- Biển số
- OF-576494
- Ngày cấp bằng
- 29/6/18
- Số km
- 75
- Động cơ
- 141,450 Mã lực
Tiếng Anh có làm kiểu đọc xuôi ngược này được không các cụ nhỉ? Em nghĩ chắc không
Cho anh phát súng tim anh nát.Cho anh phát súng tim anh nát
Nhưng anh tin số phận anh còn
.....
Chiếc áo phơi sương tặng anh nhéCho anh phát súng tim anh nát
Nhưng anh tin số phận anh còn
.....
còn 2 câu nữa cụ ạCho anh phát súng tim anh nát
Nhưng anh tin số phận anh còn
.....
E học tiếng khác đâyCòn tuyệt vời hơn
"Sao nó không đến bảo?"
"Sao? Nó bảo đến không?";
"Sao nó đến không bảo?";
"Sao bảo nó không đến?";
"Sao? bảo nó đến không?";
"Sao? Bảo nó đến không?";
"Sao bảo không đến nó?"; "
"Sao? Đến bảo nó không?";
"Sao đến không bảo nó?";
"Sao đến nó bảo không?";
"Sao không đến bảo nó?";
"Sao không bảo nó đến?"
"Nó bảo sao không đến?";
"Nó bảo không đến sao?";
"Nó đến, sao không bảo?";
"Nó đến, không bảo sao?";
"Nó đến, sao bảo không?";
"Nó đến bảo không sao!";
"Nó đến, bảo sao không?";
"Nó không bảo, sao đến?";
"Nó không bảo đến sao?";
"Nó không đến bảo sao?"
"Bảo sao nó không đến?";
"Bảo! Sao không đến nó?";
"Bảo nó sao không đến?";
"Bảo nó: đến không sao.";
"Bảo nó đến sao không?";
"Bảo nó không đến sao?";
"Bảo đến sao nó không?";
"Bảo đến nó không sao!";
"Bảo không, sao nó đến?";
"Bảo! Không đến nó sao?"
"Không sao! Bảo nó đến.";
"Không! Nó bảo sao đến?";
"Không! Nó đến bảo sao?";
"Không bảo sao nó đến";
"Không bảo nó đến sao?";
"Không đến sao nó bảo?";
"Không đến bảo nó sao."
"Đến! Sao nó bảo không?";
"Đến! Sao bảo nó không?"
"Đến nó bảo không sao.";
"Đến nó không bảo sao.";
"Đến nó sao không bảo?";
"Đến bảo nó không sao!";
"Đến bảo sao nó không…";
"Đến không bảo nó sao?";
"Đến không? Bảo sao nó..."
cả lão Ốc này được lạiLại được cả lão Ốc nài
tiếng việt nghe đồn chỉ chuyên để biên nghị quyết thông tư nghị định thông báo chuẩn ko thể chỉnhTiếng Việt thì hay rồi, nhưng trong lịch sử văn vở Việt Nam có ngài Miên Tông đế hiệu Thiệu Trị làm một bài thơ theo đồ hình bát quái, có 56 chữ mà đọc ra thành 128 cách đọc khác nhau, mỗi cách là một bài thơ. Nhất lại bằng chữ Gio mới kinh. Nói về thơ hò vè dân gian các thức, Việt Nam mình ra thế giới nhận nhì chắc Liên Hập cuốc cũng không dám nhận nhất.
Cụ nói thế nào ấy chứ! Vừa rồi chả có cái CT mà mỗi nơi mỗi phách đấy thôi.tiếng việt nghe đồn chỉ chuyên để biên nghị quyết thông tư nghị định thông báo chuẩn ko thể chỉnh
EM nghĩ hôm nay cũng mát giờiNhiều bài thơ luật làm được kiểu này. Anh hàng xóm có bài Chức cẩm hồi văn vi diệu lắm.
Thơ kiểu này cũng nhiều bài mà.MỘT BÀI THƠ KỲ LẠ
Tiếng Việt của chúng ta thật tuyệt vời !
Phải nói là bái phục bài thơ lạ kỳ này. Bài thơ được chia sẻ từ nhà nghiên cứu Dân tộc học và Việt học Đinh Trọng Hiếu từ Paris đăng trên "Khuôn Mặt Văn Nghệ".
Không biết tác giả là ai, nhưng khi đọc bài thơ này ta vô cùng khâm phục tác giả của bài thơ, càng thêm yêu quý và càng phải giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt. Vậy mà có kẻ bày ra thứ trò cải tiến nhảm nhí và muốn phá hoại chữ nghĩa của bao thế hệ tổ tiên để lại.
Bây giờ ta hãy chiêm ngưỡng vẻ độc đáo của bài thơ này :
1. Bài thơ gốc :
Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.
2. Đọc ngược bài gốc từ dưới lên :
Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
Sóng lặng sông chờ khách lại qua
Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá
Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa
Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta.
3. Bỏ 2 chữ đầu mỗi câu trong bài gốc,
(Sẽ có một bài ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng) :
Cảnh xuân ánh sáng ngời
Thơ rượu chén đầy vơi
Giậu trúc cành xanh biếc
Hương xuân sắc thắm tươi
Khách chờ sông lặng sóng
Thuyền đợi bến đông người
Tiếng hát đàn trầm bổng
Bóng ai mắt mỉm cười.
4. Bỏ 2 chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên, ta sẽ được bài (ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng) :
Mắt ai bóng thướt tha
Đàn hát tiếng ngân xa
Bến đợi thuyền xuôi ngược
Sông chờ khách lại qua
Sắc xuân hương quyện lá
Cành trúc giậu cài hoa
Chén rượu thơ vui thú
Ánh xuân cảnh mến ta.
5. Bỏ 3 chữ cuối mỗi câu trong bài gốc :
Ta mến cảnh xuân
Thú vui thơ rượu
Hoa cài giậu trúc
Lá quyện hương xuân
Qua lại khách chờ
Ngược xuôi thuyền đợi
Xa ngân tiếng hát
Tha thướt bóng ai.
6. Bỏ 3 chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, ta đọc ngược từ dưới lên :
Cười mỉm mắt ai
Bổng trầm đàn hát
Người đông bến đợi
Sóng lặng sông chờ
Tươi thắm sắc xuân
Biếc xanh cành trúc
Vơi đầy chén rượu
Ngời sáng ánh xuân.
7. Bỏ 4 chữ đầu mỗi câu trong bài gốc :
Ánh sáng ngời
Chén đầy vơi
Cành xanh biếc
Sắc thắm tươi
Sông lặng sóng
Bến đông người
Đàn trầm bổng
Mắt mỉm cười.
8. Bỏ 4 chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, ngược từ dưới lên :
Bóng thướt tha
Tiếng ngân xa
Thuyền xuôi ngược
Khách lại qua
Hương quyện lá
Giậu cài hoa
Thơ vui thú
Cảnh mến ta
(Khuyết danh)
Đù mệ Ta còn tế sao bằng lậy....Tây ăn thua giề.Mệ, có thằng tây nó học tiếng Việt trong 1 cái group của bọn nước ngoài tại Việt Nam. Nó kêu tiếng Việt dễ, em gửi cho nó đoạn này bảo mày đọc có hiểu không?
Nó quỳ xuống nó lạy như tế sao
"Anh em mình sẽ tỉn tơi bời"EM nghĩ hôm nay cũng mát giời
NÀO mình nhập cuộc, bú bia hơi.
BỊ mệt chắc là do thời tiết
BỆNH tình tý nữa sẽ khỏi thôi
GỌI thêm vài Ô phơ ra ngồi nhé!
ĐIỆN thoại vài Chã nhậu cho vui ná
CHO vào nồi lẩu đuôi bò cái.
ANH em mình sẽ tỉn tơi bời…