Ông cụ nhà em cũng là người được góp 1 phần công sức để đi đến trận chiến thắng cuối cùng, mặc dù cụ xuất ngũ năm 1974 để về giải quyết việc gia đình
Ông cụ nhà em là lính mặt trận B5 Quảng Trị từ năm 1969, và những năm đó thì mặt trận B5 là mặt trận ác liệt nhất với 2 trận quyết chiến sinh tử là trận Đường 9 Nam Lào năm 1971 (Lam Sơn 719 theo cách gọi phía bên kia) và trận Thành Cổ năm 1972 mùa hè đỏ lửa
Cụ ông nhà em cũng là người chứng kiến giải phóng TX Quảng Trị, và là người làm hậu cần chỗ nghỉ cho Fidel khi lãnh tụ Cuba thăm Quảng Trị, ông vẫn ấn tượng với Fidel ở khả năng diễn thuyết hơn 2 tiếng trước công chúng mà không cần giấy tờ.
Cụ ông nhà em thuộc sư đoàn 304, chiến đấu dưới sự chỉ huy của tướng Hoàng Đan.
Bây giờ là 1 ông lão 84 tuổi, yên bình bên con cháu.
Có câu thơ nổi tiếng rằng "Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa". Có hàng triệu lớp thanh niên Việt Nam đã từng như vậy, khi tổ quốc cần họ bình tâm ra trận, và khi hết chiến trận họ lại bình tâm trở về làm người bình thường, cùng xây dựng và bồi đắp cho xứ sở.
Vào thớt cụ Ngao5 thấy, nhiều cụ còn quan điểm khác nhau, các góc nhìn khác nhau, thậm chí có cụ tiếc nuối 1 điều gì đó, điều này là phù hợp với bối cảnh là chúng ta đủ yên bình 50 năm vừa qua, bình tâm để xét đoán. Tuy nhiên như em vẫn nói trong nhiều thớt khác tương tự, dù nhìn dưới góc độ nào, thì trước hết phải đánh giá tầm vóc vĩ đại và sự thật lịch sử về các chiến thắng như ĐBP, hay GPMN năm 1975. Bởi vì có nó thì chúng ta mới có hòa bình để bình tâm phán xét về lịch sử cha ông trong quá khứ. Vào thớt này mới thấy, hòa bình là giá trị đắt giá, thậm chí vô giá. Tranh cãi là để nhìn nhận lịch sử 1 cách toàn diện, thấu đáo hơn, nhưng đừng để xét lại lịch sử, đừng tẩy trắng sự thật, đừng làm cho lớp lớp sau này trắng mắt trắng tâm, để quên đi giá trị của hòa bình.
Huy hiệu ông cụ nhà em có, còn mấy cái nữa mà em k chụp. Ông cụ nhà em năm nay 60 năm tuổi Đảng