- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 57,887
- Động cơ
- 1,191,915 Mã lực

Tân Sơn Nhất tháng 4-1975. Ảnh: Hiroji Kubota

4-1975 – “Chiến dịch Babylift” - trẻ em mồ côi được không vận từ Việt Nam sang Mỹ. Ảnh: Jean-Claude FRANCOLON

Đấy là luận điệu của kẻ đái dầm đổ tại chim!Các cụ nhà mình đánh nhau máu lắm, kiểu cảm tử.
Phía VNCH kêu là có 2 nguyên nhân:
- Một là ở trong rừng đói quá, nếu ko ra đánh để thắng thì cũng chết đói trong rừng
- Hai là uống loại thuốc Hùng binh của trung quốc, ko sợ chết.
Đây là em lượm lặt khi nghe đài địch
Bố thằng bạn em lái MiG21 bay dẫn đầu biên đội trong A85 này đây ạNăm nay chỉ diễu binh, diễu hành thôi mà nhà ta làm cẩn thận quá nhỉ, thêm cả buổi sơ duyệt rồi tiếp tục tổng duyệt, cuối cùng mới đến lễ chính thức.
Hồi năm 1985 nhà cháu lúc đó là lính, tham gia lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 40 năm ngày Quốc Khánh 2/9( lúc có tên gọi là A 85). Đợt đó ta vẫn còn căng thẳng biên giới phía Bắc nên tổ chức duyệt binh để thể hiện sức mạnh quân sự.
Lễ duyệt binh năm đó hầu như đủ các binh chủng tham gia rất hoành tráng. Tuy nhiên cũng chỉ có 1 buổi tổng duyệt thôi. Nhà cháu vẫn còn nhớ buổi tổng duyệt vào ngày 29/8, buổi tổng duyệt không được thời tiết ủng hộ, mưa tầm tã cả ngày khiến đội lính tráng nhà cháu ướt như chuột lột, lúc về thì t nào cũng run như cầy sấy. Bù lại lễ duyệt binh chính thức buổi sáng 2/9 năm đó thì trời nắng đẹp.
Mặc dù chỉ duyệt 1 hôm thôi, nhưng thời gian tập luyện thì khá dài, nó kéo dài hơn 2 tháng trời và toàn bộ các khối đi bộ, cơ giới, pháo binh, tăng thiết giáp đều tập trung tập luyện ở sân bay Hoà Lạc. Cụ Phùng thế Tài làm tư lệnh Bộ duyệt binh A85.
Tào lao thật, đến tận 22/4 mới tính bài chuẩn bị đánh Sài Gòn thì chỉ là tầm của cụ Tư Cang, chứ TW người ta tính từ lâu rồi ạ.Không dễ thế đâu cụ.
Cụ Tư Cang có kể là lúc đấy đang học chính trị ở ngoài Đông Anh và chuẩn bị cho tổng tấn công vào năm 1976 thì 22/4/75 được TW gọi ngược về miền Nam, xe Jeep chở cụ suốt dọc Tây Nguyên về Bình Phước. Mục đích của chuyến đi này là để chuẩn bị phương án đánh vào thành phố SG, nơi mà cụ Tư thông thuộc địa hình.
Việc Thiệu cho triệt thoái Tây Nguyên và SG sụp đổ nhanh chóng lẫn việc DVM tuyên bố đầu hang đều là ngoài dự kiến. Chứ ta xác định phải đánh với đoàn quân của VNCH ở vùng 3-4 và tử thủ SG nữa, không ai ngờ lại dễ đến thế cả.
Em có ông chú hy sinh ngày 29-450 năm đã trôi qua nhưng ký ức chắc không thể phai mờ với những cựu chiến binh tham gia chiến dịch HCM giải phóng SG, thống nhất đất nước. Dù thời gian dài vẫn chưa thể quên hết được.
Thương nhất là những liệt sĩ ngã xuống ở cửa ngõ SG sáng 30/4/1975, họ chỉ cách dinh Độc Lập 10-15km là tới đích, hi sinh tại cầu Rạch Chiếc, cầu SG, cầu Thị Nghè, ngã 4 Bảy Hiền, khu Lăng Cha Cả. Có lẽ vì hoà hợp dân tộc nên TP HCM không lập bia tưởng niệm ở những địa điểm này.
Một ngày mà có bác đã nói ngày mà triệu người vui cũng có triệu người buồn. Mong rằng sau 50 năm, ta gác lại mọi chuyện, hướng tới tương lai, k còn ai nhắc tới kẻ Nam người Bắc nữa. Đất nước mãi mãi hoà bình, thống nhất.