- Biển số
- OF-313492
- Ngày cấp bằng
- 27/3/14
- Số km
- 916
- Động cơ
- 320,200 Mã lực
Chưa cụ ạ! Em mới biết đấy ạ, nếu được xin Cụ review giúp. Tks.Mợ LVD đọc cuốn này chưa?
Chưa cụ ạ! Em mới biết đấy ạ, nếu được xin Cụ review giúp. Tks.Mợ LVD đọc cuốn này chưa?
Oh, quyển này e đọc hồi bé và nó ghi dấu vào ký ức một cảm giác rất khó tả (mặc dù giờ đã quên chi tiết, chỉ nhớ láng máng là chuyện kể về học trò, có tý tình cảm kiểu trẻ con). Cụ mua sách ở đâu chỉ em với, nếu có file pdf thì em xin. Cảm ơn cụ nhiều.Cụ thích truyện thiếu nhi thì đã đọc "Có một mùa hè' của Đặng Ái chưa? ký ức tuổi thơ của em. Nay tìm đọc lại cho nhóc nhà em mà nó lại ko hào hứng.
Cụ anh có ebook cuốn này ko? Lâu lắm em ko đọc sách giấyTây Nguyên mợ ạ, bạn gái về nghỉ hè ở nông trường cafe, có mấy bạn nam ở đó chơi cùng toàn lấy biệt danh là Tống Giang với Hắc toàn phong mà em nhớ chi tiết ông Tống giang người gầy chân tong teo nên bị gọi là "ống giang"
Em cũng có hai cuốn này, riêng TDA thì hai cuốn gần đây nhất là Mối chúa và Đất mồ côi em đều mua được.1. Đất Mồ Côi - tiểu thuyết của lão Tạ.
Em đọc xong cuốn này mê mẩn quá nên rình tìm mua luôn bản bìa cứng đặc biệt giới hạn chỉ 60 cuốn về sưu tầm. May quá vài ngày tìm mua có anh chàng pass lại luôn! Quá may mắn, em quá mừng nên mua về ngay và liền, giờ đem về bỏ bọc bảo quản đẹp lắm các bác à!
2. Ba Người Khác - của cụ Tô Hoài.
Cụ nào không có thời gian đọc thì nghe tạm, nhưng giọng đọc miền nam ạCụ Nguyễn Xuân Khánh có mấy quyển phải nói là đỉnh cao vh VN:
_ về lịch sử: Hồ Quý Ly
_ về văn hoá dân tộc: Mẫu thượng ngàn
Nhưng sách của cụ NXK thường dày, bận mải thì ko đọc được.
Vâng, truyện này bối cảnh ở TP Thanh Hóa em tra vài địa danh như ngã 3 bia vẫn có. Truyện rất hồn nhiên trong trẻo....Oh, quyển này e đọc hồi bé và nó ghi dấu vào ký ức một cảm giác rất khó tả (mặc dù giờ đã quên chi tiết, chỉ nhớ láng máng là chuyện kể về học trò, có tý tình cảm kiểu trẻ con). Cụ mua sách ở đâu chỉ em với, nếu có file pdf thì em xin. Cảm ơn cụ nhiều.
(cách đây mấy năm em tìm ko thấy, giờ search thử thì thấy trên tiki, fahasa ... đều có cả, cụ ko phải chỉ nữa nhé)
xin hỏi CCCM, trên thực tế có 2 làng này k. Nếu có thì ở tọa độ vùng nào; liệu có thể đến chiêm ngưỡng cảnh vật triền núi khi chiều tà mùa hè đc k ạ. Xin cảm ơn.[QUOTE="xukthal, post: 66464951, member: 772930"
" 2 làng Tà pình và Động hía"
E oánh dấu xem nhớ lại kỷ niệm xưa.Vâng, truyện này bối cảnh ở TP Thanh Hóa em tra vài địa danh như ngã 3 bia vẫn có. Truyện rất hồn nhiên trong trẻo....
Có một mùa hè - Đặng Ái_P1. Buổi học cuối năm
Có một mùa hè (1987) - Đặng Ái tiểu thuyếtnangtrang.blogspot.com
E chưa đọc Tiếng sáo li hương, chịu k tìm được cụ ơi.Nếu chỉ xét về văn học, e thích đọc của Dương Thu Hương (chuyện tình trước lúc rạng đông, bên kia bờ ảo vọng, những thiên đường mù, hành trình thời thơ ấu). Mấy cuốn về chiến tranh của Lê Lựu ,Chu Lai (Thời xa vắng, ăn mày dĩ vãng. ..). Nguyễn Quang Sáng: cho tôi một vé đi tuổi thơ, tôi là Bê tô... Trước có bà Nguyễn Thị Ấm có cuốn “Tiếng sáo li hương” rất hay, giờ e ko tìm lại được
Em thấy truyện "F0 nằm điều trị" của tác giả kiều quang phúc là hay nhất! Trên OF ối cụ thích.
E lại oánh dấu.KQP thì hay nhất là cuốn "Hối hận" dưới bút danh thangtran nd
E oánh dấu chờ đọc.Năm 1996 em từng đọc hết 1 cuối tiều thuyết của Việt Nam tên là " Nỗi bất hạn trong tình yêu". Em không nhớ của tác giả nào. Nội dung rất hay. Em nhớ tên nhân vật trong tiều thuyết là Vang Khương Ly.
Cí cụ mợ nào đã từng đọc tiều thuyết này chưa ak
Đây là tập truyện ngắn. Tiếng sáo li hương đã được chuyển thể thành phim truyền hình. Tập truyện này đọc rất ma mị. Hư hư thực thực. Nó có sức cuốn hút rất lạ- với cá nhân em. Đây là một trong những cuốn sách e đọc một mạch từ đầu đến cuốiE chưa đọc Tiếng sáo li hương, chịu k tìm được cụ ơi.
Vâng, thanks cụ.Đây là tập truyện ngắn. Tiếng sáo li hương đã được chuyển thể thành phim truyền hình. Tập truyện này đọc rất ma mị. Hư hư thực thực. Nó có sức cuốn hút rất lạ- với cá nhân em. Đây là một trong những cuốn sách e đọc một mạch từ đầu đến cuối
Em đọc khá nhiều truyện cả Ta cả Tây nhưng khi đọc đến cuốn này của nhà văn Áo Stefan Zweig thì cực kỳ khâm phục lối hành văn của ông Chưa có 1 cuốn truyện nào mở đầu hay đến thế, những lời văn rất lôi cuốn mà lại khúc chiết... càng đọc càng mêChưa cụ ạ! Em mới biết đấy ạ, nếu được xin Cụ review giúp. Tks.
Ai đã có lần ghé vào phòng làm việc của một trạm bưu điện nông thôn nước Áo thì có thể coi như mình đã biết tất cả các trạm bưu điện khác, bởi lẽ chúng hầu như chẳng khác nhau là bao. Vẫn những đồ vật được sắp đặt, hay nói cho đúng hơn là được quy định sắp đặt theo một quy chế thống nhất, vẫn những dụng cụ có từ thời Franz Josef[1] và ở bất cứ đâu những vật dụng ấy đều mang dấu ấn của thói quan liêu nặng nề, ngay cả ở tận những xóm làng hẻo lánh vùng Tyrol băng giá cũng thế. Trong các trạm bưu điện ấy lúc nào cũng bốc lên mùi tù hãm của thuốc lá rẻ tiền và bụi giấy, những mùi vị đặc trưng cho các phòng giấy của nước Áo cổ. Các trạm bưu điện đó dù có ở nơi nào cũng đều được thiết kế giống nhau: từ tấm vách ngăn bằng gỗ với những ô cửa sổ nhỏ lắp kính chia căn phòng theo một tỷ lệ nhất định, như muốn ngăn đôi thế giới thành hai khu vực - khu vực dành cho khách hàng và cho nhân viên phục vụ. Trong khu vực dành cho mọi người chẳng có lấy một chiếc ghế hoặc những đồ dùng cần thiết dành cho khách hàng, điều ấy đã nói lên một cách rõ ràng rằng chính phủ rất ít quan tâm đến sự có mặt trong giây lát của mọi công dân trong khu vực ấy. Đồ gỗ duy nhất ở đây thường chỉ có một chiếc bàn viết phủ vải sơn dựng hờ hững vào tường. Tấm vải sơn nứt nẻ, loang lổ vết mực dù chẳng ai nhớ nổi trong cái lọ mực được bắt chặt trên mặt bàn đã bao giờ có một thứ gì, ngoài một chất lỏng lổn nhổn như cháo. Còn nếu tình cờ cạnh đấy có một chiếc bút thì chắc chắn là ngòi bút bị tòe, không thể viết được. Cơ quan ngân khố quốc gia chẳng những chỉ tiết kiệm trong các tiện nghi mà ngay cả trong hình thức cũng vậy. Kể từ khi nước Cộng hòa ra lệnh bãi bỏ các bức chân dung của Franz Josef đến nay thì vật trang trí duy nhất ở những nơi công cộng là những tấm quảng cáo lòe loẹt dán đầy trên các bức tường không quét vôi bẩn thỉu, kêu gọi mọi người đến xem các phòng triển lãm đã đóng cửa từ lâu hoặc mua vé xổ số. Còn trong một vài văn phòng khác, ít được ai ngó tới, vẫn treo những tấm áp phích hô hào mọi người mua công trái chiến tranh, với những thứ trang trí rẻ tiền như vậy lại còn kèm theo một lời yêu cầu không được hút thuốc lá và hầu như chẳng ai thèm chấp hành, sự hào phóng của quốc gia trong các văn phòng bưu điện chỉ được giới hạn có từng ấy....