Tiện thớt về đường vđ 3.5 và đường vđ 4 thì em cũng xin phép viết lại 1 bài về vành đai 3.5 và 1 bài về vành đai 4. Trên quan điểm kinh nghiệm và sự tìm hiểu cá nhân.
Nếu thiếu sót, kính mời cccm bổ xung.
Vành đai 3.5
Vành đai kết nối mới.
Với quy hoạch là trục đường vành đai bao quanh thủ đô Hà Nội kéo dài từ Hưng Yên đến Mê Linh và kết nối với một số tuyến đường liên tỉnh khác. Vành đai 3.5 là trục giao thông nhằm giảm áp lực lưu lượng giao thông nội đô cho thành phố, cũng như giảm tải cho tuyến vành đai 3, vành đai 2 hiện hữu trong thời đại kỉ nguyên êto.
- Về nhiệm vụ tuyến đường 3.5:
Vành đai 3.5 hướng đến tập trung về lưu lượng giao thông cá nhân, là trọng yếu khi tuyến đường cắt qua loạt khu dân cư và khu đô thị lớn của thủ đô, bên cạnh điểu kiện giảm tải lưu lượng, còn gia tăng việc phát triển kinh tế nhất là thương mại và dịch vụ. Cũng như hoàn thiện các khu đô thị xung quanh vành đai 3.5 được hình thành với mục tiêu kéo dãn mật độ dân số nội đô 9 triệu dân ở Hà Nội.
CCCM tưởng tượng hiện tại VĐ3 vì sao quá tải?
1- Một phần bởi dòng chảy kinh tế, giao thông từ đông sang tây giữa các khu công nghiệp ở các ngả đều tập trung vào đây
2- Sự gia tăng dân số, và đô thị hoá tập trung ở các khu đô thị mới (Hà Đông, Bắc - Nam Từ Liêm di chuyển vào khu trung tâm.. tạo áp lực khi chưa có các tuyến vành đai, cầu khác thay thế.
3- Sự dịch chuyển loại hình phương tiện từ 2 bánh lên 4 bánh.
4- chưa có tuyến thay thế hoặc giảm tải.
Chính bởi vậy vành đai 3.5 góp phần rất lớn khi giảm tải các yếu tố thứ 2, thứ 3 & thứ 4 lên các tuyến vào nội đô.
Nhìn trên hình, cccm có thể thấy nếu vành đai 3.5 hoàn thành thì đây là tuyến kết nối mới thuận lợi được nối bờ Đông với bờ Tây. Với loạt kết nối khu đô thị lớn có thể kể tên gồm:
OCP1 (gần- đi cao tốc), OCP 2 & OCP3, Ecopark (gần), khu đô thị Xuân Cầu (QH), Thanh Hà Cienco, Hữu Hoà (QH), các khu đô thị phía Nam xã Vĩnh Quỳnh (QH), KĐT Văn Phú Victoria, Park City, An Hưng (gần), Dương Nội, kđt Nam Cường (gần), Văn Khê (gần), Galeximco, Vinsmart City, Hà Đô Charm Vilas (gần), Vinhomes Thăng Long (gần), Splendora, An Lạc Green Symphony, Vườn Cam, Hinode Royal Park, Lideco (gần)..
Cùng với đó là quy hoạch kết nối 2 cây cầu với 1 cầu nối Hưng Yên là cầu Ngọc Hồi; cây cầu thứ 2 nối với Vĩnh Phúc là cầu Thượng Cát.
Đường trục chính đô thị; tốc độ thiết kế 80 km/h; Quy mô mặt cắt ngang rộng từ 60 - 80 m.
Cơ cấu mặt cắt ngang đoạn đầu tuyến bao gồm 6 làn xe cơ giới đường chính rộng 22,5 m; một dải phân cách giữa 4 m; hai dải phân cách bên 2 m; 4 dải an toàn 2 m; làn xe song hành rộng 13,5 m; hai vỉa hè 16 m. Như vậy, tổng bề rộng nền đường là 60 m.
Mặt cắt ngang điển hình đoạn Km1+200 - cuối tuyến có bề rộng 80 m. Cơ cấu tương tự như đoạn đầu tuyến, riêng phần xe chạy song hành hai bên cơ cấu đảm bảo theo quy hoạch 3 làn xe (hỗn hợp và thô sơ); phân cách biên 6,5 m đất dự trữ để có thể mở rộng khi nhu cầu giao thông trơng tương lai tăng cao.
Cơ cấu mặt cắt ngang đoạn này bao gồm 6 làn xe cơ giới đường chính 22,5 m; một dải phân cách giữa 4 m; hai dải phân cách bên rộng 13 m; 4 dải an toàn 2 m; ba làn xe hỗn hợp và thô sơ 22,5 m và hai vỉa hè 16 m.
Theo tìm hiểu, đường vành đai 3.5 được triển khai sớm, tuy nhiên việc sớm phát lộ di chỉ khảo cổ vườn chuối khiến cho thời gian thi công tuyến bị chậm.
- Mới đây đã có phương án di dời di chỉ.
- Quyết tâm phát triển kinh tế, xã hội, thúc đẩy đầu tư công từ cp.
- Ngoài ra, với việc hình thành đường 3.5, sẽ tạo nhiều khu văn phòng, địa điểm kinh doanh phát triển dọc tuyến, góp phần thu hút/ kéo dãn/ bố trí lại quy mô dân số thành phố, khi điều tiết lượng lớn người dân di chuyển dọc tuyến hơn là tạo áp lực di chuyển vào trong thành phố gây gánh nặng cho đường vành đai 3.