Sơn giả carbon thì cũng giống như là sơn bình thường thôi các cụ ạ, nên vân carbon không có chiều sâu, không có độ bóng, và bề mặt mỏng, chỉ va quệt nhẹ là có thể bị trầy.
Phủ carbon thì được sử dụng bởi vải sợi carbon thật và xử lý bằng nhiều lớp keo cứng, bóng cho độ bền cực cao, có độ sâu và nổi bật từng vân vải. Với những va quệt bình thường thì chỉ bị trầy xước nhẹ lớp mặt ngoài, có thể dễ dàng xử lý bề mặt mà không cần phải mang đi sơn lại như sơn giả.
Tất nhiên phủ carbon cũng có nhược điểm là mất nhiều công hoàn thiện, vật liệu đắt tiền nên chi phí cũng cao hơn, thời gian thi công lâu hơn.
Một điểm nữa cần nói thêm về phủ carbon: Việc phủ carbon không phải cứ làm nhiều, cứ phủ hết là đẹp, mà chỉ cần một vài chi tiết trong nội thất hay ngoại thất để làm điểm nhấn thì sẽ khiến xe đẹp hơn nhiều là phủ toàn bộ, phủ mảng lớn, ... Đặc biệt, phủ carbon sẽ rất đẹp trên các chi tiết có bề mặt tương đối phẳng, ít góc cạnh.
Có cụ hỏi có phủ được vành không, em xin trả lời là phủ được, nhưng sẽ mất rất nhiều công mà chưa chắc đã đẹp và độ bền sẽ không cao vì phần vành xe luôn có độ biến dạng khi xe vận hành, cộng với tính đàn hồi của vành xe không nhiều như là các chi tiết nhựa và chi tiết nhỏ trên nội ngoại thất xe.
Xưởng độ bọn em còn chuyên về độ công suất nên thường hay ứng dụng cả việc phủ carbon và sợi vải carbon trong việc cách nhiệt và tăng độ cứng các chi tiết độ. Hiện tại bọn em vẫn sử dụng phương pháp phủ vải carbon để giúp cách nhiệt các đường ống khí nạp cho các xe thể thao độ turbo, nhằm đưa nhiều khí mát hơn vào trong buồng đốt, ...
Nói chung ứng dụng của carbon đã được biết đến từ lâu và được sử dụng nhiều trên thế giới nhưng tại Việt Nam thì cũng khá mới mẻ và bọn em cũng đang cố gắng đưa những ứng dụng này tới tay các cụ chơi xe nhà mình.