng, giá đỡ kiểu dễ vỡ, cần nghiêng v.v...



- Hoạt động
Các cữ chặn nghiêng xoay đồng thời với cần nghiêng.
Khi cần nghiêng ở vị trí khoá, đỉnh của các cữ chặn nghiêng được nâng lên và đẩy sát vào giá đỡ dễ vỡ và gá nghiêng, khoá chặt giá đỡ dễ vỡ và bộ gá nghiêng.
Mặt khác, khi cần gạt nghiêng được chuyển sang vị trí tự do thì sẽ loại bỏ sự chệnh lệch độ cao của các cữ chặn nghiêng và có thể điều chỉnh trục lái theo hướng thẳng đứng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Raubac

Xe tăng
Biển số
OF-158
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,638
Động cơ
597,359 Mã lực
4/ Cơ cấu trượt
Cơ cấu trượt tay lái cho phép điều chỉnh vị trí vô lăng về phía trước hoặc về phía sau cho phù hợp với vị trí, tầm vóc của người lái xe.



- Cấu tạo
Cơ cấu trượt vô lăng bao gồm ống trục trượt, hai khoá nêm, bu lông chặn, cần trượt v.v...




- Hoạt động
Các khoá nêm sẽ dịch chuyển khi ta chuyển động cần trượt.
Khi cần trượt đang ở vị trí khoá thì nó ép các khoá nêm vào ống trục trượt và khoá ống trục trượt.
Mặt khác, khi cần trượt được chuyển sang vị trí tự do sẽ tạo ra một khoảng cách giữa các khoá nêm và ống trục trượt, và có thể điều chỉnh trục lái theo hướng về phía trước hoặc phía sau.


5/ Trục lái có cơ cấu "gật gù" và trượt điều khiển điện
Loại trục lái này điểu chính cơ cấu "gật gù" và cơ cấu trượt bằng điện.
Mỗi cơ cấu sử dụng một mô tơ và điều khiển bằng một công tắc.


- Cấu tạo
Cụm cơ cấu "gật gù" có điều khiển điện bao gồm động cơ điện, trục vít nghiêng, bánh vít nghiêng và thanh trượt.
Cụm cơ cấu trượt tay lái có trợ lực bao gồm mô tơ trượt, ống trượt và vít trượt.
Các công tắc để vận hành các mô tơ này đặt trên nắp trục lái.


Trên một vài loại xe:
Nếu công tắc tự động xoay nghiêng ở vị trí ON khi rút chìa khoá điện thì vị trí nghiêng của trục lái sẽ tự động chuyển động lên vị trí cao nhất và vị trí trượt sẽ ngắn nhất để người lái lên xuống xe được thoả mái.
Ngoài ra, vì ECU lưu giữ vào bộ nhớ vị trí trục do bộ cảm biến đọc, nên khi tra chìa khoá điện vào ổ thì trục lái lại quay trở về vị trí ban đầu.

Phần sau:
Cùng tìm hiểu tại sao có xe thì có thể dùng một ngón tay để đánh lái, có xe thì phải "đánh vật" với cái vô lăng?
 
Chỉnh sửa cuối:

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tài liệu của bác Râu trắng chuẩn thật ! Thế bác cũng bị cuốn theo trào lưu nhà nhà buôn cổ phiếu à?

Cái con 4x4 của em nó đang ủ một cái bệnh , là đánh lái một lúc thì mới thấy xe chuyển hướng , thế nên E toàn phaỉ đánh lái trước. Đến là mệt với nó , bác có cao kiến gì giúp em cái.
 

Raubac

Xe tăng
Biển số
OF-158
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,638
Động cơ
597,359 Mã lực
Land nói:
Tài liệu của bác Râu trắng chuẩn thật ! Thế bác cũng bị cuốn theo trào lưu nhà nhà buôn cổ phiếu à?
Cái con 4x4 của em nó đang ủ một cái bệnh , là đánh lái một lúc thì mới thấy xe chuyển hướng , thế nên E toàn phaỉ đánh lái trước. Đến là mệt với nó , bác có cao kiến gì giúp em cái.
Tại em nghe bác đồn OF sắp cổ phần hóa mà :))
đánh lái một lúc thì mới thấy xe chuyển hướng
Một lúc là mấy phút or mấy giờ hả bác? :D
HT lái của bác là thanh răng hay bi tuần hoàn? Em nghĩ nguyên nhân có thể do thanh răng, bánh răng và bi, rãnh bi bị mòn quá thôi.
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ờ hay nhể , để ngay mai ra chợ mua tí Hêlôtếch đổ vào xem , may ra thì hết bệnh , kô hết em lại cầu khẩn bác vậy.

Chậc chậc tí quyên , bác có Râu trắng à , hôm nọ E xem phim trên kênh đít co vơ ri thấy chúng nó quảng cáo 1 chiếc Subaru biết ngoáy cái đít, hẩy cái mông. Nó chạy sau 1 chiếc xe ngựa chở đầy táo trên 1 con đường rất hẹp, cứ pin pin còi mà kô vượt được. Vì ông lão nghễnh ngãng chất táo cao quá nên thỉnh thoảng táo rơi xuống đường , mỗi khi có quả táo rơi thì chiếc Su lại lắc mình tránh , đầu tiên là lắc đầu , sau lắc cả mình, cuối cũng thì mệt thấy lắc mỗi đít không mà đầu kô nhúc nhích tí nào. :D

Lúc mới đầu thì thỉnh thoảng mới rơi 1 quả, sau táo rơi nhanh dần , cuối cùng thì rớt như mưa luôn. Thế mà chiếc Su tránh cho kỳ hết cấm có để bánh chẹt lên quả nào. :^)

Mới xem tôi kô để ý nhưng mà khi thấy nó quay cận cảnh mỗi cái bánh sau quoay hướng mà bánh trước kô quay theo thì lấy làm quái lạ. Ờ cái thằng Nhựt chế tạo ra chiếc xe hiện đại như thế mà chỉ để tránh táo thôi thì đúng là lạ quá ! Hay nó dùng videoshop lừa phỉnh mình mua xe của nó nhẩy?
 
Chỉnh sửa cuối:

humxam

Xe hơi
Biển số
OF-2421
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
172
Động cơ
566,410 Mã lực
@ Land & Raubac !!!!

Các pac có tài liệu đi kèm xe hay tài liệu của các hãng cho em xin với ạ ! :^)

@ land !!!

Xe của pac là xe gì vậy? Cơ cấu lái (bao gồm cơ cấu lái bánh răng - thanh răng, cơ cấu lái trục vít - con lăn globoit, cơ cấu lái trục vít ê cu bi - thanh răng bánh răng ) của xe là một tổ hợp các chi tiết cơ khí dựa trên nền tảng là sự ăn khớp giữa các bánh răng nên độ trễ khi pac ôm cua chưa chắc đã xảy ra ở đây đâu. Theo em nghĩ nếu xe pac mà có trợ lực lái thì pac nên kiểm tra lại phần thuỷ lực ấy. Có thể là do một cái phớt chắn dầu nào đó không tốt hoặc lo xo bị giảm độ đàn hồi. :D
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cái xe của em cũng chả biết là nó dùng cái gì để xoay bánh xe, người thì bảo dùng thước , người lại hiểu biết hơn nói dùng bót. Để em đổ tí thuốc bắc kia vào xem có thấy chuyển biến gì kô đã , nếu kô hết bệnh em mổ nó ra hầu rượu các bác.
 

vina

Xe máy
Biển số
OF-1675
Ngày cấp bằng
23/9/06
Số km
91
Động cơ
571,310 Mã lực
Tuổi
58
Nơi ở
Trong thang máy
Có bác nào tăng góc quay vòng bánh xe dẫn hướng chưa???cho em hỏi tý kinh nghiệm,em đang phải chế cho góc đánh lái nó tăng lên cho một em tập lái ,các bác đi trước thì cho em xin tý kinh nghiệm !!!
 

vwscno1

Xe máy
Biển số
OF-2119
Ngày cấp bằng
24/10/06
Số km
96
Động cơ
568,160 Mã lực
Xe của em cứ chạy khoảng 90km là vô lăng rung bần bật theo chiều thẳng đứng. Em đang nghi là rotuyn đứng có vấn đề, bác nào gặp bệnh này chỉ cho em với nhé
 

hailua_dichat

Xe tải
Biển số
OF-179
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
239
Động cơ
583,390 Mã lực
Nơi ở
U U Minh Minh, Cà Mau
vwscno1 nói:
Xe của em cứ chạy khoảng 90km là vô lăng rung bần bật theo chiều thẳng đứng. Em đang nghi là rotuyn đứng có vấn đề, bác nào gặp bệnh này chỉ cho em với nhé
NO

Vỏ chửa

IF NOT

cân lại 2 bánh trước ( nhớ cân cả Niềng và vỏ_ cân bằng động càng tốt)

IF STILL NOT

Mang vô GaRa

IF ...

BOTAY.COM


@Vina
trộm nghĩ đừng ráng làm cái việc đó bác àh
1 vài thiết kế có con Bulông hạn chế hành trình lái , tháo nó ra hoặc xiết nó thêm vô cố thêm được 1 chút góc lái nhưng e lợi bất cập

Còn nhớ , Trong thiết kế lái chuẩn là cơ cấu 18 khớp với tâm quay , trục quay tính tóan vẽ vời tùm lum chắc bạn Hùm XÁm có thể kiếm được tài liệu trong trường và bạn Land có thể diễn giải 1 cách dân dã dễ hiễu

Nhưng tóm lại là can bác làm cái việc ấy , cho nó lành!
nếu muốn góc quay nhiều, nhớn , Dulịch thì bác cứ múc con HonDa cho em
còn đề nghiên cứu thì cứ mấy cái xe quân sự tỷ như của Nga Ngố là BTR60PB 4 cầu đều dẫn hướng cả
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Còn nhớ , Trong thiết kế lái chuẩn là cơ cấu 18 khớp với tâm quay , trục quay tính tóan vẽ vời tùm lum chắc bạn Hùm XÁm có thể kiếm được tài liệu trong trường và bạn Land có thể diễn giải 1 cách dân dã dễ hiễu
Em lạy bác , bác chơi khó cho Em quá , hay Em tìm hình vẽ cho bác rồi bác diễn giải cho mọi người được kô ạ. :D

@ Bác Vina
Có lúc Em cung nghĩ lẩn thẩn như bác , tính sao cho góc lái lớn hơn thiết kế của mấy thàng KS Nhựt Bổn. Nhưng nghĩ lại là moay ơ nó liền với cây láp , Các khớp của láp kô thể mở được lớn hơn thiết kế, bánh xoay nhiều quá thì láp nó quay sao được.

Mục đích của bác là làm cho bán kính quay nhỏ hơn nên bác vẫn còn có thể làm được là chế tạo ra một bộ chuyển hướng thứ 2, hoặc là ở bánh sau , hoặc là ở giữa thân xe.
 

hailua_dichat

Xe tải
Biển số
OF-179
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
239
Động cơ
583,390 Mã lực
Nơi ở
U U Minh Minh, Cà Mau
Land nói:
Em lạy bác , bác chơi khó cho Em quá , hay Em tìm hình vẽ cho bác rồi bác diễn giải cho mọi người được kô ạ. :D

@ Bác Vina
Có lúc Em cung nghĩ lẩn thẩn như bác , tính sao cho góc lái lớn hơn thiết kế của mấy thàng KS Nhựt Bổn. Nhưng nghĩ lại là moay ơ nó liền với cây láp , Các khớp của láp kô thể mở được lớn hơn thiết kế, bánh xoay nhiều quá thì láp nó quay sao được.
yeah, @Land đúng là như rứa
hồi những năm 80, SAMCO ( SG) đã từng có cái problem là khi chuyển lái , quyên không xử lý góc hạn chế hành trình
thê là khi giao xe cho khách chạy Phan Rang_ Đà lạt gì đó , quẹo mạnh quá, tuột cái khớp cạc đăng cầu phía bên tài ra , may mà xe đâm vô Taluy dương trên đèo Sông Pha nên hổng ai thiệt mạng

Vụ này tui nhớ rõ, vì mang xe cẩu của đơn vị đi cứu hộ ( hồi đó xe cẩu Vít Ke Reo Nhì hiếm lắm, chỉ bộ đội mới có) , sau đó Bảo Việt và SAMCO tranh chấp còn mang giấy xác nhận biểu tui xác nhận giùm theo thực tế hư hỏng mà

cho nên bữa nay đọc bài của bác Vina , nhớ tới vụ đó liền!!!

vài dòng dông dài cùng các bác!!!
 

friendly.vietnam

Xe đạp
Biển số
OF-565
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
42
Động cơ
579,220 Mã lực
xe em bị bệnh là vô lăng phải hơi ghì về bên tài 1 chút thì xe đi thẳng. Mới bị khoảng 2 tháng nay.

Nhờ các bác đoán bệnh để em đi sửa chữa chút. Đi đường xa hơi bị đau vai phải quá.

Cảm ơn các bác.
 

hailua_dichat

Xe tải
Biển số
OF-179
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
239
Động cơ
583,390 Mã lực
Nơi ở
U U Minh Minh, Cà Mau
friendly.vietnam nói:
xe em bị bệnh là vô lăng phải hơi ghì về bên tài 1 chút thì xe đi thẳng. Mới bị khoảng 2 tháng nay.

Nhờ các bác đoán bệnh để em đi sửa chữa chút. Đi đường xa hơi bị đau vai phải quá.

Cảm ơn các bác.
Xem thử cái mép vỏ bên trong 2 bánh trước xem có bị mòn hơn 2 mép ngoài khổng
Nếu đúng là mòn hơn thì mang xe đi chỉnh độ chụm bánh xe
chỉnh độ chụm ra sao thì lại phải viện đến bác Hùm hay bác Land , hehe!!!

Nếu 2 mép trong ngoài của 2 bánh trước mòn đều nhau thì đội xe phía trước lên rồi bẻ tay lái coi bên phải có bị sượng không?
Nếu đúng thì coi lại mấy cái bạc đạn hay bạc thau Ngõng trục

Nếu thấy nó quay trơn tru đều nhau thì ngồi cuống từng bánh xe trước hai tay đặt theo kim đồng hồ 9h15 và 6h00 rồi lắc qua lắc lại coi bạc đạn hay bạc thau trụ bánh xe có độ rơ không

Nếu vẫn chưa tìm ra bịnh thì lên xe , vô vòng bán kính nhỏ rồi khi vô đường thẳng buông tay coi vô lăng có tự trả không , nếu không tự trả hay trả chậm thì cái khung thang lái ( bao gồm cả các góc gama, alpha, bêta có vấn đề rồi ) xe bị đụng hay gặp vụ này và sửa nó phức tạp phết

bác cứ coi tuần tự coi sao, hy vọng là độ chụm , và qua mô tả , 90% là độ chụm bác àh!

àh , nhớ lại coi 2 tháng trước có đi bảo dưỡng gì mà phải thang lái ra K? tỷ như thay cao su láp, Bố Ly Hợp, thước lái...
 
Chỉnh sửa cuối:

Raubac

Xe tăng
Biển số
OF-158
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,638
Động cơ
597,359 Mã lực
Cám ơn sự cố vấn nhiệt tình của bác Hai, chắc bác friendly.vietnam đã có đủ cở sở để sử lý vợ hai của mình. :)

Em xin được tiếp tục với phần:

III/ Cơ cấu lái có trợ lực.
Để tăng khả năng lái xe,hầu hết các xe ô tô hiện đại đều có lốp rộng áp suất thấp để tăng diện tích tiếp xúc giữa bề mặt đường và lốp xe. Do vậy đòi hỏi nhiều lực đánh lái hơn.
Nếu tăng tỷ số truyền của cơ cấu lái thì có thể giảm được lực đánh lái. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến phải quay vô lăng nhiều hơn khi xe quay vòng và không thể quay góc ngoặt gấp được.
Do đó để việc lái được nhạy mà lực lái nhỏ thì cần phải có một số thiết bị trợ lái. Nói cách khác lái có trợ lực trước đây chủ yếu sử dụng trong các xe lớn thì này cũng được dùng cho các xe du lịch nhỏ.



1/ Các loại trợ lực lái
Có hai loại bao gồm loại trợ lái thuỷ lực và trợ lái điện.
Hiện nay, hầu hết các loại xe đều sử dụng trợ lái thuỷ lực. Ba bộ phận chính của trợ lái thuỷ lực là bơm, van điều khiển và xi lanh trợ lực.

2/ Hoạt động của của trợ lái thuỷ lực
Hệ thống lái có trợ lực sử dụng công suất của động cơ để dẫn động bơm trợ lực lái tạo áp suất thuỷ lực. Khi xoay vô lăng, sẽ chuyển mạch một đường dẫn dầu tại van điều khiển. Vì áp suất dầu đẩy pít tông trong xi lanh trợ lái, lực cần đề điều khiển vô lăng sẽ giảm. Cần phải định kỳ kiểm tra sự rò rỉ dầu.

Cua trái


Cua phải


3/ Cấu tạo bơm trợ lực lái
Trợ lực lái là một thiết bị thuỷ lực đòi hòi áp suất cao. Thiết bị này sử dụng lực của động cơ để dẫn động bơm trợ lực lái tạo áp suất thuỷ lực. Trong bơm sử dụng các cánh gạt nên loại trợ lái này có tên như trên.



- Thân bơm
Bơm được dẫn động bằng puli trục khuỷu động cơ và dây đai dẫn động, và đưa dầu bị nén vào hộp cơ cấu lái. Lưu lượng của bơm tỷ lệ với tốc độ của động cơ nhưng lưu lượng dầu đưa vào hộp cơ cấu lái được điều tiết nhờ một van điều khiển lưu lượng và lượng dầu thừa được đưa trở lại đầu hút của bơm.

- Bình chứa
Bình chứa cung cấp dầu trợ lực lái. Nó được lắp trực tiếp vào thân bơm hoặc lắp tách biệt. Nếu không lắp với thân bơm thì sẽ được nối với bơm bằng hai ống mềm.
Thông thường, nắp bình chứa có một thước đo mức đề kiểm tra mức dầu. Nếu mức dầu trong bình chứa giảm dưới mức chuẩn thì bơm sẽ hút không khi vào gây ra lỗi trong vận hành.

- Van điều khiển lưu lượng
Van điều khiển lưu lượng điều chỉnh lượng dòng chảy dầu từ bơm tới hộp cơ cấu lái, duy trì lưu lượng không đổi mà không phụ thuộc tốc độ bơm (v/ph).

- EHPS (trợ lái thuỷ lực-điện)
Nhìn chung một hệ thống lái có trợ lực sử dụng lực động cơ để dẫn động bơm trợ lực tạo áp suất thuỷ lực.
EHPS là một hệ thống lái có trợ lực sử dụng mô tơ để tạo áp suất thuỷ lực và giảm lực cần thiết để điều khiển vô lăng. Do hệ thống này giảm phụ tải trong động cơ, nên nó nâng cao tiết kiệm nhiên liệu. ECU kiểm soát tốc độ quay mô tơ (lượng xả của bơm) theo các thông số như tốc độ xe và góc quay của vô lăng.

 
Chỉnh sửa cuối:

Raubac

Xe tăng
Biển số
OF-158
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,638
Động cơ
597,359 Mã lực
- Thiết bị bù không tải

Bơm tạo ra áp suất dầu tối đa khi vô lăng quay hết cỡ sang phải hoặc sang trái. Lúc này phụ tải tối đa trên bơm làm giảm tốc độ không tải của động cơ.
Để giải quyết vấn đề này, hầu hết các xe đều có thiết bị bù không tải để tăng tốc độ không tải của động cơ mỗi khi bơm phải chịu phụ tải nặng. Thiết bị bù không tải có chức năng tăng tốc độ không tải của động cơ khi áp suất dầu bơm tác động lên van điều khiển không khí (lắp đặt trên thân bơm) để kiểm soát lưu lượng không khí.
Trong các động cơ EFI, khi áp suất dầu đẩy pít tông của van điều khiển không khí, van điều khiển không khí mở và lượng không khí đi tắt qua bướm ga sẽ tăng để điều chỉnh tốc độ động cơ.

4/ Hoạt động
- Bơm trợ lực lái
Rô to quay trong một vòng cam được gắn chắc với vỏ bơm. Rô to có các rãnh đẻ gắn các cánh bơm được gắn vào các rãnh đó. Chu vi vòng ngoài của rô to hình tròn nhưng mặt trong của vòng cam hình ô van do vậy tồn tại một khe hở giữa rô to và vòng cam. Cánh gạt sẽ ngăn cách khe hở này để tạo thành một buồng chứa dầu.
Cánh bơm bị giữ sát vào bề mặt trong của vòng cam bằng lực ly tâm và áp suất dầu tác động sau cánh bơm, hình thành một phớt dầu ngăn rò rỉ áp suất từ giữa cánh gạt và vòng cam khi bơm tạo áp suất dầu.
Dung tích buồng dầu có thể tăng hoặc giảm khi rô to quay để vận hành bơm. Nói cách khác, dung tích của buồng dầu tăng tại cổng hút do vậy dầu từ bình chứa sẽ được hút vào buồng dầu từ cổng hút.
Lượng dầu trong buồng chứa giảm bên phía xả và khi đạt đến 0 thì dầu trước đây được hút vào buồng này bị ép qua cổng xả.Có 02 cổng hút và 02 cổng xả. Do đó, dầu sẽ hút và xả 02 lần trong trong một chu kỳ quay của rô to.



- Van điều khiển lưu lượng và ống điều khiển

Lưu lượng của bơm trợ lực lái tăng theo tỷ lệ với tốc độ động cơ. Lượng dầu trợ lái do pít tông của xi lanh trợ lực cung cấp lại do lượng dầu từ bơm quyết định. Khi tốc độ bơm tăng thì lưu lượng dầu lớn hơn cấp nhiều trợ lực hơn và người lái cần tác động ít lực đánh lái hơn. Nói cách khác, yêu cầu về lực đánh lái thay đổi theo sự thay đổi tốc độ. Đây là điều bất lợi nhìn từ góc độ ổn định lái.
Do đó, việc duy trì lưu lượng dầu từ bơm không đổi không phụ thuộc tốc độ xe là một yêu cầu cần thiết. Đó chính là chức năng của van điều khiển lưu lượng.
Thông thường, khi xe chạy ở tốc độ cao, sức cản lốp xe thấp vì vậy đòi hỏi ít lực lái hơn. Do đó, với một số hệ thống lái có trợ lực, có ít trợ lực hơn ở điều kiện tốc độ cao mà vẫn có thể đạt được lực lái thích hợp.
Tóm lại, lưu lượng dầu từ bơm tới hộp cơ cấu lái giảm khi chạy ở tốc độ cao và lái có ít trợ lực hơn.
Lưu lượng của bơm tăng lên theo mức tăng tốc độ bơm nhưng lượng dầu tới hộp cơ cấu lái giảm. Người ta gọi cơ cấu này là loại lái có trợ lực nhạy cảm với tốc độ và nó bao gồm van điều khiển lưu lượng có một ống điều khiển.

 
Chỉnh sửa cuối:

friendly.vietnam

Xe đạp
Biển số
OF-565
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
42
Động cơ
579,220 Mã lực
@hailua_dichat: cách đây 1 năm, em có phục hồi thước lái do hỏng phốt ( chảy dầu ).

Có thể nguyên nhân cũng nằm trong phuột nhún trước ko bác Hai?

Vô lăng vẫn trả lại bình thường.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top