Em thấy bộ Quan khí này tạm ổn, nếu xét các bộ quan trường hay bên Trung Quốc từ trước đến nay thì theo ý kiến cá nhân của em thứ tự sẽ là: quan thần > bí thư trùng sinh > quan thuật > quan khí = trùng sinh chi nha nội > ...
Quan thần miêu tả rất sâu sắc xã hội CT nước bạn, kết hợp với các vấn đề KTXH rất hay, chỉ tiếc là tiểu thuyết thể loại này bị siết chặt nên giờ không còn thấy bóng dáng trên văn đàn.
Quan khí là bộ đầu tiên em đọc về thể loại Quan trường của Trung Quốc, tuy nhiên bộ này yếu tố "siêu thực" (nhìn được quan khí) đóng vai trò quá nhiều trong các tình tiết nên làm giảm độ hấp dẫn của truyện, vô tình làm giảm năng lực chính trị của nhân vật chính. Các bộ truyện Quan trường TQ đều có 1 đặc điểm là không thể giải thích được yếu tố thành công của nhân vật chính nên thường lấy 1 đặc điểm "siêu thực" ra để giải thích như nhìn thấy quan khí của Vương Trạch Vinh, trùng sinh của Vương Tử Quân, Trương Thanh Vân,...với mục đích chính là:
1. Giải tích cho yếu tố thành công của nhân vật chính. Tương ứng với ngoài đời thực sẽ là dòng dõi lớn, thái tử đ,....
2. Để có tiếng là truyện hư cấu, tránh rắc rối khi truyện bị coi là nhạy cảm
Sau khi đọc qua vài bộ, em thấy các truyện đều có rất nhiều kiến thức hay, có những đoạn khẩu quyết em phải ghi lại vì nó khái quát rất đúng thực tế, có những tình huống xử lý của nhân vật chính mà mình có thể học hỏi, áp dụng ngoài đời. Vận hành của các cơ quan công quyền tương đối giống ở Việt Nam (về ủy ban, tỉnh ủy,...). Có thể coi mỗi bộ truyện là 1 bộ từ điển nhỏ về cách đối nhân xử thế trong quan trường, gia đình, đặc biệt áp dụng tốt cho các cụ làm trong cơ quan công quyền hoặc doanh nghiệp...
Thứ tự mà em đánh giá về độ hay là:
Bí thư trùng sinh > Bố y quan đạo > Quan khí > Quan thuật > Quan thương > ...Các bộ khác em không nhớ rõ vì không ấn tượng!
Riêng 2 bộ Bí thư trùng sinh và Bố y quan đạo thì thỉnh thoảng đọc lại vì truyện có nhiều tình tiết gay cấn, và khái quát khá nhiều kiến thức.
PS: Có 1 tư tưởng xuyên suốt trong các truyện và thực tế trong hệ thống chính trị Trung Quốc mà Việt Nam chưa có được đó là các cán bộ cấp cao nhất của Trung Quốc đều trưởng thành từ cấp cơ sở thấp nhất như thôn, xã, huyện,...và được coi là kinh nghiệm rèn luyện ở mức tốt nhất, gần dân, hiểu được đời sống quần chúng nhân dân. Cái mà thực tế ở Việt Nam còn thiếu! Chính tư tưởng này là cho các chính sách, quyết sách từ lãnh đạo của họ đúng đắn và sát với thực tế hơn ở VN nhiều!