Quay trở lại những năm 1980, Saudi Arabia được xem là “ nhà sản xuất chi phối thị trường”, có khả năng gia tăng hoặc giảm khai thác để duy trì giá dầu thô ở mức cao trên thị trường dầu. Điều đó, dĩ nhiên, xuất hiện sau khi thế giới hứng chịu 2 cú sốc trên thị trường dầu mỏ, một là cấm vận dầu mỏ Ả-rập năm 1973 và tiếp tục vào năm 1979, trong suốt cuộc cách mạng Iran. Trong suốt giai đoạn đó gía dầu từ mức 2 usd/thùng tăng vọt lên mức 35 usd/thùng.
Do giá cao tạo ra nhiều sản lượng hơn, OPEC, và các công ty dầu mỏ lớn của Mỹ, đã được hưởng lợi nhuận kỷ lục, trong khi các thành viên OPEC vượt qua giới hạn sản lượng của họ để mang lại doanh thu hơn bao giờ hết. Tới năm 1986, Saudi Arabia đã có đủ dầu thô để đẩ giá lên mức 10 usd/thùng và buộc các nước sản xuất dầu khác phải phụ thuộc mình.
Ngành công nghiệp dầu khí Mỹ lúc đó, bao gồm Oklahoma và Texas cũng như một phần lớn ở California đã bị sức ép mạnh mẽ của sự sụp đổ giá dầu. Các giếng mới không còn và không có khả phục hồi lại. Phần lớn khả năng khai thác dầu nội địa Mỹ lúc đó bị đình trệ, khiến nhiều công ty phải tuyên bố phá sản.
Saudi Arabia dường như một lần nữa sử dụng chiến thuật này để nắm quyền kiểm soát sản lượng dầu, doanh số bán và dầu thô trên toàn thế giới.
Điều này làm sống lại các mối nguy mới từ OPEC, và cụ thể hơn là Saudi Arabia, yêu cầu chính sách năng lượng tương đương với một phản ứng quân sự !!!
Trong khi chi phí cracking dầu và khí đốt đa dạng từ 50 usd đến 80 usd/thùng, Saudi dự định tìm kiếm mức giá sẽ buộc hoạt động sản xuất năng lượng Mỹ sụp đổ.