[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Mỹ bí mật chuyển hệ thống phòng không từ thời Liên Xô cho Ukraine?

Wall Street Journal đưa tin, chính phủ Mỹ đang chuyển các hệ thống phòng không có từ thời Liên Xô mà nước này bí mật sở hữu cho Ukraine.
Những hệ thống này được cho là lấy từ kho vũ khí nước ngoài mà cộng đồng tình báo và quân đội Mỹ đã tìm cách thu thập trong nhiều năm dưới nhiều hình thức khác nhau để phục vụ cho mục đích phân tích và đào tạo tình báo. Chương trình có tên gọi Khai thác vũ khí nước ngoài (FME) có thể là nguồn cung cấp bổ sung cho khả năng phòng thủ mà Ukraine thực sự cần, Wall Street Journal cho biết.





Vẫn chưa rõ cơ quan hoặc tổ chức nào trong chính phủ Mỹ quản lý nỗ lực này. Lầu Năm Góc cũng chưa bình luận về thông tin trên tờ WSJ.

Theo Wall Street Journal, chính phủ Mỹ đã vận chuyển một số hệ thống vũ khí được cất giữ tại Kho vũ khí Redstone của Quân đội Mỹ ở Huntsville, Alabama tới Ukraine. Máy bay vận tải C-17 Globemaster III của Không quân Mỹ được cho là đã tiếp nhận chúng tại một sân bay không xác định ở khu vực Huntsville.

Quân đội Mỹ đã rất tích cực trong việc cung cấp vũ khí và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa viện trợ quân sự tới Ukraine, ngay cả trước khi Nga tiến hành cuộc tấn công. Các vũ khí này bao gồm nhiều hệ thống phòng không, tên lửa vác vai đất đối không và hệ thống phòng không di động (MANPADS). Các quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng việc chuyển giao những vũ khí và trang thiết bị mà các lực lượng Ukraine quen thuộc là điều rất cần thiết bởi điều đó sẽ giúp quân đội Ukraine đưa vào chiến đấu nhanh hơn và dễ dàng hơn. Phía Mỹ cho rằng, hệ thống phòng không trên bộ của Ukraine đóng vai trò thiết yếu trong việc ngăn chặn các lực lượng Nga giành ưu thế trên không sau hơn 3 tuần giao tranh.
My bi mat chuyen he thong phong khong tu thoi Lien Xo cho Ukraine?
Hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn SA-8. Ảnh: AFP.
Tuy vậy Washington vẫn chưa công bố những hệ thống vũ khí cụ thể nào có từ thời Liên Xô sẽ đươc chuyển cho Ukraine. SA-8 Gecko là hệ thống cụ thể duy nhất Wall Street Journal cho biết có thể nằm trong kế hoạch chuyển giao cho các lực lượng Ukraine. SA-8 hay 9K33 Osa (theo cách gọi của Nga), là một hệ thống tên lửa đất đối không tầm thấp và ngắn có độ cơ động rất cao. Theo các chuyên gia quân sự, mặc dù SA-8 có tầm bắn thấp nhưng rất cơ động và có thể dễ cất giấu. Trung tâm Tình báo Tên lửa và Không gian (MSIC) của Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) Mỹ được cho là có ít nhất một hệ thống này trong kho vũ khí của họ.

Wall Street Journal dẫn một nguồn tin cho biết, hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-300, còn gọi là SA-10 Grumble (theo cách gọi của NATO) mà chính phủ Mỹ đã âm thầm mua lại của Belarus vào năm 1994 có thể vẫn còn ở Mỹ. Riêng Không quân Mỹ được cho là đang sở hữu SA-8 cũng như những phiên bản khác mà Ukraine đang sử dụng, chẳng hạn như SA-13 và SA-15 Gauntlet. Hai hệ thống này có tên gọi 9K35 Strela-10 và 9K332 Tor-M2E (theo tiếng Nga), đều là những hệ thống phòng không tầm ngắn.

Trên đây chỉ là một số ví dụ về một loạt hệ thống phòng không di động có từ thời Liên Xô hoặc do Nga sản xuất mà chương trình FME của Mỹ được cho là đang sở hữu. Theo WSJ, có những loại khác cũng có thể được sử dụng cho Ukraine, chẳng hạn như những biến thể của dòng tên lửa Buk.


























THÊM CHI TIẾT




Tuy vậy, vẫn có rất nhiều câu hỏi về chức năng của các hệ thống này cũng như các loại tên lửa và thiết bị phụ trợ đi kèm khi đưa chúng đến Ukraine. Hơn nữa, hoạt động đào tạo và phát triển quân sự của Mỹ có thể bị ảnh hưởng tiêu cực do việc chuyển giao các vũ khí nêu trên cho Ukraine.

Các quan chức Mỹ đã tích cực làm việc với đồng minh và đối tác để cố gắng tìm kiếm thêm các hệ thống phòng không từ thời Liên Xô và hệ thống phòng không do Nga sản xuất cùng nhiều vũ khí khác chuyển giao cho Ukraine. Tuy nhiên, các nước thứ 3 thường cảnh giác với những giao dịch như vậy vì lý do chính trị hoặc đã vì những quy định riêng rất phức tạp và khó có thể đáp ứng.

Chính phủ Mỹ đã thảo luận với Slovakia về việc chuyển giao hệ thống S-300 của nước này cho Ukraine. Slovakia cho biết sẵn sàng cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không S-300 nếu các đồng minh NATO tìm được vũ khí thay thế. Hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ được coi là tương đương với S-300 do Liên Xô sản xuất.

Dự luật chi tiêu hàng năm của chính phủ Mỹ vừa được Quốc hội thông qua và được Tổng thống Joe Biden ký thành luật, có các điều khoản cho phép chuyển giao cho quân đội Ukraine và các đối tác NATO các loại máy bay, đạn dược, phương tiện và các thiết bị khác đang triển khai ở nước ngoài hoặc nằm trong kho của Mỹ. Thượng nghị sĩ Cộng hòa Joni Ernst của Iowa cho biết, luật sửa đổi cũng sẽ bao gồm các hệ thống phòng không từ thời Liên Xô.

Nga nhiều lần cảnh báo việc phương Tây chuyển giao vũ khí sát thương cho Ukraine sẽ là hành động gây leo thang căng thẳng cực nguy hiểm. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố Moscow "sẽ không cho phép" phương Tây cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Kiev. Ông thậm chí còn khẳng định rằng bất kỳ nguồn cung cấp vũ khí nào cho Ukraine sẽ bị Nga coi là "mục tiêu tấn công hợp pháp".
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Hàng trăm tên lửa Đức tính gửi cho Ukraine đã hết hạn sử dụng
Minh Phương

Minh Phương
Thứ sáu, 04/03/2022 - 16:17
https://www.otofun.net/javascript%3Avoid(0);
0:00/0:00


Nữ miền Bắc

(Dân trí) - Đức đang lên kế hoạch chuyển thêm 2.700 tên lửa phòng không giúp Ukraine tăng cường năng lực quân sự. Tuy nhiên, một số nguồn tin địa phương nói rằng, hàng trăm tên lửa trong số đó đã hỏng.
Hàng trăm tên lửa Đức tính gửi cho Ukraine đã hết hạn sử dụng - 1

Nhiều nước cung cấp khí tài quân sự cho Ukraine (Ảnh minh họa: Falcon).
Hãng thông tấn DPA ngày 3/3 dẫn nguồn tin của Bộ Kinh tế Đức cho biết, nước này đã nhất trí chuyển thêm 2.700 tên lửa phòng không vác vai Strela, sản xuất từ thời Liên Xô cho Ukraine.
Đây là loại tên lửa vác vai Strela sản xuất từ thời Liên Xô và được lấy ra từ kho dự trữ của quân đội Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) sau khi hai miền thống nhất năm 1990.
Richard Walker, tổng biên tập quốc tế của báo DW cho biết, Đức có thể nhanh chóng chuyển tên lửa Strela cho Ukraine do các tên lửa này hiện có sẵn. "Đây không phải là loại vũ khí phức tạp, chúng là loại vũ khí mà nhiều người trong quân đội Ukraine đều đã quen thuộc nhiều năm qua", ông Walker nói.
Tuy nhiên, theo một số nguồn tin địa phương, một lượng lớn tên lửa đó có thể đã hỏng vì cất trong kho quá lâu.
Báo Der SpiegelBild của Đức dẫn nguồn thạo tin cho biết, khoảng 700 tên lửa có thể đã hỏng. Nguồn tin lưu ý, các tên lửa này có tuổi đời ít nhất 35 năm và bị cấm sử dụng vào năm 2012 do hiện tượng oxy hóa và các vết nứt nhỏ. Báo Der Spiegel cho hay hộp gỗ đựng các tên lửa này ẩm mốc đến mức các binh sĩ chỉ được phép vào kho khi có đồ bảo hộ phù hợp.
Giới chức Đức hiện chưa bình luận về những thông tin trên.
Strela là tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp, có khả năng cơ động cao. Tổ hợp gồm khối bệ giá phóng tên lửa, khí tài radar và các thiết bị quang học được đặt trên khung gầm xe lội nước hạng nhẹ MT-LB, có khả năng việt dã và cơ động cao.
Trước đó, chính phủ Đức đã quyết định cung cấp cho Ukraine 500 tên lửa đất đối không Stinger do Mỹ sản xuất và 1.000 vũ khí chống tăng.
Động thái trên thấy một bước ngoặt trong chính sách của Đức. Trước đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã loại trừ việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, thay vào đó chỉ gửi mũ bảo hộ để hỗ trợ nước này.
Hiện giờ, ngoài việc cung cấp trực tiếp trang thiết bị quân sự cho Ukraine, Đức cũng bật đèn xanh cho Estonia chuyển giao pháo tự hành của nước này cho Ukraine. Đức cũng có kế hoạch xuất khẩu 14 xe bọc thép cho Ukraine. Đức là một trong nhiều quốc gia phương Tây đã cung cấp khí tài quân sự cho Ukraine kể từ khi Nga mở chiến dịch tấn công quân sự nhằm vào Ukraine.
Lý giải sự thay đổi này, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock và Phó Thủ tướng Robert Habeck cho biết: "Trước cuộc tấn công của Nga, Ukraine phải có khả năng tự vệ. Do đó, chính phủ Đức cũng đang hỗ trợ Ukraine những khí tài cần thiết khẩn cấp".

NATO viện trợ toàn rác thải QP cho Ukr
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125

Krasnopol tiêu diệt khí tài Ukr, tỉ lệ sử dụng đạn 2K25 tại Ukr rất lớn, hầu như chiếm 80% những ngày sau này, kể từ khi Nga triển khai dùng UAV trinh sát diện rộng

 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125
Ukr tiếp tục bị vạch trần fake news

Kênh truyền thông TRUKHA của Ukraine lấy video đặc nhiệm Nga diệt phỉ ở Syria rồi đổi tiêu đề thành lính Ukraine tiêu diệt quân Nga.

 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125
Su-34 bỏ bom vào quân Ukr lần thứ n

 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125
Hết vũ khí (kể cả vũ khí NATO), Ukr đem vũ khí thời WW1 từ bảo tàng ra dùng


1648116521564.png
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125
Su-27 Flanker của Ukraine: Từ chiến đấu cơ hàng đầu châu Âu tới mớ hỗn độn lỗi thời
Huyền Chihuyenchi@viettimes.vn
Thứ năm, ngày 24/03/2022 - 15:06Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Không quân Ukraine là một trong số ít những lực lượng ở châu Âu duy trì được hoạt động trên lãnh thổ của họ kể từ sau Thế chiến II, nhưng đã chịu tổn thất lớn trong cuộc chiến với Nga.
Chiến đấu cơ Su-27 của Không quân Ukraine (Ảnh: Military Watch)
Chiến đấu cơ Su-27 của Không quân Ukraine (Ảnh: Military Watch)
Mặc dù Ukraine sở hữu hơn 1.000 chiến đấu cơ trong khoảng những năm 1990, nhưng kinh tế khó khăn trong suốt 3 thập kỷ qua đã khiến phi đội này giảm xuống chỉ còn 84 vào năm 2022, và tất cả trong số chúng đều là những mẫu thiết kế từ những năm 1980, kế thừa từ Liên Xô cũ.
Bên cạnh 14 chiếc Su-24M, phi đội của Ukraine còn có xấp xỉ 35 chiếc MiG-29 và 35 chiếc Su-27, đều biên chế từ những năm 1980. Su-27, đã hoạt động khá nhiều trong 2 tuần đầu tiên của cuộc xung đột Nga-Ukraine, từng được xem là mẫu chiến đấu cơ mạnh mẽ nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, và nó cũng từng là mẫu đại diện cho tài sản không quân hùng mạnh của Ukraine.
Ukraine sở hữu phi đội Su-27 lớn thứ hai thế giới sau khi Liên Xô sụp đổ, kế thừa một phần lớn kho vũ khí của Liên Xô trong khi phần còn lại thuộc về Nga, Belarus và Uzbekistan. Nhưng hiện tại, phi đội của Ukraine nhỏ hơn nhiều, do các vụ tai nạn và chi phí vận hành cao.
Su-27 Flanker của Ukraine: Từ chiến đấu cơ hàng đầu châu Âu tới mớ hỗn độn lỗi thời ảnh 1
Su-27 của Không quân Liên Xô (Ảnh: Wiki)
Khi Su-27 biên chế vào năm 1985, nó được kỳ vọng sẽ là một mẫu chiến đấu cơ dễ dàng vượt trội mẫu F-15C Eagle của Không quân Mỹ. Su-27 có độ linh hoạt cao hơn và vượt trội hơn xét về chiến đấu ở tầm ngắn. Tên lửa không-đối-không R-27ER của nó có tầm bắn 130 km, từng được xem là mạnh nhất thế giới. Động cơ AL-31 của Su-27 cũng từng là động cơ mạnh mẽ nhất nếu như được lắp đặt cho bất kỳ chiến đấu cơ nào trên thế giới, trong khi thời gian hoạt động cũng không có đối thủ khi di chuyển 4.000 km chỉ với bình xăng trong.
Su-27 Flanker của Ukraine: Từ chiến đấu cơ hàng đầu châu Âu tới mớ hỗn độn lỗi thời ảnh 2
Su-27 của Không quân Ukraine (Ảnh: Military Watch)
Khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine bỗng dưng được kế thừa chiến đấu cơ mạnh nhất ở châu Âu – chắc chắn đủ sức vượt mặt mọi chiến đấu cơ trong Không quân Mỹ - mặc dù phi công của họ thiếu sự huấn luyện đầy đủ, có nghĩa rằng Su-27 không phát huy được hết khả năng của nó. Điều này đúng với cả Nga và Ukraine trong giai đoạn bất ổn trong nước những năm 1990.
Vào những năm 2000, Nga bắt đầu phục hồi sau khủng hoảng kinh tế sau khi Liên Xô sụp đổ và có nhiều nỗ lực hiện đại hóa phi đội Su-27 của mình, cùng lúc sản xuất thêm một số biến thể phần khung máy bay để xuất khẩu. Trong cùng thời gian, phi đội Su-27 của Ukraine vẫn gần như không có gì thay đổi, bởi vậy mà mặc dù vẫn hoạt động khá hiệu quả nhưng trên thực tế chúng đã hoàn toàn lỗi thời.
Những chiếc Su-27 được nâng cấp của Không quân Nga, biên chế vào những năm 2010, được trang bị các tên lửa mới R-37M, nhờ vậy mà tầm bắn đạt 400 km, so với 130 km của tên lửa R-27 cũ. Nó cũng có tầm phát hiện máy bay địch 400 km, so với 80 km của mẫu cũ. Su-27 được nâng cấp của Nga còn sử dụng hệ thống radar dẫn đường chủ động thay vì bán chủ động cho các loại tên lửa, ngoài ra còn có hệ thống tác chiến điện tử, màn hình buồng lái và quan trọng nhất là kết nối dữ liệu để phục vụ tác chiến theo mạng lưới. Nhờ vậy mà Su-27 của Nga có lợi thế khổng lồ nếu so với mẫu Su-27 của Ukraine.

Su-27 Flanker của Ukraine: Từ chiến đấu cơ hàng đầu châu Âu tới mớ hỗn độn lỗi thời ảnh 3
Su-30SM và Su-35 của Không quân Nga (Ảnh: Military Watch)
Phi đội Su-27 của Ukraine đã được triển khai ngay từ những giờ đầu tiên của cuộc xung đột với Nga, để rồi hứng chịu tổn thất nặng nề vì bắn nhầm lẫn nhau, một chiếc thì trốn sang nước láng giềng Romania, và chiếc khác bị cho là bị bắn hạ gần Kiev do hệ thống S-400 của Nga đặt tại Belarus. 4 chiếc khác bị bắn hạ vào ngày 5/3 gần thành phố Zhytomyr ở miền Tây Ukraine, và có thông tin cho rằng thủ phạm là các chiến đấu cơ Su-35 của Nga cất cánh từ Belarus.
Rõ ràng là khi đối đầu với Su-35, Su-27 của Ukraine không có lấy một cơ hội nào, mặc dù cả hai đều là mẫu thiết kế Flanker nhưng phi cơ Ukraine lại bị tụt hậu về công nghệ gần 3 thập kỷ, trong khi phi công Ukraine cũng thiếu nhiều giờ huấn luyện bay trên không.
Do các quy định về bảo dưỡng cao và cần có các sân bay kích thước khá lớn để cất cánh nên Su-27 không phù hợp với tình hình của Ukraine hiện nay, trong khi MiG-29 lại phù hợp hơn nhiều nhờ được thiết kế để hoạt động gần tiền tuyến, trên các đường băng đang bị tấn công.
Tương lai của phi đội Su-27 – kể cả trong trường hợp một chính phủ thân Nga được thành lập ở Ukraine sau khi chiến sự chấm dứt – vẫn chưa chắc chắn, nhưng chúng vẫn còn tiềm năng để hiện đại hóa, giống như Nga đã làm với phi đội Su-27 của họ theo chương trình Su-27SM2.
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125
Giận cá chém thớt, thành viên NATO cấm sử dụng chữ Z, V


Hèn thực sự NATO ơi, cấm cái gì ko cấm cấm cả chữ viết thì đúng là tiểu nhân thua cả con nít
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,221
Động cơ
77,487 Mã lực
Tuổi
125
Liệu “UAV Kamikaze” Mỹ cung cấp có giúp Ukraine thay đổi cục diện chiến trường?
Thu Thủy
Thứ tư, ngày 23/03/2022 - 07:30Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Washington sẽ cung cấp cho quân đội Ukraine thiết bị máy bay không người lái (UAV) quân sự mới nhất để giúp họ chống lại quân Nga,chúng không giống các máy bay không người lái nổi tiếng khác của Mỹ và các nước.
Hôm 16/3, Tổng thống Mỹ Biden tuyên bố viện trợ 100 máy bay không người lái Switchblade cho Ukraine theo lời đề nghị của ông Zelensky (Ảnh: The Drive).
Hôm 16/3, Tổng thống Mỹ Biden tuyên bố viện trợ 100 máy bay không người lái Switchblade cho Ukraine theo lời đề nghị của ông Zelensky (Ảnh: The Drive).
Máy bay không người lái Switchblade (Dao gấp) sẽ được viện trợ cho Ukraine là một thế hệ máy bay không người lái mới, khác với các loại UAV truyền thống như "Predator" và "Reaper" mà Mỹ thường sử dụng để mang tên lửa tấn công các mục tiêu vật lý hoặc con người, thực hiện trinh sát và thu thập thông tin tình báo.
Tầm quan trọng của máy bay không người lái trong các cuộc chiến tranh trên thế giới trong vài năm qua đã không ngừng tăng lên, đóng vai trò mang tính quyết định trong việc giải quyết một số cuộc xung đột, chẳng hạn như giữa Azerbaijan và Armenia ở khu vực Nagorno-Karabakh. Washington cũng đã sử dụng nó để tiêu diệt một số thủ lĩnh cấp cao của al Qaeda và ISIS, cũng như Tướng Qassem Soleimani của Iran, cựu lãnh đạo của Lực lượng Quds.
Các chuyên gia quân sự cho biết chi tiêu toàn cầu cho máy bay không người lái đã tăng đáng kể trong vài năm qua, quân đội Mỹ đã chi khoảng 98 tỷ USD cho lĩnh vực công nghệ này.
Liệu “UAV Kamikaze” Mỹ cung cấp có giúp Ukraine thay đổi cục diện chiến trường? ảnh 1
Switchblade 600 được phóng từ ống phóng dưới mặt đất (Ảnh:" The Drive).
Đài truyền hình Al Jazeera đã bình luận về tầm quan trọng và bản chất của những chiếc máy bay không người lái này và cách chúng có thể thay đổi tiến trình chiến đấu ở bên trong lãnh thổ Ukraine.
Tại sao Washington cung cấp máy bay không người lái cho Ukraine?
Sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu qua truyền hình tại cuộc họp trực tuyến chung giữa Hạ viện và Thượng viện Mỹ vào 16/3, Tổng thống Joe Biden xác nhận Mỹ sẽ gửi một số loại vũ khí, thiết bị quân sự trong đó có máy bay không người lái để giúp Ukraine đối phó cuộc tấn công của quân Nga.
Tổng thống Mỹ Joe Biden nói: "Người dân Mỹ đang chú ý đến lời kêu gọi của Tổng thống Zelensky cung cấp cho Ukraine nhiều viện trợ và nhiều vũ khí hơn để tự vệ. Viện trợ của chúng ta bao gồm máy bay không người lái, thể hiện chúng ta cam kết cung cấp những vũ khí tiên tiến nhất của chúng ta cho họ”.
Phát biểu của ông Biden phù hợp với lời hứa trước đó của ông rằng Washington sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để đánh bại quân đội Nga ở Ukraine.
Liệu “UAV Kamikaze” Mỹ cung cấp có giúp Ukraine thay đổi cục diện chiến trường? ảnh 2
UAV Switchblade 600 là thứ vũ khí Mỹ đặt nhiều kỳ vọng khi quyết định viện trợ cho Ukraine (Ảnh: aljazeera).
Mỹ sẽ gửi 100 máy bay không người lái, bao gồm cả hạng nhẹ Switchblade 300 và hạng trung Switchblade 600, trong khi công ty AeroVironment, và Bộ Quốc phòng (Lầu Năm Góc), chưa phát hành phiên bản thứ ba và mẫu lớn hơn của dòng máy bay Switchblade.
Mẫu UAV Switchblade 300 nhỏ hơn được thiết kế để tấn công các mục tiêu chính xác hoặc con người, trong khi mẫu Switchblade 600 cỡ trung được thiết kế để tiêu diệt xe bọc thép, xe tăng hoặc tàu thuyền. Hiện vẫn chưa rõ mẫu nào sẽ được gửi đến Ukraine.
Mẫu UAV Switchblade 300 nhỏ hơn nặng khoảng 2,7kg, dài 60 cm và có thể bay trong 15 phút. Mẫu UAV Switchblade 600 cỡ trung nặng khoảng 22kg và có thể bay trong 40 phút trên phạm vi 25 dặm Anh.
Máy bay này di chuyển với vận tốc 65 dặm/giờ, được trang bị camera và hệ thống dẫn đường tiên tiến, chỉ có thể sử dụng một lần, nghĩa là chúng phát nổ sau khi bắn trúng mục tiêu và do đó không thể thu hồi sau khi phóng.
Liệu “UAV Kamikaze” Mỹ cung cấp có giúp Ukraine thay đổi cục diện chiến trường? ảnh 3
Mỹ hy vọng UAV tự sát Switchblade 600 sẽ giúp quân đội Ukraine đối phó hiệu quả các xe tăng Nga (Ảnh: dailystar).
Cả Nga và Ukraine đều đã sử dụng máy bay không người lái vũ trang trong các cuộc giao tranh đang diễn ra và quân đội Ukraine đã có một phi đội máy bay không người lái Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất có thể bắn ném vũ khí dẫn đường chính xác.
Theo Jack Watling, một chuyên gia quân sự tại Viện nghiên cứu quân chủng liên hợp Hoàng gia ở London, Ukraine đã thực hiện các cuộc tập kích thành công đáng ngạc nhiên trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến, nhưng sau khi người Nga mở rộng hệ thống phòng không vào bên trong lãnh thổ Ukraine, các máy bay này đã không còn phát huy được vai trò quan trọng của chúng trong giai đoạn đầu.
Các máy bay này được AeroVironment, một công ty có trụ sở tại Virginia, gần Washington, D.C. sản xuất cho Lầu Năm Góc, giá trị cổ phiếu của Công ty đã tăng hơn 150 triệu USD ngay sau khi Mỹ thông báo giao 100 chiếc máy bay mà họ sản xuất cho Ukraine.
Giá cho các máy bay không người lái loại nhỏ hơn bắt đầu từ mức 6.000 USD mỗi chiếc, con số này rất rẻ so với giá 150.000 USD của một máy bay không người lái truyền thống mang tên lửa Hellfire.
Liệu “UAV Kamikaze” Mỹ cung cấp có giúp Ukraine thay đổi cục diện chiến trường? ảnh 4
Switchblade có thể bay lòng vòng trên không rồi chờ thời cơ lao xuống tấn công mục tiêu theo kiểu tự sát (Ảnh: The Drive).
Đặc điểm của các máy bay không người lái chiến đấu này
Những chiếc máy bay không người lái này không bắn tên lửa, bản thân chúng là một quả tên lửa, nhưng không giống như những tên lửa thông thường, máy bay không người lái này có thể bay lượn phía trên mục tiêu, chờ thời điểm hoàn hảo nhất để tấn công chính xác.
Ưu thế của loại máy bay này ở chỗ nó là sự kết hợp giữa khả năng vượt trội của UAV truyền thống với khả năng bổ sung của hệ thống tên lửa biến hình giúp truyền ngay lập tức tọa độ không gian GPS của mục tiêu từ máy bay đến người điều khiển thông qua quy trình S2S (Server To Server). Nó được lập trình (robot + AI) để bắn trúng mục tiêu mà không cần sự can thiệp của con người, giảm thời gian ra quyết định và bắn trúng mục tiêu.
Tại sao Switchblade được gọi là “UAV Kamikaze”?
Từ "kamikaze" (Thần Phong) trong tiếng Nhật được liên kết với một đơn vị tấn công đặc biệt ở Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai, trong đó các phi công quân sự đã tấn công các mục tiêu của đối phương, thường là tàu chiến, bằng cách lao máy bay chiến đấu mà họ cầm lái vào.
Liệu “UAV Kamikaze” Mỹ cung cấp có giúp Ukraine thay đổi cục diện chiến trường? ảnh 5
Cận cảnh một chiếc Switchblade 600 (Ảnh: The Drive).
Nhiệm vụ của Switchblade về bản chất là tự sát, vì chúng về bản chất là một quả bom robot không mang tên lửa để phóng. Nó thực tế là một tên lửa hoặc quả bom sẽ phát nổ tại mục tiêu được chỉ định khi đến thời điểm. Nó có thể được coi là sự lai tạo giữa tên lửa hành trình và máy bay không người lái.
Ý nghĩa của những chiếc máy bay này trong cuộc chiến Ukraine
Những chiếc máy bay này hỗ trợ trên không cho các đơn vị mặt đất nhỏ trong trường hợp không có các phi đội máy bay thông thường, như trường hợp của Ukraine hiện nay. Theo dữ liệu chính thức của Nga, nhiều sân bay ở Ukraine đã bị phá hủy và hầu hết các máy bay bị hư hỏng hoặc trục trặc.
Khả năng phòng thủ của Switchblade bao gồm phần mềm gây nhiễu điện tử tiên tiến và nhiều phương pháp để cản trở việc phát hiện và bắn hạ nó, đồng thời có các kỹ thuật và chiến thuật để vượt qua tất cả các hệ thống phòng thủ có thể có.
Liệu “UAV Kamikaze” Mỹ cung cấp có giúp Ukraine thay đổi cục diện chiến trường? ảnh 6
Thao tác sử dụng Switchblade rất nhanh và đơn giản, chỉ cần 1 người điều khiển (Ảnh: edrmagazine).
Mỹ cho rằng, loại máy bay này sẽ trở thành sự bổ sung quan trọng để hỗ trợ hỏa lực cho quân đội Ukraine và sẽ tạo cho nó một ưu thế nhất định trên chiến trường trên không, vì nó rất khó phát hiện, đặc biệt là vào ban đêm, người Nga không thể nghe thấy âm thanh của chúng, họ không biết khi nào chúng sẽ đến. Ngoài ra, nó cũng có khả năng nhắm vào các mục tiêu ít quan trọng hơn.
Và cũng bởi vì những máy bay này không hàm chứa tên lửa dẫn đường tầm nhiệt, chúng sẽ mở rộng cuộc tấn công vào các mục tiêu mặt đất như xe bọc thép và xe tăng của Nga. Thời gian bay hơn 40 phút đã mang lại cho Switchblade rất nhiều tự do trong việc tìm kiếm các mục tiêu quân sự có giá trị quan trọng của Nga.
Tuy nhiên, đây tất cả chỉ là trên lý thuyết. Thực tế cho thấy “vỏ quýt dày sẽ có móng tay nhọn”. Thực tế trên chiến trường sẽ cho thấy UAV Switchblade thực sự có tạo được hiệu quả thay đổi cục diện như Mỹ kỳ vọng hay không?

Mỹ điều nhóm tác chiến siêu tàu sân bay tới Địa Trung Hải, sẵn sàng chờ lệnh can thiệp vào Ukraine
Huyền Chihuyenchi@viettimes.vn
Thứ năm, ngày 24/03/2022 - 11:52Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Hải quân Mỹ đã triển khai một nhóm tác chiến tàu sân bay, dẫn đầu bởi siêu tàu sân bay USS Harry Truman lớp Nimitz, tới Địa Trung Hải.
Siêu tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ (Ảnh: Military Watch)
Siêu tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ (Ảnh: Military Watch)
Động thái mới này sẽ đặt nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ trong tầm hoạt động bao phủ Ukraine, từ đó tạo cho Washington nhiều lựa chọn can thiệp vào chiến trường Ukraine.
Bộ trưởng Hải quân Mỹ Carlos Del Toro cho hay nhiệm vụ của họ trong đợt triển khai này bao gồm “răn đe” Nga và thực thi một vùng cấm bay ở Ukraine, trong trường hợp Nhà Trắng ra quyết định như vậy, và nhấn mạnh: “Vai trò của tàu Harry Truman, cùng với các đồng minh, là răn đe Nga không có thêm những hành động hung hăng và ở vị trí sẵn sàng nhận lệnh từ Tổng thống hay từ các nhà lãnh đạo khác trên thế giới để bảo vệ Ukraine và người dân Ukraine”.
Liên quan tới sự hiện diện của các khí tài quân sự Nga ở gần vùng hoạt động của nhóm tác chiến tàu USS Harry Truman, vị tướng lĩnh nói thêm rằng: “Có rất nhiều tàu và tàu ngầm của Nga đang hoạt động ở Địa Trung Hải, và đó là lý do mà NATO cần có sự hiện diện tương đương để răn đe chúng. Điều duy nhất mà ông Putin hiểu được là sức mạnh.”
Nga hiện vẫn duy trì nhiều căn cứ quân sự ở Syria, phía Đông Địa Trung Hải, và ngay trước khi chiến sự bùng phát ở Ukraine, họ đã triển khai chiến đấu cơ MiG-31 từ các căn cứ ở Syria để tuần tra vùng biển này. MiG-31 mà Nga triển khai được trang bị nhiều vũ khí siêu thanh, rất phù hợp để tấn công các nhóm tác chiến tàu sân bay ở khoảng cách xa.
Hiện nay, ngày càng có nhiều nhà lập pháp Mỹ kêu gọi phương Tây can thiệp quân sự để bắn hạ các máy bay Nga đang hoạt động trên không phận Ukraine. Và trong trường hợp đó, điều đầu tiên mà họ phải làm có thể là vô hiệu hóa các cơ sở quân sự của Nga ở Syria trước.
Việc thiết lập các vùng cấm bay thường diễn ra trước khi một quốc gia tổ chức chiến dịch trên không nhằm vào lực lượng thù địch dưới đất, như đã từng thấy ở Iraq và Libya, nơi mà các vùng cấm bay được thiết lập trước khi tiêu diệt các lực lượng mặt đất của phe địch.
Lực lượng chiến đấu cơ trong nhóm tác chiến tàu USS Harry Truman bao gồm chiến đấu cơ tầm trung thế hệ thứ 4 F-18E/F Super Hornet và chiến đấu cơ tác chiến điện tử E/A-18G Growler, được hỗ trợ bởi máy bay cảnh báo sớm trên không E-2.
Những chiếc F-18E/F Super Hornet từng được sử dụng rất nhiều trong chiến dịch không kích mà Mỹ thực hiện ở Syria, và thường xuyên vi phạm không phận Syria. Chúng là mẫu xuất hiện trong gần như tất cả các đơn vị chiến đấu cơ trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Truman có thể triển khai các tên lửa hành trình Tomahawk để thực hiện các đòn tấn công chính xác tầm xa, ngoài ra còn rất nhiều loại tên lửa phòng không, mặc dù không có tên lửa nào trong số này có đủ khả năng để vô hiệu hóa tên lửa siêu thanh chống hạm mà Nga triển khai ở Syria.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top