Cụ
Ngao5 có thông tin gì về vụ này không chia sẻ cho bọn em với. Lần đầu tiên e nghe đến vụ này thấy hay quá. Chắc có khi làm phim được:
"Trong 1 diễn biến liên quan, tại Quảng Trị thời điểm này (chiến dịch Trị Thiên 1972) đã xảy ra
chiến dịch Bat 21, phi vụ cứu hộ đắt giá nhất của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam. Ngày 2/4, một máy bay tác chiến điện tử
EB-66 bị hỏa tiễn SAM-2 của Việt Nam bắn rơi,
5 trên 6 phi công tử trận, chỉ còn Trung Tá
Iceal Hambleton nhảy dù an toàn. Từng là phó giám đốc hoạt động của Bộ chỉ huy Không quân Chiến lược Hoa Kỳ, Hambleton nắm nhiều thông tin tối mật về các dự án
tên lửa đạn đạo liên lục địa và là chuyên gia về chống tên lửa phòng không, nên Hoa Kỳ quyết không để ông ta bị bắt. Quân Giải Phóng bắt được sóng vô tuyến của quân Mỹ và quyết định dùng Hambleton như là mồi nhử, kết quả là các phi vụ cứu hộ bằng đường không của Mỹ bị phục kích và thiệt hại nặng. Sau 10 ngày sử dụng hơn 850 phi vụ cấp cứu, yểm trợ và hàng triệu USD bom đạn mà vẫn vô ích, sau cùng Mỹ phải cử 1 toán biệt kích đi luồn rừng mới giải cứu được Hambleton vào ngày 14/4. Nhưng cái giá phải trả là rất đắt: 6 máy bay bị bắn rơi (2 trực thăng
UH-1, 1 trực thăng
CH-53 Sea Stallion, 2 máy bay trinh sát
OV-10 Bronco, 1 chiếc
A-1 Skyraider), hơn 10 máy bay khác bị hư hại, 11 quân nhân tử trận, hai phi công bị bắt sống
[19]
Mặt khác, trong quá trình giải cứu, chỉ huy Mỹ đặt ra một vùng không bắn phá
(no fire zone) với bán kính 24 km quanh Hambleton để tránh bắn nhầm, kết quả là quân Giải phóng trong khu vực này thoải tác chiến mà không cần ẩn nấp trước hỏa lực Mỹ. Để giải cứu cho Hambleton, quân Mỹ đã mặc kệ tình hình nguy cấp của quân VNCH trong khu vực này, kết quả là Sư đoàn 3 QLVNCH đã phải trả giá đắt. Các sĩ quan của Sư đoàn 3 VNCH đã tỏ ra phẫn nộ trước việc Không quân Mỹ bỏ mặc hàng ngàn binh sĩ của họ chỉ vì 1 phi công, nhưng điều này không có tác dụng vì quyền quyết định thuộc về bộ chỉ huy Mỹ
[20]"