[Funland] "Tiến về Sài Gòn" qua ảnh

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,996
Động cơ
1,181,234 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_30 (88_4)a1.jpg

Sáng sớm ngày 30/4/1975, em mua và đọc xã luận báo NHÂN DÂN tiêu đề "Tiến về Sài Gòn", vài giờ trước khi xe tăng Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập
50 năm rồi, em vẫn nhớ như in cảm giác xúc động khi chiếc radio của anh My, một đồng nghiệp (nhà tập thể trong cơ quan) cất lên lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh lúc 10h30 sáng đó (tức 11h30 giờ Sài Gòn)
Thời đó VNDCCH (Hà Nội) theo múi giờ GMT+7, còn VNCH (Sài Gòn) theo múi giờ GMT+8 chênh nhau 1 giờ
Nhân dịp 50 năm ngày chiến thắng, em chia xẻ với các vị nhiều tấm hình về trận chiến cuối cùng "Chiến dịch Hồ Chí Minh", theo dạng "nhật ký"
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,996
Động cơ
1,181,234 Mã lực
Ngày 29/3/1973, người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Nam Việt Nam, chỉ để lsị những cơ quan quân sự về viện trợ và những quân nhân phục vụ kỹ thuật cho quân đội VNCH
Cũng theo Hiệp định Paris, chính quyền VNCH phải hiệp thương với chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam và "lực lượng thứ ba" (lực lượng trung lập) để thành lập một "chính phủ liên hiệp"
Với bản chất hiếu chiến, ngoan cố, Nguyễn Văn Thiệu không thực hiện việc này, và vẫn tiếp tục chiến tranh. Cụm từ "liên hiệp" là huý đối với Nguyễn Văn Thiệu, không ai can đảm dám nói "liên hiệp" trước mặt Nguyễn Văn Thiệu
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
24,480
Động cơ
1,509,911 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nhà cháu thì vẫn nhớ buổi chiều 30/4 khi đi học về thì dân loan tin chiến thắng, ngoài đường ai cũng có nét mặt hồ hởi vui mừng. Tuy nhiên trước đó cả tháng, tin chiến thắng đã dồn dập rồi. Ông cụ nhà cháu còn dán cái bản đồ VN, cứ giải phóng đến đâu thì ghim mốc vùng giải phóng bằng hình những lá cờ tam giác nhỏ đỏ cờ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,996
Động cơ
1,181,234 Mã lực
Tháng 10/1974, ông Lê Duẩn tổ chức một cuộc họp với những cán bộ quân sự của chính trị quan trọng ở Đồ Sơn. Nơi họp này, ngày nay là toà nhà Thủy văn Hải Phòng trên đỉnh núi cao trông xuống khi Du lịch Hoàn Dáu.
Trong cuộc họp đó, Ông Lê Duẩn đã vạch ra kế hoạch giải phóng Nam Việt Nam. Mục tiêu lúc đó đặt ra cũng khiêm tốn: chỉ cần chiếm được Tây Nguyên, lấy đó làm căn cứ để chuẩn bị trận chiến lớn vào năm 1976, năm bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ
Cũng may cho Việt Nam, là Nixon, Tổng thống cực hiếu chiến, sẵn sàng xé Hiệp định Paris, sử dụng B-52 giúp đỡ Sài Gòn, đã bị thoái vị sau vụ nghe lén Watergate.
Tổng thống kế nhiệm Gerald Ford không hề biết những cam kết riêng của Nixon đối với Nguyễn Văn Thiệu. Mà kể có biết đi nữa thì Gerald Ford cũng không muốn giúp Sài Gòn nữa, ông muốn chấm dứt "kỷ nguyên Việt Nam"
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,996
Động cơ
1,181,234 Mã lực
Sài Gòn 1974_10_8 (1).jpg

8-10-1974 – Tổng thống Gerald Ford thảo luận với Ngoại trưởng Henry Kissinger và cố vấn An ninh Quốc gia Brent Scowcroft về tình hình Việt Nam. Ảnh: David Hume Kennedy
Ngoại trưởng Henry Kissinger rất khôn khi không đồng ý Gerald Ford xin Quốc hội viện trợ 722 triệu USD cho chính quyền Sài Gòn. Ông ta biết chính quyền Thiệu sẽ sụp đổ, và sẽ đổ lỗi cho Quốc hội Hoa Kỳ không "viện trợ" cho Thiệu
Henry Kissinger đến Sài Gòn tháng 10/1972 để bảo Thiệuký Hiệp địnhParí, nhưng bị Thiệu phản ứng, bật lại, khiến Henry Kissinger mất mặt với Hà Nội đấng lẽ phải ký tắt ở Hà Nội hôm 23/10/1972
Henry Kissinger rất căm ghét Thiệu và từ đó ông ta không bao giờ tới Sài Gòn nữa trong khi tháng 2/1973 ông đến Hà Nội.
Tháng 4/1975, Henry Kissinger đã nói thẳng trước mặt Tổng thống Ford "Sao bọn nó (Thiệu) không chết quách nó đi. Chúng nó sống dai dẳng làm khổ chúng ta" (theo Hồi ký của Nguyễn Tấn Hưng, cố vấn kinh tế của Thiệu)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,996
Động cơ
1,181,234 Mã lực
Phía ta cũng co lo ngại về B-52, khi cuối 1974 tấn công một số căn cứ VNCH
Không thấy Mỹ phản ứng
Ngày 7/1/1975, bộ đội ta tấn công đánh chiếm thị trấn Phước Long, cách Sài Gòn chừng 100 km. Nguyễn Văn Thiệu mất Phước Long, mà Mỹ vẫn lặng thinh. Những tín hiệu cho thấy Mỹ sẽ không sử dụng B-52 để cứu Sài Gòn
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,996
Động cơ
1,181,234 Mã lực
Sài Gòn 1975_1_7 (1).jpg

7-1-1975 – Quân Giải phóng đánh chiếm Thị xã Phước Long
Sài Gòn 1975_1_7 (2).jpg

7-1-1975 – Quân Giải phóng đánh chiếm Dinh tỉnh trưởng tỉnh Phước Long
Sài Gòn 1975_1_7 (3).jpg

7-1-1975 – Quân Giải phóng đánh chiếm phi trường Phước Long
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,996
Động cơ
1,181,234 Mã lực
Sài Gòn 1975_1_12 (1).jpg

7/1/1975 – tựa vào khẩu súng trường, con gái của một người lính Nam Việt Nam uống Cola-Cola tại căn cứ không quân Biên Hòa, sau khi được di tản khỏi tỉnh Phước Long. Cô gái và cha cô nằm trong số hàng trăm binh lính, cảnh sát và dân quân rời khỏi Phước Long và được đưa đến nơi an toàn bằng máy bay sau khi tỉnh lỵ Phước Long rơi vào tay quân đội Bắc Việt Nam. Ảnh: Hoành
Sài Gòn 1975_1_25 (1).jpeg

25/1/1975 – một bé gái ngồi trên xe xích lô và người lái xe nhìn chằm chằm khi họ đi qua cuộc biểu tình của chín nhà hoạt động phản chiến trước Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Các nhà hoạt động, do David Harris (trái) quê Menlo Park, California, chồng cũ của ca sĩ nhạc dân gian Joan Baez, dẫn đầu, đã phát tờ rơi yêu cầu chấm dứt sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Nam Việt Nam. Ảnh: AP
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,996
Động cơ
1,181,234 Mã lực
Phước Long rơi vào tay Bắc Việt Nam làm rúng động Sài Gòn
Sài Gòn 1975_1_26 (1).jpg

26/1/1975 – hai cảnh sát mặc thường phục cầm gậy đánh nhau với các nữ tu Phật giáo Nam Việt Nam tại Sài Gòn trong cuộc biểu tình chống chính phủ. Cảnh sát (bên trái) cảnh báo nữ tu (phía sau) sắp đánh anh ta bằng dép. Cuộc hỗn chiến xảy ra sau đại hội chính trị tại chùa. Ảnh: Nguyen Tu A
Sài Gòn 1975_1_26 (2).jpg

26-1-1974 – SAIGON: Cảnh sát mặc thường phục dùng dùi cui đối đầu với các nhà sư và nữ tu Phật giáo trong số những người phản đối chính quyền của Tổng thống Thiệu đã cố gắng diễu hành qua các đường phố. Ba nữ tu và một số người khác được báo cáo là đã nhập viện
Sài Gòn 1975_1_26 (3).jpeg

Một nữ tu Phật giáo Nam Việt Nam bị thương trong cuộc hỗn chiến giữa cảnh sát và khoảng 20 nữ tu đang biểu tình nằm trên sàn tại chùa, xung quanh là các nhà hoạt động tôn giáo khác ở Sài Gòn, Chủ Nhật, ngày 26 tháng 1 năm 1975. Cuộc biểu tình và giao tranh chống chính phủ diễn ra sau cuộc họp chính trị. Bốn nữ tu bị thương, không ai trong số họ bị thương nghiêm trọng. Ảnh: Nguyen Tu A/AP
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,996
Động cơ
1,181,234 Mã lực
Sài Gòn 1975_1_27 (1).jpeg

27/1/1975 – Các nữ tu Phật giáo Nam Việt Nam phản đối chế độ của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã tổ chức một cuộc biểu tình dưới bóng một tượng đài vinh danh những người chiến đấu ở Sài Gòn. Các nữ tu kêu gọi Thiệu từ chức. Ảnh: Nick Ut/AP
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,996
Động cơ
1,181,234 Mã lực
Sài Gòn 1975_2_1 (1).jpg

1/2/1975 – Các thành viên của giáo phái Hòa Hảo chặn một con đường gần xã Phong Phú (tỉnh An Giang), cách Sài Gòn khoảng 90 dặm về phía tây nam, bằng cành cây. Họ phản đối lệnh của chính phủ giải tán quân đội riêng của giáo phái và bắt giữ hai thủ lĩnh của họ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,996
Động cơ
1,181,234 Mã lực
Sài Gòn 1975_2_4 (1).jpg

4/2/1975 – Quân đội VNCH chất hàng tiếp tế lên trực thăng ở Nam Việt Nam
Sài Gòn 1975_2_4 (2).jpg

4/2/1975 – một người lính VNCH ngồi cạnh những thùng hàng tiếp tế trên một chiếc trực thăng
Sài Gòn 1975_2_4 (3).jpg

4/2/1975 – Cảnh trẻ em trên mặt đất khi một chiếc trực thăng cất cánh ở Nam Việt Nam sau khi được quân đội chính phủ VNCH chất đầy hàng tiếp tế
 

vvt199x

Xe máy
Biển số
OF-569318
Ngày cấp bằng
16/5/18
Số km
94
Động cơ
145,131 Mã lực
Xí mặt tiền hóng ảnh tư liệu của cụ Ngao!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,996
Động cơ
1,181,234 Mã lực
Sài Gòn 1975_2_10 (1).jpg

10/2/1975 – những Hạ nghị sĩ và Thượng nghị sĩ đối lập tuyệt thực 24 giờ trên các bậc thềm của quốc hội để phản đối cái mà họ gọi là "chính quyền tham nhũng, kém hiệu quả và áp bức của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu" tại Sài Gòn. Một thượng nghị sĩ giơ cao tấm biển có hình ảnh Thiệu bị bôi bẩn với nội dung: "Nếu Thiệu vẫn còn nắm quyền, vẫn còn chiến tranh, đói nghèo và chết đói. Ông Thiệu phải từ chức". Biểu ngữ ghi: "Các đại biểu và thượng nghị sĩ đối lập của quốc hội tuyệt thực 24 giờ để cầu nguyện cho hòa bình, nghĩ đến những người nghèo đói, phản đối Tổng thống Thiệu đàn áp phe đối lập, đóng cửa các tờ báo, bỏ tù các nhà báo". Ảnh: Nick Ut

Sài Gòn 1975_2_10 (2).jpg

10/2/1975 – những Hạ nghị sĩ và Thượng nghị sĩ đối lập tuyệt thực 24 giờ trên các bậc thềm của quốc hội để phản đối cái mà họ gọi là "chính quyền tham nhũng, kém hiệu quả và áp bức của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu" tại Sài Gòn. Một thượng nghị sĩ giơ cao tấm biển có hình ảnh Thiệu bị bôi bẩn với nội dung: "Nếu Thiệu vẫn còn nắm quyền, vẫn còn chiến tranh, đói nghèo và chết đói. Ông Thiệu phải từ chức". Biểu ngữ ghi: "Các đại biểu và thượng nghị sĩ đối lập của quốc hội tuyệt thực 24 giờ để cầu nguyện cho hòa bình, nghĩ đến những người nghèo đói, phản đối Tổng thống Thiệu đàn áp phe đối lập, đóng cửa các tờ báo, bỏ tù các nhà báo". Ảnh: Nick Ut
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,996
Động cơ
1,181,234 Mã lực
Sài Gòn 1975_2_13 (1).jpg

13/2/1975 – một nhóm đại biểu Quốc hội đối lập dùng đuốc đốt ảnh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong cuộc biểu tình phản đối chính phủ trên các bậc thềm của tòa nhà Quốc hội ở Sài Gòn. Cuộc biểu tình được tổ chức cùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhằm tái khẳng định yêu cầu của phe đối lập đòi Thiệu từ chức và cáo buộc tham nhũng trong chính phủ. Ảnh: AP
 

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
14,904
Động cơ
401,295 Mã lực
Nhạc phụ em đi năm 1968, đánh mãi, đánh vào tận Sài Gòn, giải phóng rồi tiếp quản.
Sau đó ra quân, về tiếp tục học sư phạm rồi ra làm ông giáo.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,996
Động cơ
1,181,234 Mã lực
Ngày 10 tháng 3 năm 1975, hai Sư đoàn Bắc Việt Nam tấn công Ban Mê Thuột
Ban Mê Thuột nằm phía nam Tây Nguyên, trong khi Kontum ở bắc và Pleiku ở trung Tây Nguyên. Kontum là cánh cửa thép Tây Nguyên, và Pleiku là căn cứ rất mạnh. Trong khi Ban Mê Thuột thì không phải là căn cứ mạnh, chính quyền Sài Gòn coi Ban Mê Thuột là hậu cứ, vào thời điểm đó chỉ có Trung đoàn VNCH ở Ban Mê Thuột.
Bộ chỉ huy Mặt trận Tây Nguyên đã chọn cách đánh đòn hiểm, đánh Ban Mê Thuột.
Nhiệm vụ này giao cho Tướng Hoàng Minh Thảo
Ta phải nghi binh tổ chức Pleiku và Kontum, đồng thời bí mật chuyển quân về Ban Mê Thuột.
Chiến thắng Ban Mê Thuột đã khiến cho Nguyễn Văn Thiệu sợ hãi và đi để quyết định tai hại "tuỳ nghi di tản"
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,996
Động cơ
1,181,234 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_10 (5).jpg

Sở chì huy Mặt trận Buôn Ma Thuột tháng 3-1975
Sài Gòn 1975_3_10 (3).jpg

10-3-1975 – bộ đội Bắc Việt Nam đành chiếm phi trường Phụng Dực (tên khác là Hòa Bình) ở Ban Mê Thuột
Sài Gòn 1975_3_10 (2).jpg

Đánh chiếm trại Mai Hắc Đế (Buôn Ma Thuật) ngày 10-3-1975
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top