Iem cứ tưởng...
Mà Trang Kún là ai cụ?Iem cứ tưởng...
Em cũng tên Hoàng Trang, cũng yêu cún, cũng thà rằng ở vậy nuôi thân, Mỗi tội tuổi mới có 1 nhúm, và ko xinh xinh ngon ngonBà chị em quen, tuổi khơ khớ, xinh xinh ngon ngon là. stt lúc nào cũng thà rằng ở vậy nuôi thân hehe . Tên thật cũng Hoàng Trang nên em mới tưởng là mợ
Em ngủ đêm ngoài nghĩa địa lại thấy rất yên tâm vì người âm bảo vệ em
Em thích mấy ảnh này, nhất là ảnh có hàng cây lá vàng kia. Còn lại nhìn ớn lạnh, hay tại em xem phim nhiều quá. Mấy phim nước ngoài toàn lấy khung cảnh giết người chỗ nghĩa địa.
Ơn giời, cụ đã đổi avatar rồiEm ngủ đêm ngoài nghĩa địa lại thấy rất yên tâm vì người âm bảo vệ em
Cụ trêu em hai bố con nhà kia làm sót quy trình, khoảng 30 năm trở lại đây người chết trước khi đưa vào quan tài đều được lót một lớp lưới nilon phủ trà khô, nhưng nhiều nhà họ lót vải vì cho rằng trà khô làm đen xấu xương. Trước khi bốc từ dưới huyệt lên người ta túm cái lưới toàn bộ hài cốt lên rồi rửa xương bằng nước, tráng bằng rượu sau đó tráng qua một thứ nước thơm ngũ vị mùi thuốc bắc, sau đó xếp ra một tấm mền vải để ráo nước, đếm cho đủ xương trên toàn bộ cơ thể, cụ nào bên y học chắc biết rõ cấu tạo cơ thể người thì sẽ rõ còn bọn em đếm theo kinh nghiệm. Sau khi xương cốt khô ráo và đếm đủ mới xắp vào trong quách có phủ lớp vải đỏ, lúc ấy chủ nhà có đặt thêm một hai lai vàng vào cho người chết rồi đóng nắp lần cuối cùng. Việc làm lăn lóc sọ người như vậy là vô cùng hiếm và bất cẩn đáng trách.Mợ cố thêm chục năm nữa là bằng con mẹ kia rồi còn gì thôi mợ với em trả thớt cho cụ Đào.
Quay giở lại với vấn đề của cụ Đào, trước em xem bốc mả, 2 bố con nhà này là một team, ông bố ngồi dưới đưa xương lên cho thằng con sắp vào tiểu. Ông con loay hoay thế nào đá mệ cái sọ lăn ra sau bụi cỏ, lúc sau thấy 2 bố con tìm đỏ mắt chửi nhau ầm lên buồn cười voãi.
Cụ Đào có chuyện gì đáng nhớ khi tác nghiệp thì kể đi cụ
Cụ chủ có nhã hứng với phong cách kiến trúc này không
Tiện thể cụ chủ cho biết đào chỗ này tốn nhiều công không
Vâng em cũng chiều mợ hết sứcƠn giời, cụ đã đổi avatar rồi
208 Chiếc, có khi nào đếm thiếu thì sao cụ? Có phải mò lại không ạ?Cụ trêu em hai bố con nhà kia làm sót quy trình, khoảng 30 năm trở lại đây người chết trước khi đưa vào quan tài đều được lót một lớp lưới nilon phủ trà khô, nhưng nhiều nhà họ lót vải vì cho rằng trà khô làm đen xấu xương. Trước khi bốc từ dưới huyệt lên người ta túm cái lưới toàn bộ hài cốt lên rồi rửa xương bằng nước, tráng bằng rượu sau đó tráng qua một thứ nước thơm ngũ vị mùi thuốc bắc, sau đó xếp ra một tấm mền vải để ráo nước, đếm cho đủ xương trên toàn bộ cơ thể, cụ nào bên y học chắc biết rõ cấu tạo cơ thể người thì sẽ rõ còn bọn em đếm theo kinh nghiệm. Sau khi xương cốt khô ráo và đếm đủ mới xắp vào trong quách có phủ lớp vải đỏ, lúc ấy chủ nhà có đặt thêm một hai lai vàng vào cho người chết rồi đóng nắp lần cuối cùng. Việc làm lăn lóc sọ người như vậy là vô cùng hiếm và bất cẩn đáng trách.
Bọn em có vài kỷ niệm trong công việc nhưng không muốn kể ra đây.
Cấu tạo cơ thể người bọn em có được học qua và biết chút ít nên không bao giờ làm thiếu, nếu thiếu thì phải mò cho đủ mợ ạ208 Chiếc, có khi nào đếm thiếu thì sao cụ? Có phải mò lại không ạ?
Thứ 1 em chỉnh lại chút là các công trình người Pháp xây tại Việt Nam là theo phong cách Pháp, có nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với khí hậu, tập quán người ViệtEm thì cắm mặt vào mồ với mả hài cốt không có điều kiện để đi đây đi đó mà chỉ du lịch qua màn ảnh ngu phone nên ít nhiều cũng được xem nhiều công trình vĩ đại trên thế giới và em rất thích tìm hiểu về kiến trúc.
Em đã du lịch trên điện thoại qua nhiều nước Liên Xô, Hung Ga Ri, Tiệp, Áo, Đức, Pháp, Anh, Bỉ, Hà Làn và nhiều nước khác, nhưng em dừng lại ở nước Pháp nhiều nhất và nhận thấy một điều rằng rất nhiều công trình của Pháp giống những công trình của người Pháp xây dựng ở Việt Nam từ Bắc vào Nam như những tòa biệt thự cổ, những tòa nhà hành chính ở Hà Nội khu lăng Bác như tòa nhà bộ ngoại giao, rồi Bắc Bộ phủ, Viện Pasteur...và nhiều nhiều nữa. Sau thời gian nhiều thập kỷ mà sao những tòa nhà lớn vẫn tồn tại vẫn đẹp mãi theo thời gian, thậm chí cả những nhà cổ ở HN do người Pháp xây. Cứ thắc mắc mãi tại sao nó đẹp? Phải chăng nó đẹp ở cái tỷ lệ? Hay nó có một cái gì đó như ngôn ngữ kiến trúc mà em không định hình được, có những công trình mà người Việt bắt chước kiểu Pháp nhưng cũng không bao giờ đẹp được, thậm chí những biệt thự cổ hoặc những tòa nhà Pháp xây dựng ở bộ công an có cải tạo nhẹ là hỏng ngay về tổng thể.
Các cụ bên kiên trúc chắc được học về những thứ này mở mang em về các dòng các trường phái kiến trúc, ngôn ngữ kiến trúc qua các thời kỳ.
Em dốt văn gồng mình để viết toát mồ hôi, có sưu tầm được nhiều ảnh trên mạng nên không dám đưa lên đây vì không phải ảnh em chụp.
Em đồng ý với cụ, chơi trò bắt trước này that mạo hiểm về mặt kiến trúc nhiều khi làm không tới nom như nửa mùa, người không hiểu biết nhìn thì không sao mà gặp người hiểu biết thì người ta bảo hai lúaThứ 1 em chỉnh lại chút là các công trình người Pháp xây tại Việt Nam là theo phong cách Pháp, có nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với khí hậu, tập quán người Việt
Thứ 2 các công trình kiến trúc Pháp đẹp ở các thức cột, gờ phào chỉ, các mô típ có nguyên tắc tạo nên sự hài hoà cân đối, tỷ lệ vàng và khó để thêm bớt, vì vậy nó đẹp mãi khi đã thuận mắt người nhìn. Các công trình thế hệ sau sao chép, ghép các thức mô típ vào không đúng chỗ, khiên cưỡng hoặc chưa hiểu hết nguyên tắc tỷ lệ và các thức nên không đẹp được như các công trình cổ điển do chính chuyên gia bản quốc thiết kế. Vì vậy các ông chủ muốn 1 công trình kiểu quốc tế nhưng giá rất tình thương mến thương Nam Việt thì quả là quá khập khiễng, vì vậy có xu hướng tránh khôg làm công trình cổ điển hay tân cổ điển vì đã làm thì phải làm cho tới.
Các thức cột điển hình như Doric, Ionic, Corinth
View attachment 527749 Doric
Ionic
Corinth