Thờt này có tiến độ tốt quá nhể. Điều này chứng tỏ một điểm quan trọng "Chúng ta đều đang là những người có trách nhiệm với thời cuộc". Mặc dù mỗi người có một cách tiếp cận khác nhau, dữ dội có, dịu êm có nhưng đều chung một tâm thế "Quan tâm".
Quay lại chủ đề Biển Đông, thực ra chúng ta đã làm có toan tính trong toàn ván cờ mà không bị kéo theo những quan điểm mang tính phân cực khá mạnh.
Thân Tàu, Thân Mỹ,.... Cái chúng ta đang thấy họ bàn và viết lách nhiều chỉ là sự quan sát bề nổi xét đoán, suy diễn từ các hành vi thực tế mà các ông lãnh đạo đang thể hiện ra nhưng hãy kể đến mấy điểm để các cụ thử phán:
* Thân = Gắn kết, xác lập chính sách thiên lệch và gần như là dựa dẫm: Vậy chúng ta có những ai đang hoặc đã làm điều này?
* Chống = đi ngược lại, phản đối, cách ly một cách dứt khoát: Tương tự - có ai đã, đang làm điều này?
Sản phẩm của việc hiện diện các thành phần Trung quốc, Mỹ ..vv trong nền kinh tế Việt Nam: Đâu đó người ta nói Tàu chỗ này, chỗ kia và dị ứng với việc Tàu tham gia việc này, việc kia.
Cái này tôi xin thưa thớt một chút: Chính sách của Tàu cực kỳ nhất quán và có hệ thống và áp dụng một cách có chiến lược cho từng nhóm đối tác dựa vào việc họ hiểu rõ lỗ hổng chính sách của mỗi nơi mà vận dụng. Hàng tàu có ở khắp nơi trên thế giới là vì họ làm tốt điều đó. Việc ta để ông tàu vào nhiều vì mấy lẽ:
+ Chính sách (ví dụ cơ chế đấu thầu) của ta có quá nhiều lỗ hổng duy ý chí, cài cắm hoặc do cán bộ không đủ tầm làm chính sách nên chỉ ra chung chung, đến vấn đề cụ thể thì bế tắc;
+ Tính phòng ngừa trong chính sách và giải pháp can thiệp đối với các vấn đề kinh tế không được cân nhắc đầy đủ vì đội ngũ cán bộ của chúng ta có năng lực kém (ai làm với đối tác hợp tác với công chức nhà nước, đặc biệt các bộ thì sẽ hiểu) vì cơ chế tuyển dụng cán bộ kém;
+ Tầm nhìn về chính sách hạn chế vì hệ thống nghiên cứu phục vụ cho nó (dự báo chẳng hạn) không có chất lượng, thông tin thiếu;
+ Thiếu những người tâm huyết, biết bỏ qua những việc không ổn trong cơ chế nhà nước mà lăn xả vì sự cải thiện vì cho rằng lỗi hệ thống rồi, phải đập bỏ, phải thay máu, phải này phải nọ... nhưng tiếc rằng những điều đó chỉ có thể làm qua cách mạng trong khi lựa chọn chung của toàn thể nhân dân vẫn chiếm đa số là dành cho thể chế hiện tại.
Nói túm lại, nếu chúng ta cùng nhau đóng góp một cách thực sự tâm huyết cho cải thiện quá trình ra chính sách theo nhiều cách thông minh thì hệ thống sẽ dần chuyển theo hướng tốt hơn thay vì việc chọn đối đầu hoặc phản ứng mang tính đám đông là chính....
(Hơi lạc đề một chút nhưng đó là điều tôi muốn bày tỏ để dẫn về bài này).
Vậy Biển Đông ở đâu?
Đối sách với một quốc gia toan tính nhất quán, chiến lược dài hạn như Tàu thì Biển Đông sẽ là một thực tế mà nhiều khi phải chấp nhận một số điểm:
+ Giữ nguyên trạng >>> đó là điều quan trọng nhất vì mọi thứ cơ sở ta có đến giờ không được công nhận đầy đủ bởi trung quốc (UNCLOS, công ước về luật biển, quy tắc ứng xử này nọ ...vv)
+ Không là bên gây tranh chấp trước và điều này chúng ta làm quá tốt và kiểm soát tốt: Tại sao ta không kêu rằng REPSOL rút vì cái này, cái nọ? Nếu kêu to, tinh thần dân chúng sẽ lên cao vậy chúng ta đang chuẩn bị cho Hòa Bình hay Chiến tranh?
Mặc dù ta vẫn làm việc nâng cấp sân bay, cảng, giàn khoan, nhưng ta làm một cách âm thầm, như thế đỡ làm cho tình hình vượt sự kiểm soát. Trung quốc biết rõ điều này và can thiệp nhưng ta chống trả. Có ai biết việc Cảnh sát biển không ngủ, ngư dân không ngủ ngăn cho các giàn khoan, nhà giàn các chương trình khảo sát, lấn biển không?
Ai làm trong các đơn vị có dịp đi biển ra Trường Sa sẽ biết
+ Hoàng Sa: là việc đã rồi và cần đánh dấu mốc vào lịch sử để sẽ đòi lại khi cần, còn hiện tại, ai dám nói là đòi được Hoàng Sa? Thân Mỹ ư? Một quốc gia lấy lợi ích dân tộc làm cốt lõi thì dại gì mà họ đánh đổi để chọc giận Trung Quốc ...vv
Nói khác hơn, chúng ta đã làm được mấy điều từ 2002 đến giờ và nó là nguyên tắc tiếp cận tương đối hiệu quả trong vấn đề Trung quốc
Thử phản ứng >> xoa dịu >> Thử >>> rút và tất cả đều làm âm thầm (trừ HD981 là một phép thử không hiệu quả tại đất liền).
1. Đa phương hóa Biển Đông
2. Đa dạng hóa quan hệ
3. Sử dụng thuyền Mỹ, Nhật làm việc của Việt
4. Quốc tế hóa vấn đề này để gây quan tâm
Đó là lý do Biển Đông sẽ vẫn chưa dạy sóng cho đến ít nhất 1 năm nữa! Vì thế, hãy cống hiến hết mình cho sự thay đổi trong nước, sự mạnh mẽ kinh tế, tinh anh chính sách làm ta mạnh lên thì ta không còn hèn nữa mà phải dùng các võ này. Vì ông Tàu, luôn muốn chiếm cả Đông Nam Á và luôn muốn ông nào xung quanh nó phải yếu, phải phụ thuộc. Máy mạnh một chút tao sẽ cố dìm mày.
Hãy đọc và tìm hiểu về chính sách Hưng biên, phú dân của họ, hãy hiểu rõ Tàu thì ta sẽ làm được những việc hiện nay chưa làm được. Và đừng có cực đoan quá nhé, hãy bình tĩnh và hãy cống hiến nhiều hơn nữa!
Thật sự tôi ghi nhớ một quan điểm của một bác (Bên Thắng Cuộc) "Quan điểm của anh là tháo ngòi, đừng nên châm ngòi khi ta không nắm được điều gì sẽ đến"
Chúc mừng các cụ đã chịu khó đọc văn của em.