- Biển số
- OF-423193
- Ngày cấp bằng
- 18/5/16
- Số km
- 2,652
- Động cơ
- 233,841 Mã lực
- Tuổi
- 47
Em không hiểu cụ Sổ dựa vào đâu mà đưa ra các nhận định số 1 và 2 , 3 ,4 ạ ?Cảm ơn bờ dồ. Mong bờ dồ giải đáp cho Sổ câu hỏi này nhé
1. Mỗi một lần chuyển đổi thanh toán của bitcoin giữa hai đối tượng A/B nào đó, đều cần phải có xác nhận
2. Những người tham gia xác nhận (nôm na là đào bitcoin) sẽ được thưởng bitcoin
3. Sau năm 2040 thì bitcoin sẽ coi như hết, nghĩa là những người tham gia xác nhận, sẽ không được thưởng bitcoin nữa
4. Nếu không có xác nhận thì trao đổi bitcoin không thể tiến hành được, lúc đó bitcoin sẽ biến thành những dòng lệnh nằm chết trong các máy tính
1. Thứ nhất, cần hiểu khái niệm đào bitcoin : Là dùng máy móc , con người , phương tiện, điện năng ... mà gọi ngắn gọn là Công nghệ chuyên biệt để đào Bitcoin ... để giải các thuật toán. Việc tốn 1 chi phí để đầu tư ra công nghệ đào bitcoin cùng với thời gian quy định tương ứng yêu cầu để hoàn thành công việc sẽ được trả công bằng bitcoin đào được. Như vậy, đào bitcoin không khác với đào vàng vì nó cũng dùng con người ( thợ mỏ) máy móc ( máy khoan, máy đào, thiết bị mỏ) độ khó ( Càng đào về sau, càng khó)
Như vậy, nếu gọi về công nghệ đào bitcoin, không có đối tượng A, B nào trong số 1 của cụ. Chỉ có 2 đối tượng : Thợ mỏ ( Miner) và Cái Mỏ ( Mỏ bitcoin)
2. Mục số 2 của cụ sai hoàn toàn. Cụ đã bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm "đào bitcoin để sở hữu bitcoin đào được" với "Giao dịch bitcoin".
Đào bitcoin để được sở hữu bitcoin, em đã nêu ở mục 1 của em ở trên.
Còn giao dịch bitcoin là hoạt động chuyển 1 đơn vị (số lượng) bitcoin từ người này qua người kia. Nhưng vì bitcoin không có hình dáng, cấu tạo vật chất mà nó tồn tại ở dạng 1 hình thái điện tử được mã hóa, nôm na, nó là 1 file điện tử. Nên mỗi giao dịch bitcoin từ người A qua người B là việc người A chuyển 1 file điện tử tương ứng với 1 số lượng Bitcoin cho người B. Tất nhiên, để đảm bảo rằng, cái file đó không được giống như 1 file word truyện "cô giáo thảo.doc" hay file hình ành "ngọc trinh lộ hàng.jpeg" để có thể bị copy hàng trăm, hàng nghìn lần. thì tổ chức bitcoin cũng tạo ra 1 cơ chế và 1 phần mềm gọi là Block chain.
Blockchain (sổ cái) làm 2 nhiệm vụ sau :
- Xác nhận việc : vào ngày, giờ, phút nào. Anh A có chuyển cho anh B xBitcoin.
- xBitcoin tham gia vào giao dịch trên giống như ADN của con người, đó là duy nhất và không có cái thứ 2 tồn tại.
Cái hay của Blockchain là nó được copy và lưu trữ trên tất cả các máy tính có kết nối internet mà nó không nằm trên 1 máy Chủ nào cả. Cái này gọi là cơ chế Peer to Peer ( Nếu các cụ nào trước đây sử dụng phần mềm torrent và limewire gì đó, đã từng tìm ra những tài liệu, phim ảnh .... từ chính các ổ đĩa của máy tính khác trên thế giới đang kết nối internet mà không cần các file đó up lên 1 sẻrver , 1 trang web nào cả. Nôm na là nếu cụ Sổ lưu trong ổ D máy tính của cụ 1 đoạn clip cụ tự quay khi đi chăn rau, nhưng em vẫn có thể "download" đoạn clip đó về máy tính của em cho dù cụ Sổ chưa up clip đó lên thiên địa hay trang web nào khác)
Chính vì cái đặc tính này mà block chain không thể bị làm giả, bị sửa. Vì nó nằm ở tất cả các máy tính ngang hàng, nên nó cứ đối chiếu theo đa số, nếu ai đó thay thế , sửa đổi Blockchain cũng vô ích, vì Blockchain cập nhập kết quả theo đa số.
Như vậy, có thể thấy, cái số 2 của cụ là sai vì không có ai được thưởng Bitcoin khi giao dịch cả. Giao dịch bitcoin chỉ đơn giản là chuyển số lượng Bitcoin nhất định từ người này qua người kia.
3. Mục số 3 của cụ, Theo kế hoạch, Đến năm 2040, 21 triệu Bitcoin sẽ được đào hết. Hiểu nôm nà là giống như đến năm 2040, các mỏ vàng trên thế giới hết sạch vàng. Toàn bộ vàng trên thế giới đã bị phơi mình lên khỏi mặt đất và nằm trong tay những người sở hữu. Từ giờ chở đi, cuộc chơi liên quan đến bitcoin sẽ là sự sở hữu của mỗi cá nhân, tổ chức sẽ giàu hay nghèo thể hiển qua việc họ sở hữu bao nhiêu Bitcoin trong tổng số 21 triệu bitcoin trên thế giới. Như vậy, năm 2040 không phải Bitcoin sẽ hết mà Bitcoin sẽ không còn dưới mỏ, nó đã phơi mình trên cuộc sống loài người. Con người phải tạo ra sản phẩm, dịch vụ, thậm trí là vũ lực để giành giật , nhận trả công bằng đồng tiền điện tử Bitcoin.
4, Mục 4 của cụ, em đã giải thích rất kỹ ở mục 2 - Block Chain. Khi nào hết internet, hết kết nối, hết máy tính trên đời này thì mới hết Block chain. Còn chừng nào còn Block Chain, chừng đó mọi giao dịch Bitcoin còn được xác nhận.
Em xin trích dẫn lại cách giải thích đầy ... rối rắm của Wiki cho cụ tham khảo :
Đào Bitcoin
Để có thể được cả mạng lưới chấp nhận, khối mới cần phải chứa bằng chứng công việc (proof of work). Proof of work yêu cầu thợ đào tìm kiếm một số nonce, mà khi nội dung của khối được hash (hàm băm mật mã học) cùng nonce, kết quả tạo ra một số nhỏ hơn số target của mạng lưới (số target càng nhỏ thì độ khó càng cao). Nói cách khác: Proof of work rất dễ cho các máy tính xác nhận, nhưng cực kỳ mất nhiều thời gian để có thể tạo ra. Thợ đào phải thử rất nhiều giá trị nonce khác nhau trước khi đạt được độ khó mà mạng lưới yêu cầu.
Cứ mỗi 2016 khối được tạo ra (mất khoảng 14 ngày), độ khó lại được mạng lưới tự động tinh chỉnh dựa trên khả năng của toàn bộ mạng lưới, với mục đích là để giữ khoảng thời gian giữa các khối mới được tạo ra là 10 phút. Từ tháng 3 năm 2014 tới tháng 3 năm 2015, số lượng nonce trung bình mà máy đào phải hash thử trước khi tạo được ra khối mới đã tăng từ 16,4 tỷ tỷ lên 200,5 tỷ tỷ.
Cách hệ thống proof of work hoạt động, kèm theo việc xâu chuỗi lại các khối khi dữ liệu của khối mới bao gồm hash của khối cũ, giúp cho việc thay đổi blockchain cực kỳ khó, khi mà kẻ tấn công cần phải thay đổi tất cả các khối phía sau để việc thay đổi một khối được chấp nhận. Điều này đòi hỏi kẻ tấn công cần có hơn 50% sức mạnh xử lý của toàn mạng Blockchain. Các khối mới liên tục được tạo ra, và độ khó của việc thay đổi 1 khối tăng dần theo thời gian với số lượng khối cần thay đổi (còn được gọi là mức xác thực của một khối - confirmations) tăng lên.[19]
Trong thực tế, các thợ đào thường sẽ tham gia vào các mỏ đào lớn để tập hợp được khả năng tính toán của máy đào thành viên trong mỏ đó nhằm tăng tần suất tạo được ra khối mới, và sau đó tiền công sẽ được chia đều cho thành viên trong mỏ đào. Việc đào mỏ đã tạo ra một loạt công nghệ chuyên biệt để đào Bitcoin. Hiện tại, hệ thống đào Bitcoin hiệu quả nhất sử dụng vi mạch tích hợp chuyên dụng ASIC vì chúng xử lý tính toán số học nhanh hơn bộ vi xử lý máy tính (kể cả trong bo mạch đồ họa) mà lại khi sử dụng ít điện năng hơn.[20]
Blockchain - Chuỗi khối
Mọi dữ liệu trên mạng Internet đều rất dễ dàng bị sao chép, mỗi giao dịch Bitcoin cũng chỉ là một tập tin. Bình thường, khi giao dịch trực tuyến, chúng ta sẽ cần đến một bên trung gian thứ ba mà chúng ta tin tưởng (ví dụ: công ty Paypal, công ty Ngân Lượng, Ngân hàng Vietcombank,...) với một cơ sở dữ liệu tập trung để xác minh giao dịch nhằm chống gian lận khi kẻ gian sử dụng lại tập tin này nhiều lần. Công nghệ blockchain đã giải quyết được bài toán này (double-spending) mà không cần tới bên trung gian thứ ba tin cậy. Blockchain là một cuốn sổ cái ghi lại tất cả các giao dịch. Dữ liệu trong cuốn sổ cái liên tục được mạng lưới máy tính ngang hàng trên thế giới cập nhật và bảo trì. Giao dịch khi A gửi X bitcoin cho B được ghi lại trên toàn hệ thống, tất cả các máy tính trong mạng này sẽ xác minh và ghi lại giao dịch đó vào cuốn sổ cái rồi cấp phát dữ liệu này tới các máy tính khác. Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân tán vô chủ; các máy tính liên tục thực hiện việc kiểm toán độc lập bằng cách xác minh dữ liệu nhận tới và so sánh với chữ ký của giao dịch đó.
Về công nghệ, các giao dịch được xác minh bởi thuật toán chữ ký số dựa trên đường cong Elliptic (ECDSA)[17] và được xác nhận bởi chuỗi các quá trình xử lý lần lượt các hàm băm SHA256 bởi các thợ đào Bitcoin. Mỗi khối trong blockchain chứa tất cả thông tin giao dịch trong khối đó trong 1 cây Merkle - là một cây nhị phân có thứ tự được xây dựng từ một dãy các đối tượng dữ liệu sử dụng hàm băm - để đạt hiệu quả cao trong việc lưu trữ và xác minh với lượng dữ liệu lớn các giao dịch. Khi có một giao dịch không hợp lệ, hệ thống sẽ loại bỏ nó bằng cách chọn theo số đông. Cách giải quyết về sự đồng thuận này của công nghệ blockchain là lời giải cho bài toán các vị tướng Byzantine trong ngành khoa học máy tính[18]. Càng có nhiều máy tính tham gia vào hệ thống ngang hàng cho blockchain thì sức mạnh xử lý và độ an toàn của hệ thống blockchain đó càng cao.
Công nghệ blockchain có rất nhiều ứng dụng khác mà tiền tệ Bitcoin chỉ là một trong số đó, ví dụ: Ứng dụng cho việc đăng ký sử dụng đất đai, các loại công chứng, hợp đồng thông minh (tự động cho phép hoặc hủy giao dịch với một số điều kiện được lập trình sẵn), đăng ký tên miền, quy trình bỏ phiếu,... khi các thuật toán trở nên đáng tin cậy hơn các bên trung gian thứ ba (mà có thể không đáng tin cậy vì tệ nạn tham nhũng). Công nghệ blockchain cho phép những người lạ có thể giao dịch an toàn với nhau mà không cần tin tưởng nhau.
Chỉnh sửa cuối: