(tiếp)
"Tiền thật còn éo ăn ai nữa là tiền ảo"
"Tiền ảo thôi"
vv....
Như đã nói, éo phải cái gì gắn với thuật toán, hay phần mềm, thì là ảo. Bitcoin có thể thực hiện tuyệt vời các tính năng của tiền tệ: định giá, lưu thông, dự trữ, thanh toán. Có thêm luôn cả tính năng của tiền mặt, là tính ẩn danh.
Thế thì tiền các cụ vất vào iBanking cũng là tiền ảo có phỏng? Chỉ là con số trên máy tính thôi mà? Đâu phải bô ly me cầm tay?
Em rất dị ứng cách dịch là "ảo" nghe rất hạ thấp tính chất của nó, kiểu một thứ gì nhái nhái, fake fake, ko thật, lừa đảo

Ko hiểu sao VN có cách hiểu như thế, em chưa từng nghe BTC là "virtual currency" bao giờ. (Từ virtual vốn cũng ko phải là "ảo" nhé, hihi). Đại bàng tay to nào truyền bá cách dịch như vậy, hay lều báo ngu si nào khởi đầu, em ko rõ.
Ngay trong các phát ngôn của quan chức và văn bản nhà nước, cũng dùng từ rất hợp lý: "tiền điện tử".
Tiền điện tử, ko phải thẻ cào, ko phải tiền V-coin, ko phải ngân lượng, mấy thứ na ná, "điện tử" kiểu ấy, ko khác gì vật trung gian, một thứ token, kiểu như "chips" để đánh bạc trong casino, ko hơn ko kém. Chúng vẫn dựa trên tiền "thật" của các cụ mợ, thứ tiền centralized của lãnh chúa.
Cũng ko phải "đã thêm tín dụng cho bác nhé" trên thiên địa, ko phải iBanking, aniwhere b@nking, ko phải Paypal/visa/master, ko phải thẻ gift Amazon, appstore, vv...
Tiền điện tử sâu sắc hơn nhiều, nó là một sự phát triển từ những thuật toán dùng trong chữ kí điện tử, mã hóa công khai (cái giao thức https các cụ đang nối đến OF cũng là từ những các kết quả về mã hóa công khai). Mục tiêu của nó là để đảm bảo tính xác thực giữa 2 bên khi communicate, tính toàn vẹn và xác thực của data exchanged giữa 2 bên.
Các cụ nếu ngại dức đầu, và ko có background về đại số, đồng dư, public key, digital signature, hashing... thì thôi bỏ qua. Cụ nào đủ tò mò, mời gúc bài "Từ đại số đến bitcoin" của thaidn đọc thêm.
------
Cơ mà các cụ có thái độ skeptical như thế với BTC cũng tốt, thế lại êm
Chứ nhà nhà nô nức đổ vào BTC, cũng có vẻ nhiều hệ lụy.
Em tìm hiểu về mặt technical khá nhiều -- nhưng có buôn, có đào, có giao dịch đồng mợ nào đâu.
Mấy ông mấy bà kia mất tiền như bài báo, về bản chất là do đầu cơ, mua ra bán vào một thứ có tính volatility rất cao như BTC. Chả khác gì trading mà chơi mấy cặp exotic, hoặc trading dầu, vàng, kim loại quý, hoặc trading vào thời điểm có biến động (VD quả ông UK vote Brexit hay FED họp báo lãi suất).
Không khác gì méo mặt vì chứng cổ, với sàn vàng. Có 4 tỉ mà phang hết vào bitcoin, thật e cũng ko hiểu nghĩ như nào. Chơi mà ko hiểu tính chất, thì RIP, còn thảm hơn đánh bạc.
Bọn sàn, bao giờ nó chả mời gọi. "Nhà cái luôn thắng", nhà cái ăn phí qua khối lượng mỗi giao dịch. Chúng dụ các cụ chơi là phải rồi. Chưa kể chơi ở VN rủi ro ko tưởng: ngoài volatility, còn dính những thứ technique của nhà cái khá là "bẩn" như: nghẽn mạng, rung bảng. Nó khớp lệnh cho các cụ chậm đến cả tiếng là bình thường, mà vài phút là có khi từ thắng thành thua rồi.
Bài này của bác Hiệu Minh, nói về quả méo mặt hồi chứng khoán: "Tôi nhớ câu chuyện chó Nhật ngày xưa – không dám kể cho cô ấy nghe một phần vì sợ cô ấy hay ghen – và kinh nghiệm cho tôi biết rằng, dịch vụ làm ăn nào mà lãi lớn, lan rộng đến các bà bán hàng xén hay về đến làng quê nghĩa là sắp đến hồi kết."
Chơi theo phong trào, thì khổ rồi
Em cũng tin rằng BTC chưa thực sự trưởng thành để có thể giải quyết mọi vấn đề, nhưng chắc chắn sẽ có những version hoàn thiện hơn. Chuyện bị hack, thường là mấy ông bị hack storage (khoắng cái ví trữ tài sản), chứ 1 cá nhân hay tổ chức ko thể thắng được toàn bộ network để tạo ra một transaction giả hay control quá trình tạo ra block chain được.
Gì thì gì, ý tưởng của nó rất tiến bộ.
Lúc nào nó đại chúng hơn, thì các cụ tìm hiểu dần cũng chưa muộn