Tìm hiểu thêm về MTB : Săm – lốp và không chơi săm

vietlinh0504

Xe đạp
Biển số
OF-337974
Ngày cấp bằng
9/10/14
Số km
43
Động cơ
276,930 Mã lực
em vào hóng tí, ko biêt cái này vào xem các cụ phán=D>
 

Hungkaax1

Xe tăng
Biển số
OF-188686
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
1,026
Động cơ
341,876 Mã lực
Report: Sau 1 ngày chuyển sang ko sau thì lốp sau em hết hơi, lốp trước bình thường.

Em bơm lốp sau lên thấy có xì hơi ở một chỗ từ mép vành. Tháo lốp ra lắc cho keo vào chỗ xì thì ko thấy bị ra hơi nữa.

Kết luận sơ bộ: Cần đi thường xuyên để keo dàn đều và bịt kín những lỗ hổng.
Hôm trước em lắc lốp em mất 15p, lốp của cụ hơi vội chưa kịp lắc, với lại không bơm qua van được nên tanh lốp không được kín như lốp của em.
Mỗi lần em bơm chạy nhiều thì 2 tuần mới xuống chút, chạy ít thì 1 tuần. Ví dụ bơm 4kg thì chạy nhiều 2 tuần còn 3kg, chạy ít 1 tuần còn 3kg
 

ds2k

Xe hơi
Biển số
OF-27965
Ngày cấp bằng
29/1/09
Số km
114
Động cơ
485,540 Mã lực
Cám ơn cụ. Vậy tốt nhất là chạy thường xuyên cụ nhỉ.
 

forceNAF

Xe máy
Biển số
OF-165099
Ngày cấp bằng
4/11/12
Số km
71
Động cơ
347,597 Mã lực
đi công tác mấy hôm nên nay mới vào được, các cụ thông cảm. em đi clincher nên chỉ nói về cái này, mấy cái kia em chịu (hiện tại đang đi vỏ Schwalbe Road Cruiser, ruột Kenda), và em đi MTB đường trường có hơi tí tốc độ.

đầu tiên là vấn đề áp suất khi bơm:
cụ Hung bảo bơm theo kg em không rõ như nào, em chỉ biết BAR và PSI (em đoán bar chính là kg mà cụ nói :P). hầu hết vỏ càng lớn thì áp suất bơm càng nhỏ và ngược lại, cho nên khi cụ ấy bảo bơm ~50 PSI thì em đoán cụ ấy xài vỏ loại to. bản thân em luôn bơm cao hơn 1 BAR so với max ghi trên vỏ (của em max khoảng 4,5 bar). em thuộc loại hiền nhất hội vì hầu hết các anh khác đều quất 100 PSI ~ 7 BAR với vỏ 1.5
bơm căng như thế có nguy hiểm không? em xin mạnh dạn trả lời là KHÔNG. việc đi tưng tưng mà cụ Hùng đề cập em không rõ là mức độ như thế nào? nghe như thể đi trên đường làng hoặc ổ gà chứ không phải đường trải nhựa như Hà Lội :P ở chỗ em ở có cái trò là người ta sơn mấy vạch vôi làm thành cái gờ kiểu như giảm tốc ý. em chạy fork đơ toàn lướt (trên 35km/h, đang đi tập nên thế, đi dạo thì khác) qua chỗ đấy mà vẫn bình thường không sao cả, mấy cụ road khác em thấy vẫn phi ầm ầm chưa có ai ngã. để cuối tuần em làm cái ảnh cho dễ hình dung.
em quan niệm đã đi tốc độ thì nên quên vỏ gai đi cho nhanh dù là gai nhuyễn kiểu như Furios Red hoặc Cobra Skin. thay vì quan tâm xem nặng hay nhẹ thì việc giảm ma sát với đường nên ưu tiên hơn cả, sau đấy hãy ép cân. vỏ-ruột nặng hay nhẹ thì nó có ưu khuyết điểm cả. nhẹ thì "ra xe" nhanh, đi dốc tốt. nặng thì đường trường có "trớn". tùy sở thích mà chọn.
bơm căng giúp giảm ma sát, ngoài ra khi cán đá nó sẽ "bắn" đá bay ra ngoài chứ không ăn vào vỏ.

tiếp theo là việc thần săm hỏi thăm, thần lốp gọi tên :D
cái "đinh" mà chúng ta hay bị cán phải có khi nó chẳng phải đinh, mà nó là những thứ rất bé. trong em hay gọi là "ba dớ", không rõ ngoài ấy gọi thế nào, kiểu như đầu sợi cước bị gãy hoặc có khi mảnh tinh cực nhỏ. nó đâm vừa đúng qua lớp vỏ và để lại 1 lỗ bé như đầu kim trên săm. gặp cái này thì đúng hên xui, hên thì về đến nhà để qua đêm mới hết hơi (cái này em đã bị), xui thì tấp ngay vào lề. cụ nào xài săm mỏng thì phần xui nhiều hơn ;))
xẹp thì phải bơm, và bơm với áp suất em bảo như trên kia thì bơm mệt nghỉ 2-3 lượt mới căng ;)) đang đi xa mệt mà phải bơm xe bằng bơm mini thì thôi rồi, tìm hàng sửa xe máy để bơm cho nhanh, mà hàng thì toàn vòi to kiểu Mỹ **==. cụ nào xài van gạo em khuyên là mua đầu chuyển sang van to dắt túi, đâu chừng 10k/cái, khi hữu sự thì rất tiện.
chuyện giữ hơi thì xe đi chăm giữ hơi tốt hơn ít đi, mỗi cuối tuần thì em lau chùi xe và chăm sóc sên-líp tiện thể bơm xe luôn nên ít quan tâm vấn đề này, đi đường có chuyện thì 2k/bánh cực nhanh. cho nên van to là sự lựa chọn của em ạ


xin tạm hết ạ, nhớ ra gì nữa em xin bổ sung sau
 
Chỉnh sửa cuối:

Small man

Xe tăng
Biển số
OF-312632
Ngày cấp bằng
21/3/14
Số km
1,161
Động cơ
308,247 Mã lực
Như vậy, săm lốp có loại dùng để đi Đường Đua, có loại dùng để đi Đường Trường, có loại để đi Đường Núi, có loại để đi Đường Phố... Các cụ toàn kể tên các hãng nước ngoài. Riêng săm lốp Sao Vàng không thấy cụ nào liệt kê, chắc là laọi dùng để đi Đường... Chợ?
 

tubesd

Xe tăng
Biển số
OF-128180
Ngày cấp bằng
21/1/12
Số km
1,013
Động cơ
386,054 Mã lực
Nơi ở
cháu ở Hà Lội
Cụ forceNAF quả là kinh nghiệm, em xin trao đổi tí thế này:
Áp suất lốp cho MTB 35-60psi đó là vì tây lông đi MTB đúng với kiểu của nó. XC downhill hay freestyle thì cũng đều rất quăng quật và cần độ bám đường chứ không chạy trên đường nhựa như ta. Cho nên nếu chạy trên đường nhựa thì bơm căng hơn rating được. Cái lốp road mỏng hơn nhiều mà bơm căng hơn còn chịu được nữa là cái lốp MTB to tướng thế.
Áp suất lốp phụ thuộc vào cân nặng của người đạp, với người nhẹ cân thì bơm hơi căng nó đã tưng tưng rồi, nhưng với người to mập thì lại thành hơn non. Cho nên với mỗi người sẽ có 1 lựa chọn về độ căng của lốp cho 1 loại đường nào đó.
Đường Hà Nội trông thế thôi chứ ổ gà ổ voi cũng kha khá vì sở trường ở đây là nay xong mai đào ngày kia lấp ngày kìa xẻ đường tiếp. Nếu bơm căng quá là đi nẩy tức anh ách. Tất nhiên là không đến nỗi phải dùng giảm xóc, đi fork đơ vẫn ngon nghẻ.
Cái bơm mini hôm rồi thủng săm giữa đường em phải thay nên có dùng (mua gần 2 năm mới dùng đến). Công nhận là bơm mỏi tay nhưng lên được đủ áp suất. Bơm hàng thì tiện rồi, nhưng đi đường trường thủng săm giữa đồng không mông quạnh mà không có cái bơm mini đó thì cũng nhục, cho nên vẫn phải mang theo.
---
Cái đơn vị "cân" hơi là kgf/cm2, đúng là 1 cân = 1 bar.
"Ba dớ" ngoài này gọi là "ba via"
 

Hungkaax1

Xe tăng
Biển số
OF-188686
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
1,026
Động cơ
341,876 Mã lực
Phong cách đi ở HN và SG đúng là có khác nhau, ở đây bọn em gần như không mấy khi bơm lên áp suất quá cao đối với MTB, chỉ loanh quanh 4- 5kg, tức là tầm 50-75PSI, lốp hầu như dùng lốp 1.95, nghĩa là cũng không to quá. Như thế em thấy cũng đủ rồi. Ở HN cũng rất ít người chọn lốp trơn, hầu như đều có gai, nhỏ thì như Maxxis 310, FF, lớn thì Hutchison, Continental Race King,… và bọn em vẫn lên tốc độ >30km/h – 35km/h bình thường. Quả lốp City bản nhỏ của cụ thì em chưa có điều kiện thử qua thật. Cụ cho em chút nhận xét về việc so sánh lốp đó với các loại lốp MTB 1.95 - 2.0 trọc và gai nhỏ, vì em nghĩ chắc cụ thử qua các loại đó cả rồi.

Việc vỏ nặng di đường trường có trớn thì em không hiểu. Chẳng nhẽ road chuyên đi đường trường phải chơi vỏ nặng. Nếu nói như thế thì xe càng nặng đi càng trớn. Quan điểm của em vẫn là vành bánh săm lốp càng nhẹ thì đi càng nhanh, càng bon, còn trớn xe nó phụ thuộc vào cái Hub với cấu tạo khung chứ lốp chỉ là chuyện ma sát nhiều hay ít, trọng lượng nặng hay nhẹ. Em chạy Furios Fred với Maxxis 310 thấy cả 2 cặp lốp đó chạy nhanh không kém lốp trơn chút nào, và an toàn hơn. So với vỏ trọc thì đi Furious Fred AVG của em tăng khoảng gần 1km/h, từ hơn 30 lên 31. Em từng chạy lốp trọc khoảng 1 tuần xong chuyển sang FF, cũng có thể do tuần sau khỏe hơn tuần trước =)).

Ví dụ như Schwable Kojak, vỏ trọc rất nổi tiếng. Đã có nhiều người kêu ca về độ an toàn của cặp lốp này, Có chú Tây kêu thế này:” I did a 3 week tour in ireland last year on 26x2.00 Kojaks, and found them to be excellent even on forest tracks and sandy surfaces.But, I took them off my bike later in the year and replaced them with Supremes after I hit the deck on a wet corner, the first time I've ever come off my bike in 25 years. Whether it was definitely the Kojaks fault or something else was making the road slippier than normal, I don't know for certain, but it made me doubtful of the Kojaks in the wet…”. Còn ở Hà Nội thì cũng nhiều người vì sợ phải đi đòi tiền bảo hiểm răng nên đã bỏ cặp này.
Em vẫn nghĩ là FF và 310 không thua kém về mặt tốc độ so với lốp trọc. Vì ngoài việc có gai và không gai, thì mặc dù bản lốp to nhưng 2 loại này lại được thiết kế để có diện tích tiếp xúc với mặt đường nhỏ nếu đi đường bằng, chỉ khi đi đường chuẩn của MTB thì toàn bộ phần gai ở giữa lốp mới bám đường.

Em hoàn toàn toàn đồng ý với cụ về việc bơm căng chống đá, đinh tốt. Nhưng em bổ sung là lốp có gai nó chống đinh tốt hơn lốp trơn. Và từ lốp ô tô, xe máy cho tới xe đạp thì bơm căng luôn giúp đi nhanh hơn, nhưng giảm độ an toàn khi ôm cua, giảm cảm giác êm ái và làm lốp mau mòn hơn. Dĩ nhiên nếu đam mê tốc độ thì việc bơm căng để chạy tốc độ cao là việc phải làm, nếu không muốn bị thần Dớt gọi tên.

Chuyện van to van nhỏ thì như cụ nói, chỉ cần mang theo đầu chuyển nếu dùng van nhỏ là được, cất vào trong túi đồ là xong. Bơm thì cũng như cụ, em bơm thường xuyên để lốp giữ đúng độ căng, nên việc giữ hơi chỉ là 1 yếu tố nói để cho các cụ quan tâm đến vấn đề này. Hiện tại xe 26er em vẫn dùng Michelin C4 2 ngày bơm 1 lần, chỉ có xe 29 là tubeless
 
Chỉnh sửa cuối:

tubesd

Xe tăng
Biển số
OF-128180
Ngày cấp bằng
21/1/12
Số km
1,013
Động cơ
386,054 Mã lực
Nơi ở
cháu ở Hà Lội
- Vụ bánh nặng bánh nhẹ, với cùng tổng trọng lượng xe, người & đồ như nhau, thì đã có chứng minh bằng thực nghiệm. Nhìn chung là giống nhau. Còn bánh nhẹ ra xe nhanh là dễ hiểu.
- Vụ lốp trơn có ma sát tốt hơn trên đường bằng thì cụ xem ở đây: http://sheldonbrown.com/tires.html đọc phần Tread for on-road use
trích:
Bicycle tires for on-road use have no need of any sort of tread features; in fact, the best road tires are perfectly smooth, with no tread at all!
Unfortunately, most people assume that a smooth tire will be slippery, so this type of tire is difficult to sell to unsophisticated cyclists. Most tire makers cater to this by putting a very fine pattern on their tires, mainly for cosmetic and marketing reasons. If you examine a section of asphalt or concrete, you'll see that the texture of the road itself is much "knobbier" than the tread features of a good-quality road tire. Since the tire is flexible, even a slick tire deforms as it comes into contact with the pavement, acquiring the shape of the pavement texture, only while in contact with the road.
(Vì cụ đọc tiếng Anh tốt nên em ko dịch nữa)
Lốp road toàn là trơn mà vẫn có khuyến cáo bơm căng hơn 10psi nếu đi đường có đá vụn (không có nguồn cụ thể). Lốp trơn của MTB em nghĩ cũng thế, vì nguyên lý không có gì khác nhau.
Còn đi qua đường đá dăm phải vuốt lốp cho đá khỏi dính vào lốp đỡ bị chém như cao thủ xe đạp ở diễn đàn khác thì em chưa thử bao giờ (cái này áp dụng với road).
 

Fiat_ELX

Xe điện
Biển số
OF-468
Ngày cấp bằng
23/6/06
Số km
4,666
Động cơ
625,881 Mã lực
Tuổi
56
Các cụ tranh luận xôm quá, rất hay ạ, (y)

Em xin có tý ý kiến về bơm lốp, lốp bơm bao nhiêu phụ thuộc trước hết khuyến cáo của nhà sx (tất nhiên rồi đúng không ạ), thứ đến là chất lượng đường (đường càng nhẵn bơm càng căng, và ngược lại), tiếp đến là cân nặng rider (người càng nặng càng phải bơm căng, và ngược lại)

Chính vì bơm càng căng thì ma sát càng giảm, nhưng lực truyền tới bánh lại phụ thuộc ma sát, nên bơm căng quá sẽ dẫn đến 1 tình trạng bánh bị trượt so với mặt đường, kết quả là xe chạy chậm lại.

Vậy lốp bơm bao nhiêu sẽ khác nhau với từng xe, từng người và từng hôm chạy, thậm chí cả thời tiết mưa nắng ... không có 1 con số nhất định, mỗi người chạy sẽ rút ra 1 con số chi riêng mình.
 

XTC_HN

Xe hơi
Biển số
OF-333965
Ngày cấp bằng
9/9/14
Số km
130
Động cơ
280,783 Mã lực
Xe cac bac hay phai bom the. Xe em 2 thang nay chua bom lan nao. Hay do sam moi?
Dau chuyen van to de lam gi cac bac?
 

icameback

Xe hơi
Biển số
OF-341165
Ngày cấp bằng
2/11/14
Số km
136
Động cơ
275,116 Mã lực
Bài viết hữu ích quá. Cảm ơn cụ nhé
 

ds2k

Xe hơi
Biển số
OF-27965
Ngày cấp bằng
29/1/09
Số km
114
Động cơ
485,540 Mã lực
Em thấy các cụ hay thay loại Innova Cobra Skin cụ ạ.

Dòng treck 3500 lốp Bontrager LT3, 26x2.0" gai quá e thấy bảo nên thay mà kg biết thay loại gì phù hợp thành phố bác nhỉ? Giảm được trọng lượng thì tốt quá
 

ds2k

Xe hơi
Biển số
OF-27965
Ngày cấp bằng
29/1/09
Số km
114
Động cơ
485,540 Mã lực
Nếu cụ muốn đạp nhẹ thì nên thay, còn muốn rèn luyện sức khỏe thì để lốp xịn đi là chuẩn rồi ;)
 

lululala

Xe buýt
Biển số
OF-184180
Ngày cấp bằng
8/3/13
Số km
616
Động cơ
340,793 Mã lực
Em thấy các cụ hay thay loại Innova Cobra Skin cụ ạ.
E trc cũng thay cái này, cảm quan là nhìn nó bé hơn hẳn :)), mà nó cũng ko đẹp, chắc do khung e nó cũng to nên nhìn nó ko hợp, sau lại tháo ra thay Maxxis vào, vì thấy đi cũng ko khác nhau mấy
 

aotim

Xe container
Biển số
OF-131313
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
8,327
Động cơ
688,463 Mã lực
Nơi ở
Nude
Lốp trek là dòng bontrager kia bác
E trc cũng thay cái này, cảm quan là nhìn nó bé hơn hẳn :)), mà nó cũng ko đẹp, chắc do khung e nó cũng to nên nhìn nó ko hợp, sau lại tháo ra thay Maxxis vào, vì thấy đi cũng ko khác nhau mấy
 

Hungkaax1

Xe tăng
Biển số
OF-188686
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
1,026
Động cơ
341,876 Mã lực
Update phần 2 về lốp
to be continued...
Mời các cụ vào bóng bàn
 

Hungkaax1

Xe tăng
Biển số
OF-188686
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
1,026
Động cơ
341,876 Mã lực
Em thêm chút chút. viết ngắn ngắn chia nhiều lần cho đỡ ngại.
Mong các cụ có kinh nghiệm đóng góp thêm để bài viết được hoàn chỉnh ạ, thank các cụ.
Kinh nghiệm vào lốp:

Ngoài cấu tạo lốp, mỗi lốp MTB sản xuất ra hầu như đều có chiều lắp riêng. Nó có thể được đánh dấu bằng mũi tên trên lốp hoặc chiều gai lốp. Tuy nhiên không phải cứ lắp mũi tên đúng theo chiều quay của lốp là tốt. Đối với lốp trước, việc lắp lốp phải đảm bảo lốp bám đường, chống trơn trượt mà vẫn đạt tốc độ cao nên phải lắp lốp đúng chiều quay. Đối với lốp sau, có thể chọn lắp đúng chiều hoặc ngược chiều. Việc lắp đúng chiều sẽ làm xe chạy nhanh hơn một chút và nhìn đẹp, tuy nhiên thường em hay lắp lốp sau ngược với 1 số nguyên nhân sau:
  1. Phanh an toàn hơn: nhờ lắp ngược gai mà khi phanh bánh sau sẽ ít bị trượt và dễ kiểm soát hơn,
  2. Khi vượt chướng ngại vật thường lốp trước qua được nhưng lốp sau hay bị trượt, lắp ngược lốp sẽ giúp cải thiện đáng kể khả năng kiểm soát xe.
  3. Lắp ngược lốp sau sẽ giúp giảm nước bắn lên đầu khi đi trời mưa (thay vào đó sẽ bắn sang 2 bên nhiều hơn).
Kinh nghiệm vào lốp cho đẹp: căn phần chữ trên lốp sao cho chân van của vành ở chính giữa, hoặc ở đối diện.

Kinh nghiệm vào lốp cho chuẩn: sau khi vào lốp bơm thật căng để đường chỉ ở chân lốp thật đều với mép vành (ra hết lốp). Nếu bị lệch thì xả bớt hơi, bóp lại cho đều rồi bơm lại. Nếu lốp không ra hết thì bánh sẽ bị méo, đảo trong khi có thể vành cẫn cân. Các cụ nên kiểm tra xem lốp mình đã ra hết chưa.

Thay lốp thế nào: Khi lốp mòn nhiều thì các cụ phải thay để đảm bảo an toàn. Thường lốp sau sẽ món nhiều hơn lốp trước, thay cả 2 thì hơi phí. Tây nó bảo thay thì vứt lốp sau đi, thay lốp trước vào lốp sau và thay lốp trước mới hoàn toàn để đảm bảo lốp trước luôn có độ bám đường tốt nhất, đảm bảo an toàn. Đến khi cái lốp sau mòn thì lại thay tiếp như vậy. Em thấy kinh nghiệm này khá hay, đảm bảo hiệu quả mà tiết kiệm.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top