Thường trẻ con mà học giỏi, ham học thì sẽ tự học và mày mò tìm hiểu nghiên cứu kể cả đề xuất học thêm cô nào ở đâu. Vì thế bố mẹ chỉ như 1 nhà đầu tư cùng đàm phán với con, định hướng cách làm và thực hiện thôi. Chứ ko phải giục hay kè kè bên con để dạy để quát tháo.
Rất tiếc trường hợp như trên có lẽ nó chỉ chiếm 1% còn đa phần trẻ cũng như người lớn đó là ham chơi hơn ham học và học là bị ép học. Vì thế làm cha mẹ hãy đặt ra kỳ vọng cho con nhưng đừng gây áp lực lên con quá, nếu con mình ko thể học thành tài. Chính cái áp lực đã tạo ra sự hò hét ở mỗi gđ khi bố mẹ dạy học con cái.
Học là sự tiếp thu và ý thức của người học. Còn cứ học mà người học ko tiếp thu được thì đến 1 mức nào đó cũng dừng lại. Chứ cứ học trung tâm tốt, thày tốt mà con giỏi được có lẽ nhiều Gđ Đại gia ko thiếu tiền để thuê thày giỏi để đào tạo con họ thành tài đâu ạ.
Về cơ bản từ bẩm sinh + dạy dỗ chia thành 3 loại:
1. Thiên tài
2. Nhân tài
3. Đào tạo thành tài.
Cái số 1 chắc hiếm rồi, chúng ta ko bàn ở đây.
Cái số 2: Con cái như em nói ở trên chiếm 1% thì thường ở số 2 đấy ạ.
Cái số 3: Còn lại là đào tạo thành tài và bố mẹ nào cũng kỳ vọng cứ học nhiều, dạy nhiều, học nhiều, hò hét nhiều con sẽ thành tài. Cái số 3 nó có muôn vàn cách và các hệ lụy nó xảy ra là từ cái số 3 đó ạ. Các vấn đề ở theard này các Cụ/Mợ đang bàn cũng nằm ở cái số 3 đấy ạ
VD con cái chúng ta đã nằm ở số 3, lực học chỉ được 5,6 điểm có học mãi học suốt cũng chỉ lên tới 7,8 điểm. Còn muốn 9,10 điểm thì phải nằm ở số 1 số 2.
Tại sao bên Tây ko áp lực học hành như các gđ VN (chủ yếu nằm ở Tp lớn nhé) do bên Tây XH họ chuẩn nên mọi thứ nó vận hành tốt, bố mẹ ko phải áp lực và kỳ vọng đè lên con cái. Còn ở VN kỳ vọng của bố mẹ quá lớn.
Chính cái hệ lụy này nên học hành của trẻ từ bố mẹ mà ra, mọi gđ đều mệt mỏi khi có con đi học. Học đủ thứ, học suốt ngày. Nhưng lại ko biết con mình ở đâu và nằm ở trình độ nào để đào tạo.