- Biển số
- OF-84662
- Ngày cấp bằng
- 9/2/11
- Số km
- 799
- Động cơ
- 418,262 Mã lực
- Nơi ở
- Hà Nội
- Website
- www.facebook.com
Khá nhiều bạn mới bước vào thế giới xe moto bike còn rất xa lạ với các thông số và khái niệm về giảm xóc sau, trong khi có thể họ biết khá nhiều thông tin về giảm xóc trước, topic này xin chia sẻ một vài khái niệm và thông số của giảm xóc sau, giúp bạn nắm được ý nghĩa tên gọi, thông số cơ bản để phòng trường hợp thay thế hoặc bảo trì giảm xóc sau cho xe mình.
Bài viết đi sâu vào giảm xóc dạng Coil Spring (dùng lò xo), các thông số cũng tương tự như Air Spring (dùng bơm hơi).
Cùng xem qua chi tiết các thành phần của một giảm xóc lò xo qua hình dưới đây (Giảm xóc DHX của Fox đã tháo bỏ phần lò xo)
A,G: Ống chỉ trục: dùng cố định trục để gắn với sườn của xe, ống chỉ trục này sẽ xoay nhẹ trong quá trình vận hành.
B,F: Là tâm của ống chỉ trục: dùng để gắn kết giảm xóc với sườn thông qua một con ốc.
C: Vòng nén lò xo (preload ring): Dùng để siết, nén lò xo để tăng hoặc giảm độ đàn hồi của lò xo khi gắn vào giảm xóc.
D: Vòng cao su định tuyến: Khi giảm xóc hoạt động, vòng cao su này sẽ chuyển động đến độ nén cao nhất mà lực tác động vào, từ đó giúp bạn biết được giảm xóc của bạn đã nén bao nhiêu để điều chỉnh thông số thích hợp.
E: Shaft, hay còn gọi là ti giảm xóc, ti phuộc, hoạt động như trục xi lanh khi giảm xóc vận hành.
Hầu hết các giảm xóc sau đều có vòng bánh hoặc nút điều chỉnh Damper (Rebound) để tăng hoặc giảm tốc độ nhún, bạn có thể điều chỉnh rebound cho giảm xóc trả về nhanh hoặc chậm tùy vào địa hình.
Các thông số của giảm xóc:
A: Chiều dài của 2 đầu giảm xóc tính từ tâm của trục ống chỉ.
B: Stroke: Hành trình tối đa mà giảm xóc có thể nén.
Ví dụ, một giảm xóc có ghi thông số theo hệ inch 9.5" x 3" hoặc hệ metric 241.3 x 76.2.
Chỉ số đầu là chiều dài A của giảm xóc (9.5" hoặc 241.3 mm)
Chỉ số sau là chiều dài B của giảm xóc (3" hoặc 76.2 mm)
Các thông số của lò xo:
Trong hình là ví dụ 1 lò xo của FOX với thông số (500 x 2.80) và Manitou (600 x 3.0). Chỉ số đầu chính là độ cứng của lò xo, được đo bằng đơn vị pound (lbs). Nếu bạn là người có trọng lượng nặng, bạn có thể cần đến lò xo có độ cứng khoảng 500 lbs trở lên. Hoặc nếu bạn là người có trọng lượng trung bình, bạn có thể chọn từ 400 - 500 lbs. Ngoài ra, độ cứng của lò xo còn phụ thuộc vào địa hình mà bạn thường sử dụng, ví dụ nếu bạn thường xuyên bay nhảy hoặc drop ở các pump lớn, lò xo phải chịu tác động lực lớn, bạn nên dùng lò xo có độ cứng cao, và ngược lại, bạn có thể chọn lò xo mềm hơn để di chuyển mượt và êm hơn trên các đoạn đường gồ ghề nhẹ.
Chỉ số thứ 2 là chiều dài độ nén tối đa của lò xo được tính bằng đơn vị inch, được tính bằng khoảng cách lúc chưa nén và lúc nén. Thông số nhỏ đồng nghĩa với độ nén thấp và ngược lại.
Chỉ số này phải bằng hoặc lớn hơn chiều dài Stroke (B) của giảm xóc, nếu thấp hơn, nó có thể sẽ gây ra hỏng hóc giảm xóc trong quá trình vận hành.
Hy vọng thông tin trên giúp bạn hiểu được phần nào cấu tạo và các thông số của giảm xóc, các thông số này cũng tương tự cho giảm xóc dùng hơi (Air), chỉ khác ở chỗ Air không dùng lò xo nén.
Bài viết đi sâu vào giảm xóc dạng Coil Spring (dùng lò xo), các thông số cũng tương tự như Air Spring (dùng bơm hơi).
Cùng xem qua chi tiết các thành phần của một giảm xóc lò xo qua hình dưới đây (Giảm xóc DHX của Fox đã tháo bỏ phần lò xo)
A,G: Ống chỉ trục: dùng cố định trục để gắn với sườn của xe, ống chỉ trục này sẽ xoay nhẹ trong quá trình vận hành.
B,F: Là tâm của ống chỉ trục: dùng để gắn kết giảm xóc với sườn thông qua một con ốc.
C: Vòng nén lò xo (preload ring): Dùng để siết, nén lò xo để tăng hoặc giảm độ đàn hồi của lò xo khi gắn vào giảm xóc.
D: Vòng cao su định tuyến: Khi giảm xóc hoạt động, vòng cao su này sẽ chuyển động đến độ nén cao nhất mà lực tác động vào, từ đó giúp bạn biết được giảm xóc của bạn đã nén bao nhiêu để điều chỉnh thông số thích hợp.
E: Shaft, hay còn gọi là ti giảm xóc, ti phuộc, hoạt động như trục xi lanh khi giảm xóc vận hành.
Hầu hết các giảm xóc sau đều có vòng bánh hoặc nút điều chỉnh Damper (Rebound) để tăng hoặc giảm tốc độ nhún, bạn có thể điều chỉnh rebound cho giảm xóc trả về nhanh hoặc chậm tùy vào địa hình.
Các thông số của giảm xóc:
A: Chiều dài của 2 đầu giảm xóc tính từ tâm của trục ống chỉ.
B: Stroke: Hành trình tối đa mà giảm xóc có thể nén.
Ví dụ, một giảm xóc có ghi thông số theo hệ inch 9.5" x 3" hoặc hệ metric 241.3 x 76.2.
Chỉ số đầu là chiều dài A của giảm xóc (9.5" hoặc 241.3 mm)
Chỉ số sau là chiều dài B của giảm xóc (3" hoặc 76.2 mm)
Các thông số của lò xo:
Trong hình là ví dụ 1 lò xo của FOX với thông số (500 x 2.80) và Manitou (600 x 3.0). Chỉ số đầu chính là độ cứng của lò xo, được đo bằng đơn vị pound (lbs). Nếu bạn là người có trọng lượng nặng, bạn có thể cần đến lò xo có độ cứng khoảng 500 lbs trở lên. Hoặc nếu bạn là người có trọng lượng trung bình, bạn có thể chọn từ 400 - 500 lbs. Ngoài ra, độ cứng của lò xo còn phụ thuộc vào địa hình mà bạn thường sử dụng, ví dụ nếu bạn thường xuyên bay nhảy hoặc drop ở các pump lớn, lò xo phải chịu tác động lực lớn, bạn nên dùng lò xo có độ cứng cao, và ngược lại, bạn có thể chọn lò xo mềm hơn để di chuyển mượt và êm hơn trên các đoạn đường gồ ghề nhẹ.
Chỉ số thứ 2 là chiều dài độ nén tối đa của lò xo được tính bằng đơn vị inch, được tính bằng khoảng cách lúc chưa nén và lúc nén. Thông số nhỏ đồng nghĩa với độ nén thấp và ngược lại.
Chỉ số này phải bằng hoặc lớn hơn chiều dài Stroke (B) của giảm xóc, nếu thấp hơn, nó có thể sẽ gây ra hỏng hóc giảm xóc trong quá trình vận hành.
Hy vọng thông tin trên giúp bạn hiểu được phần nào cấu tạo và các thông số của giảm xóc, các thông số này cũng tương tự cho giảm xóc dùng hơi (Air), chỉ khác ở chỗ Air không dùng lò xo nén.