1- Ảnh trên cùng là FAMAS Pháp sản xuất, trang bị từ 8 đời không phải M16.
2- Monaco chưa bao giờ thuộc Pháp mặc dù nó bị vây 3 bề bởi nước Pháp.
3- 2 ảnh cuối là M18 (thu được từ 175, trước đó được dùng trong TQLC VN cọng hành) hàng niêm cất được đưa ra trang bị cho CS biển và HQDB nhá. Chăng có được tự cải tiến cải lùi giề sất.
Hồn ma nhà quí tộc hiểu biết rộng vãi 1 số thứ không thể kể ra ở đây.
Viết ra mốt, min chém liền
"Phiên bản Việt" của M16
Trong chiến tranh Việt Nam, AK-47 và M16 đã không ngừng chạy đua giành vị trí số 1 của chủng loại súng tiểu liên tấn công. Mỗi loại có những điểm mạnh yếu khác nhau. Tuy M16 có tốc độ bắn nhanh hơn, tầm bắn xa hơn và độ chính xác cao hơn nhưng AK-47 lại phù hợp một cách hoàn hảo với lối đánh du kích của Việt Nam nhờ tính đơn giản, độ tin cậy cao trong mọi điều kiện khắc nghiệt và uy lực mạnh trong cự ly gần.
Trong chiến tranh Việt Nam, AR-15 cùng phiên bản cải tiến M16 đã trở thành vũ khí tiêu chuẩn trong trang bị của quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Bởi vậy, sau chiến tranh, có rất nhiều súng AR-15 và M16 đã được Quân đội nhân dân Việt Nam thu hồi với con số ước lượng lên đến hàng triệu khẩu. Số vũ khí này hiện được biên chế làm vũ khí tiêu chuẩn cho lực lượng dân quân tự vệ khu vực miền Nam Việt Nam.
Một nhược điểm có thể nhìn thấy bằng mắt thường là M-16 có nòng khá dài. Điều này làm giảm tính cơ động của nó, để khắc phục nhược điểm này, trong chiến tranh Việt Nam, một phiên bản cải tiến của M-16 là XM177E2 (có tên gọi ban đầu là Colt 629 Comando, thuộc họ CAR-15) đã được thiết kế riêng cho các lực lượng đặc nhiệm, biệt kích với 2 cải tiến chủ yếu là điều chỉnh độ dài và loa đầu nòng dài hơn, đảm nhiệm cả hai chức năng giảm giật và che lửa. Các thông số kỹ thuật của XM177E2 tương tự như M16, trừ chiều dài nòng được rút ngắn còn có 292mm so với 508mm của M16, súng cũng nhẹ hơn.
XM177E2 được đưa vào Việt Nam năm 1966 trong chương trình thử nghiệm vũ khí lục quân của Mỹ, đầu tiên nó được trang bị cho lính Mỹ thuộc Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV) và một số đơn vị thuộc dạng đặc nhiệm của Quân đội VNCH. Sau khi chương trình thử nghiệm kết thúc, với tên gọi chính thức M177E2, loại súng này được trang bị rộng rãi cho Quân đội VNCH.
Sau năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thu được số lượng lớn loại này. Nhận thấy những ưu điểm của XM177E2, Việt Nam đã trang bị một số lượng nhất định cho các lực lượng đặc công, cảnh sát biển.
Nòng súng của M16 dài, khiến cho việc di chuyển trong không gian hẹp gặp nhiều khó khăn
Súng XM177E2 được trang bị cho lực lượng đặc nhiệm Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
Song song với quá trình sử dụng, quân đội nhân dân Việt Nam đã tiến hành nhiều đợt sữa chữa lớn. Trong quá trình sữa chữa, hiệu chỉnh súng cần phải chế tạo nhiều bộ phận thay thế. Chính quá trình chế tạo thay thế này đã giúp Việt Nam làm chủ được công nghệ chế tạo M16.
Đặc biệt, trong lễ diễu binh kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, một mẫu súng lạ với tên gọi M18 đã xuất hiện, gây được sự chú ý lớn cho giới phân tích quân sự. Trước đó, M18 đã được quan sát thấy lần đầu tiên trong dịp Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ quốc phòng thị sát hoạt động hợp luyện diễu binh.
Khối đặc công diều binh Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội với súng M18
Mặc dù chưa có thông tin chính thức nào khẳng định nguồn gốc đích xác của M18 nhưng dựa vào đặc điểm: nòng ngắn, báng có thể thay đổi độ dài và một số đặc điểm khác, M18 được nhận định là có nét giống với với XM177E2. Xét dưới nhiều góc độ, M18 có thể được coi là "phiên bản Việt" của M16.
Theo quan sát, M18 có kích thước nhỏ gọn, điều này phù hợp với các tình huống tác chiến trong không gian hẹp hoặc trong những nhiệm vụ đòi hỏi người lính phải linh hoạt đảm bảo bí mật khi tiếp cận mục tiêu, đáp ứng với nhiệm vụ của các lực lượng đặc nhiệm, cảnh sát biển.
Đặc biệt, ứng dụng công nghệ vật liệu mới (sử dụng nhiều hợp kim nhẹ, nhiều bộ phận làm từ nhựa tổng hợp), lại sử dụng cỡ đạn nhỏ nên M18 không tiêu tốn năng lượng của người lính khi di chuyển.
Có thể thấy trong tay những người lính quân đội nhân dân Việt Nam, vũ khí xuất phát từ Nga hay Mỹ, Tây Âu.. đều được khai thác một cách hiệu quả. Minh chứng cho điều này là hàng loạt vũ khí chiến lợi phẩm sau năm 1975 mà Việt Nam thu được sau từ Mỹ và VNCH đều góp phần hết sức to lớn trong công cuộc bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đó chính là truyền thống “mưu trí, sáng tạo” của Quân đội ta.
Theo Tri thức trẻ