[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Nga đành phải "ra đòn trước" chống lại một bản sao của Khmer Đỏ

 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
UAV Nga theo dõi và tiêu diệt căn cứ Ukr

 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Báo Thụy Điển: Tên lửa Nga vừa "xóa trắng" lữ dù Ukraine từng đánh đông dẹp bắc ở Donbass!
Hoài Giang | 21/03/2022 11:45



BÁO NÓI - 3:03

Báo Thụy Điển: Tên lửa Nga vừa xóa trắng lữ dù Ukraine từng đánh đông dẹp bắc ở Donbass!

Các binh sĩ còn sống sót của Lữ đoàn 79 Ukraine tại hiện trường vụ tập kích.
Theo tờ báo Thụy Điển Expressen, số tử thương có thể lên tới hàng trăm sau vụ Nga tập kích tên lửa vào căn cứ Lữ đoàn 79 Ukraine ở Mykolaiv.


Rạng sáng 18/3 (giờ địa phương), Quân đội Nga đã tiến hành một cuộc tập kích tên lửa vào căn cứ của Lữ đoàn Đổ bộ Đường không Độc lập số 79 của Quân đội Ukraine ở Mykolaiv (phía Nga gọi là Nikolaiyev).
Các phóng viên Magnus Falkehed và Niclas Hammarström của Expressen đã có mặt tại hiện trường và miêu tả đây là "sự kiện đẫm máu có thể là hàng đầu" trong chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Báo Thụy Điển: Tên lửa Nga vừa xóa trắng lữ dù Ukraine từng đánh đông dẹp bắc ở Donbass! - Ảnh 1.
Binh sĩ Ukraine cố gắng tìm kiếm thi thể đồng đội.
Đồng thời 2 phóng viên của tờ báo Thụy Điển cũng đưa ra một số liệu mới đó là lên tới 200 binh sĩ có mặt tại căn cứ quân sự và nhiều người trong số họ đã ngủ khi tên lửa Nga bắn tới.
TIN LIÊN QUAN
Nhà báo Falkehed cho biết thêm rằng "hầu hết những người lính tại căn cứ đều còn trẻ 18, 22, 23 tuổi - họ mới chỉ nhập ngũ, tập luyện hơn 3 tuần, ngủ và chết, thật sự bi thảm".
Ngay sau thời điểm cuộc tấn công diễn ra, các nguồn tin Ukraine nói với AFP rằng đã có ít nhất 50 thi thể được tìm thấy tại hiện trường - còn nguồn tin từ nhà xác của thành phố Mykolaiv nói với Sky News rằng ít nhất 80 người được cho là thiệt mạng.
Bình luận về thông tin mới được Expressen đăng tải, tờ Topwar.ru cho rằng 90% nhân sự trong căn cứ đã thương vong và lưu ý rằng hàng chục lính Ukraine có thể đã thoát khỏi cuộc tấn công nhưng đang bị chôn vùi dưới đống gạch vụn.
Báo Thụy Điển: Tên lửa Nga vừa xóa trắng lữ dù Ukraine từng đánh đông dẹp bắc ở Donbass! - Ảnh 3.
Binh sĩ Ukraine cố gắng tìm kiếm thi thể đồng đội.
Hoạt động cứu hộ đã diễn ra trong suốt những ngày cuối tuần vừa qua nhưng hi vọng tìm thấy những người sống sót đã giảm dần vì trời lạnh tới âm 6 độ - BBC cho biết.

Phía Nga tuyên bố họ đã sử dụng tên lửa bờ Bastion trong cuộc tấn công - tuy nhiên phía Ukraine lại tuyên bố rằng cuộc tấn công được thực hiện bởi oanh tạc cơ của Nga.
Được biết người đứng đầu khu vực Mykolaiv là ông Vitaly Kim, là người liên tục tung ra các video khiêu khích với phía Nga - thường xuyên đến thăm và động viên quân nhân tại căn cứ này.
Lữ đoàn Đổ bộ Đường không Độc lập số 79 của Quân đội Ukraine là đơn vị kế thừa Lữ đoàn Đổ bộ Đường không số 40 của Quân đội Liên Xô - được thành lập cuối những năm 1970.
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine thừa hưởng đơn vị này và hạ cấp nó từ Lữ đoàn xuống Trung đoàn. Vào năm 2007, sau khi bổ sung đơn vị trực thăng, Trung đoàn 40 được đổi tên thành Lữ đoàn 79.
Trong giai đoạn 2000 - 2012 các quân nhân của lữ đoàn đã tham gia một số hoạt động gìn giữ hòa bình ở nước ngoài (Liberia, Sudan, Sierra Leone, Congo, Iraq và Kosovo).
Trong Chiến tranh Donbass (2014-2015) Lữ đoàn 79 được cử tới tham chiến trong các Trận Slavyansk (2014), Trận gò Saur-mogila ở Donetsk (2014), Trận bao vây Izvarino (2014) - đây cũng là trận đánh mà lữ đoàn bị thiệt hại nặng nhất - chỉ còn khoảng 200 người, Trận Sân bay Donetsk lần 1 (2014), Trận Mariupol và Donetsk (2014 - 2015), Trận Debaltseve (2015).
Báo Thụy Điển: Tên lửa Nga vừa xóa trắng lữ dù Ukraine từng đánh đông dẹp bắc ở Donbass! - Ảnh 6.
Một hình nhân tử thần được phía Ukraind đặt trước chốt kiểm soát gần Mykolaiv.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
NÓNG: Tên lửa Nga biến khu phức hợp ở Kiev thành bình địa - Thứ gì được cất giữ bên trong?
Hoài Giang | 21/03/2022 14:53



BÁO NÓI - 1:27

NÓNG: Tên lửa Nga biến khu phức hợp ở Kiev thành bình địa - Thứ gì được cất giữ bên trong?

Hình minh họa.
Ukrinform dẫn nguồn tin chính phủ Ukraine cho biết do hậu quả tên lửa Nga phát nổ, một khu phức hợp bao gồm "tòa nhà trung tâm thương mại và bãi đậu xe" đã bị phá hủy.


Cụ thể báo cáo của Cơ quan Tình trạng Khẩn cấp Quốc gia Ukraine trên mạng xã hội Facebook như sau:
"22h48 ngày 20/3 (khoảng 2h ngày 21/3 giờ Việt Nam) cơ quan phụ trách cứu hộ nhận được tin nhắn về vụ cháy tại Quận Podilskyi của thủ đô (Kiev). Các đơn vị chữa cháy và cứu hộ gần nhất đã đến hiện trường ngay lập tức.
Khi đến nơi, họ đã xác nhận hậu quả vụ nổ tên lửa của đối phương khiến đám cháy lớn bùng phát lan sang các xe hơi trong bãi đậu xe và 3-4 tầng của tòa nhà trung tâm thương mại.




Current Time0:02
/
Duration0:45





Auto





Cảnh quay hiện trường hoạt động cứu hộ của phía Ukraine tối 20/3 giờ địa phương (Nguồn: Chính phủ Ukraine).
Cho tới 2h18 (khoảng 6h18 giờ Việt Nam) đám cháy đã diễn ra trong khu vực có diện tích 1.500 mét vuông và đang được nỗ lực dập tắt... 4 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương tại hiện trường".

TIN LIÊN QUAN
Hiện vẫn chưa rõ phía Nga đã sử dụng vũ khí gì - cụ thể là tên lửa loại gì trong cuộc tập kích và những thứ gì bên trong khu phức hợp trung tâm thương mại khiến hiện trường hàng nghìn mét vuông bị phá hủy như vậy.
Trong một diễn biến liên quan, người phụ trách Cơ quan quản lý quân - dân sự khu vực Rivne Vitaliy Koval cũng đã xác nhận việc phía Nga tiến hành hai cuộc tấn công tên lửa vào căn cứ huấn luyện tại vùng này.
Theo ông Koval, một ủy ban đặc biệt hiện đang làm việc tại hiện trường. Thông tin chi tiết sẽ được thông báo sau.
Hiện phía Nga chưa đưa ra bình luận về các cuộc tập kích tên lửa (nếu có) nói trên.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Cận cảnh cú đánh đầu tiên của kinzhal

1647851902484.png
1647851920311.png
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Nga tịch thu thiết bị điện tử hiện đại bậc nhất Mỹ viện trợ cho Ukr

Trong video có thể thấy quân Ukr cố gắng tái chiếm lại đài radar này, vì nó là thứ thiết bị quan trọng, tối mật mà NATO viện trợ


1647856957049.png

1647856851153.png
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Hàng loạt tank thiết giáp đạn dược ukr bị Nga tịch thu tại ngoại vi kiev

1647857072776.png
1647857076401.png
1647857080025.png
1647857084052.png
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực

Mi-24 giải cứu phi hành đoàn Ka-52 hạ cánh khẩn cấp do trúng đạn Stinger, cả 2 máy bay Mi-24 và Ka-52 đều bị tấn công bởi 15-18 tên lửa Stinger manpad Ukr, tất cả đều bình an sau đó
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Hiếm Mi-28 hoạt động tại Ukr


 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực

Nga công bố video quay từ UAV, cho thấy pháo phản lực Ukraine bắn xong nấp vào trung tâm thương mại để nạp đạn.
Nơi này bị tên lửa san phẳng sau đó, có vẻ cũng chính là địa điểm "được" dân mạng Ukraine quay video đăng lên Tóp tóp khoe.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
T-72B3 với mái che và T-72AV sau khi ăn atgm có thể là nlaw hoặc javelin

Dường như các loại AT top attack của NATO ko thể phá huỷ tan xác xe tank Nga như những ngày đâu ?

1647922019604.png
1647922023993.png
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Hệ thống vũ khí bí mật của Nga trên chiến trường Ukraine
V. Đỉnh
Thứ ba, ngày 22/03/2022 - 09:42Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Quân đội Nga đã đưa hệ thống Iskander-M vào tham chiến. Tổ hợp tên lửa chiến dịch – chiến thuật Iskander của Nga có thể vẫn “bình an vô sự” giữa mưa bom bão đạn.
Hệ thống tên lửa Iskander -M (bên trái) của Nga tại triển lãm quân sự 2021 -Alabino Moscow
Hệ thống tên lửa Iskander -M (bên trái) của Nga tại triển lãm quân sự 2021 -Alabino Moscow
Trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Quân đội Nga đã đưa hệ thống Iskander-M vào tham chiến. Tổ hợp tên lửa chiến dịch – chiến thuật Iskander của Nga có thể vẫn “bình an vô sự” giữa mưa bom bão đạn của kẻ thù, bởi vì tổ hợp này sở hữu những thiết bị chuyên dụng – đó là những đầu đạn nghi binh để đánh lừa hệ thống phòng không của đối phương.
Phía Ukraine đã phát hiện ra những chi tiết bí mật, rất nhỏ trong hệ thống này. Các chuyên gia nhận định rằng: mỗi một quả tên lửa 9M723 của Iskander có thể mang theo tối thiểu 6 đầu đạn nghi binh. Nhiệm vụ của đầu đạn nghi binh là đánh lừa hệ thống radar, đánh lạc hướng tên lửa có trang bị hệ thống dẫn đường bằng tia hồng ngoại của của đối phương, giúp cho Iskander có thể qua mặt hệ thống phòng không của địch. Những tên lửa của Iskander chỉ phóng mục tiêu giả, khi xác định chắc chắn bản thân có nguy cơ bị tấn công.
Những mục tiêu giả trong tên lửa của Iskander có hình dạng giống như một cái phi tiêu, có chiều dài khoảng 0,3m, có màu trắng, phần đuôi có màu vàng. Những mục tiêu giả có thể phát ra tín hiệu vô tuyến để chế áp hoặc đánh lừa radar đối phương, có thể phát ra nguồn nhiệt để thu hút tên lửa của đối phương về phía mình.
Quá trình phát triển của hệ thống tên lửa Iskander
Hệ thống tên lửa chiến dịch – chiến thuật Iskander được trang bị cho quân đội Nga từ năm 2006. Đây là một vũ khí chính xác cao, được dùng để tiêu diệt các kho vũ khí, khu vực tập trung đông quân của địch. Ngoài ra, Iskander còn được sử dụng để tiêu diệt tàu chiến, máy bay, máy bay trực thăng, hệ thống phòng không, hệ thống phòng thủ tên lửa, sở chỉ huy, trung tâm thông tin, tổ hợp tên lửa và pháo binh tầm xa của đối phương.
Đánh giá của giới chuyên gia
Các chuyên gia cho rằng những đầu đạn nghi binh của Iskander thực chất là những thiết bị nhử mồi thế hệ mới, nhằm đánh lạc hướng hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương. Những thiết bị này đã được trang bị cho tên lửa đạn đạo liên lục địa. Những thiết bị nhử mồi của tổ hợp Iskander-M đã được nâng cấp, để vượt qua và tiêu diệt những lá chắn tên lửa hiện đại nhất của đối phương.
Người đứng đầu Lực lượng tên lửa và pháo binh Nga, trung tướng Mikhail Matveevsky tuyên bố: Iskander là tổ hợp tên lửa tối ưu nhất của Nga, nó có thể vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa. Tuy vậy, tổ hợp này vẫn không ngừng được hiện đại hóa. Hiện nay, tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga đang tiến hành nâng cấp tổ hợp Iskander, để nâng cao tính năng sử dụng cũng như khả năng tác chiến của tổ hợp này.
Tính năng kỹ chiến thuật của hệ thống Iskander
Yếu tố quan trọng nhất đối với một hệ thống tên lửa, đó là tầm bắn. Iskander có tầm bắn xa, khoảng 500km, khả năng triển khai tác chiến nhanh. Việc triển khai Iskander vào vị trí chiến đấu khi đang hành quân mất khoảng 16 phút. Đưa Iskander vào vị trí sẵn sàng chiến đấu cao mất không quá 4 phút. Khoảng ngừng giữa các lần bắn là 1 phút. Tổ hợp Iskander có thể bố trí ở những nơi tuyệt đối an toàn. Thời gian sử dụng của Iskander là 10 năm, trong đó có 3 năm tham gia chiến đấu. Tổ hợp Iskander có thể hoạt động ở khoảng nhiệt độ, dao động từ -50 đến +50 độ C.
Vũ khí của tổ hợp Iskander
Tổ hợp Iskander gồm 6 xe riêng biệt, mỗi xe được trang bị thiết bị điện tử hiện đại. Mỗi một tổ hợp Iskander được trang bị 2 tên lửa 9M723K1 đã được lắp trên bệ phóng và 2 tên lửa dự bị. Đây là loại tên lửa một tầng, chạy bằng nhiên liệu rắn. Ưu điểm chính của những tên lửa này là khả năng cơ động cao, được điều khiển trong suốt quỹ đạo bay. Trọng lượng khi phóng của tên lửa 9M723K1 lên tới 3,8 tấn, đầu đạn nặng 480 kg. Tên lửa của Iskander có thể tiếp nhận được 10 loại đầu đạn, trong đó có cả đạn cassette.
Độ chính xác của tổ hợp Iskander hiện nay vẫn chưa được công bố. Theo một số dữ liệu, tầm bắn của Iskander đạt khoảng 500 km, độ sai số khoảng 20 đến 30 m.
Hiện nay, Nga đã phát triển và thử nghiệm phiên bản Iskander-K để sử dụng tên lửa hành trình. Theo thiết kế mới, phiên bản Iskander-K có thể sử dụng tên lửa R -500, với tầm bắn được nâng lên 2.000km. Iskander-K hiện nay chưa được trang bị cho quân đội Nga.
Tên lửa bất khả bị tiêu diệt
Tên lửa trang bị cho tổ hợp Iskander có khả năng cơ động tốt nhất, ở những thời điểm quan trọng nhất của quỹ đạo bay, như xuất phát và tiếp cận mục tiêu. Thời gian bay lâu nhất của tên lửa khi nó đạt độ cao 50km. Tên lửa của Iskander được mạ một lớp đặc biệt, có khả năng tàng hình trước radar của đối phương. Ở độ cao 50km, tên lửa của tổ hợp Iskander bay với tốc độ 2.100km/h, tạo ra lực G (một lực ảo, dạng quán tính) đạt 20 đến 30 đơn vị. Với tốc độ này, thế giới hiện nay chưa có tên lửa nào có thể đánh chặn. Tên lửa của tổ hợp Iskander được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính. Giai đoạn tiếp cận mục tiêu, hệ thống dẫn đường quang học tự động được kích hoạt. Với cơ chế này, tên lửa của Iskander có thể đảm bảo các cuộc tấn công hiệu quả, chính xác và không bị hệ thống tác chiến điện tử của đối phương chi phối. Trong suốt thời gian hoạt động của tên lửa, không cần phải điều chỉnh tín hiệu vệ tinh. Tên lửa của Iskander có thể sử dụng được các dữ liệu của cả GPS và GLONASS.
Theo AIF
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Phi công Nga kể lại giây phút tránh tên lửa Ukraine
Biên đội trực thăng Nga bị ít nhất 15 tên lửa phòng không Ukraine tấn công trong lúc yểm trợ đồng đội đổ bộ kiểm soát sân bay đối phương.

Bộ Quốc phòng Nga hôm nay công bố lời kể phi công trực thăng Mi-24 tham gia chiến dịch đổ bộ kiểm soát sân bay chiến lược Hostomel ở ngoại ô thủ đô Kiev của Ukraine, cũng như video của biên đội trực thăng vũ trang làm nhiệm vụ yểm trợ lực lượng vận tải trong trận đánh này.

"Đây là một trong những lỗ thủng do trúng đạn, nó không thực sự đáng sợ. Có những trường hợp trực thăng bị thổi bay cả khoang khi tham chiến ở Afghanistan. Quả tên lửa đã tạo ra nhiều lỗ thủng trên phi cơ của tôi", Oleg Yesman, phi công Mi-24 với hơn 400 chuyến xuất kích làm nhiệm vụ tại Chechnya, Syria, châu Phi và Ukraine, cho hay.

Quân đội Nga cho biết khi vượt sông Dnieper, biên đội trực thăng vũ trang đối mặt với ít nhất 15 tên lửa phòng không vác vai Stinger do binh sĩ Ukraine phóng lên.




Video Player is loading.
Dừng
Hiện tại 1:10
/
Thời lượng 3:55
Đã tải: 0%


Tiến trình: 0%
Bỏ tắt tiếng

Toàn màn hình



Phi công Nga kể lại trận đánh tại sân bay Ukraine trong video công bố hôm nay. Video: Zvezda.
"Sau 10 quả đạn đầu tiên, chúng tôi không buồn đếm nữa. Các tổ bay lập tức áp dụng chiến thuật được xây dựng từ thời Afghanistan được gọi là 'bánh xe lửa', trong đó chia lực lượng thành hai biên đội và quần thảo trên khu vực có diện tích hai km vuông", Yesman nói.

Các trực thăng Nga liên tục phóng mồi bẫy để đánh lạc hướng tên lửa và cơ động để tránh đạn, đồng thời chế áp vị trí đối phương bằng pháo và rocket. Trực thăng của Yesman phá hủy một pháo phòng không tự hành, một xe thiết giáp chở quân và một khẩu đội cối của Ukraine.

"Tôi phát hiện đối phương phóng tên lửa Stinger về phía mình từ khoảng cách 900 m, chỉ có chưa đầy một giây để phản ứng. Tôi điều khiển trực thăng ngoặt trái và bảo đảm quả đạn bám theo luồng nhiệt động cơ. Khi khoảng cách chỉ còn 100 m, tôi ngoặt gấp sang phải để né tránh", Yesman nhớ lại.

Tên lửa Stinger phát nổ dưới đuôi trực thăng, các mảnh văng của đầu đạn gây hư hại hệ thống điều khiển phi cơ. Tổ bay đánh giá thiệt hại và quyết định tiếp tục nhiệm vụ, bất chấp hỏa lực phòng không dày đặc bên dưới.

Kíp bay của thiếu tá Artem Sokolov, chỉ huy biên đội, phát hiện trận địa phóng tên lửa nhằm vào chiếc Mi-24 của Yesman và tiêu diệt vị trí này.

"Trong vòng 7 phút, biên đội trực thăng vũ trang đã chế áp hoàn toàn các vị trí hỏa lực của Ukraine, bảo đảm binh sĩ đổ quân an toàn. Tổ bay của thiếu tá Sokolov cũng phát hiện một khẩu đội cối ẩn nấp trong rừng và phóng rocket, diệt vị trí này trước khi đối phương kịp khai hỏa", Bộ Quốc phòng Nga cho hay.

Trong lúc yểm trợ cuộc đổ bộ, một chiếc Mi-24 cũng sơ tán an toàn kíp bay trực trăng Ka-52 phải hạ cánh khẩn cấp do trúng tên lửa trước đó.

Truyền hình quân đội Nga cho biết lực lượng nước này không chịu tổn thất về người trong chiến dịch đổ bộ sân bay Hostomel, toàn bộ các ổ hỏa lực đối phương đều bị tiêu diệt.

"Từng có chiến dịch tương tự tại Afghanistan, ở thung lũng Panjshir, nhưng lực lượng khi đó đông hơn nhiều. Chúng tôi kiểm soát sân bay chiến lược sát Kiev chỉ với 20 trực thăng, cho thấy sự chuyên nghiệp và chất lượng huấn luyện cao của binh sĩ", phi công Yesman nói.

Trực thăng Nga trúng đạn khi yểm trợ đồng đội ở Ukraine



Trực thăng Ka-52 Nga yểm trợ đồng đội và hạ cánh khẩn trong video đăng hôm 18/3. Video: Ria Novosti.
CNN cho biết lực lượng Nga tấn công và giành quyền kiểm soát sân bay Antonov sáng 24/2. Sân bay nằm ở Hosmotel, vùng ngoại ô tây bắc Kiev, đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ thủ đô của Ukraine. Giới chuyên gia quân sự cho rằng lực lượng đổ bộ sân bay Antonov thuộc Lữ đoàn Tấn công đường không Cận vệ số 31 của Nga.

Nga ngày 24/2 thông báo mở chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm "phi vũ trang và phi phát xít hóa Ukraine". Sau hơn ba tuần chiến sự, Nga đã kiểm soát khu vực Kherson ở miền nam và đang tiến vào trung tâm thành phố cảng chiến lược Mariupol ở đông nam Ukraine, trong khi nhiều thành phố lớn như Kiev và Kharkov đang bị bao vây.


Trình phi công Nga số 2 chắc ko ai dám số 1, chả phải vì anti NATO đâu, vì lâu nay pilot NATO toàn đánh với quân du kích sống trong núi, thì làm sao đủ trình đối phó với lực lượng mạnh PKKQ như Ukr được ?
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Ông Biden thừa nhận tên lửa siêu vượt âm Nga 'không thể đánh chặn'
Tổng thống Biden xác nhận Nga đã khai hỏa tên lửa siêu vượt âm "không thể đánh chặn" ở Ukraine, nhưng cho rằng nó sẽ không tạo khác biệt lớn.

"Nga vừa phóng tên lửa siêu vượt âm vì đó là thứ duy nhất mà họ có thể chắc chắn sẽ xuyên thủng được lưới phòng không đối phương", Tổng thống Mỹ Joe Biden nói tại hội nghị với lãnh đạo các doanh nghiệp tại thủ đô Washington ngày 21/3.

Trước khi Tổng thống Biden đưa ra tuyên bố trên, Lầu Năm Góc cho biết đã phát hiện Nga sử dụng tên lửa siêu vượt âm Kh-47M2 Kinzhal tấn công các mục tiêu ở Ukraine, khẳng định quân đội Mỹ có thể theo dõi đường bay của vũ khí này.

Ông Biden cho rằng Nga dùng tên lửa Kinzhal sau khi hứng chịu "tổn thất trước lực lượng Ukraine", đồng thời nhận định đây có thể là biến thể của loại vũ khí cũ hơn.

"Đó là loại vũ khí có tác động lớn, song nó sử dụng cùng đầu đạn với các tên lửa Nga từng phóng, nên không tạo ra nhiều khác biệt ngoại trừ việc gần như không thể bị đánh chặn", Tổng thống Mỹ nói.

Tiêm kích MiG-31 Nga mang tên lửa siêu vượt âm Kh-47M2 Kinzhal trong diễn tập ngày 19/2. Ảnh: BQP Nga.


Tiêm kích MiG-31 Nga mang tên lửa siêu vượt âm Kh-47M2 Kinzhal trong diễn tập ngày 19/2. Ảnh: BQP Nga.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/3 xác nhận đã lần đầu tiên sử dụng tên lửa siêu vượt âm Kinzhal tấn công một căn cứ ở vùng Ivano-Frankivsk ở miền đông Ukraine. Một ngày sau, Moskva tuyên bố tiếp tục khai hỏa Kinzhal tập kích kho nhiên liệu gần làng Kostyantynivka ở tỉnh Mykolaiv phía tây nam.

Giới chuyên gia nhận định những vụ phóng tên lửa Kinzhal này là "màn phô diễn sức mạnh" của Nga với phương Tây trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine đã kéo dài gần một tháng.

Tuy nhiên, họ cho rằng tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga sẽ không góp phần làm thay đổi quá nhiều cục diện chiến trường ở Ukraine, do đây là loại vũ khí đắt tiền và không cần thiết để hạ các mục tiêu ít có giá trị chiến lược cao.

Tên lửa siêu vượt âm là vũ khí có tốc độ tối thiểu gấp 5 lần âm thanh (Mach 5), tương đương hơn 6.200 km/h. Nhờ quỹ đạo và tốc độ, vũ khí siêu vượt âm có khả năng sát thương cao hơn và gần như không thể bị đánh chặn bằng các lá chắn phòng thủ hiện nay.




Video Player is loading.
Replay
Hiện tại 0:26
/
Thời lượng 0:26
Đã tải: 0%


Tiến trình: 0%
Bỏ tắt tiếng

Toàn màn hình

Tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga tấn công mục tiêu ở vùng Ivano-Frankivsk, Ukraine ngày 19/3. Video: Bộ Quốc phòng Nga.
Nga, Mỹ, Trung Quốc và ít nhất 5 quốc gia khác đang nghiên cứu công nghệ này, trong đó Moskva và Bắc Kinh đã biên chế một số loại tên lửa siêu vượt âm hoặc tên lửa mang đầu đạn lướt. Triều Tiên hồi tháng 1 cũng hai lần tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa mang đầu đạn siêu vượt âm.

Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm "phi vũ trang và phi phát xít hóa Ukraine" ngày 24/2. Lực lượng Nga ngày 20/3 phóng tên lửa tập kích nhiều mục tiêu tại Ukraine, trong lúc lực lượng mặt đất được cho là "đạt được tiến bộ hạn chế".



Thông điệp của Nga khi khai hỏa tên lửa siêu vượt âm ở Ukraine
Nga dùng Kinzhal, tên lửa siêu vượt âm có thể mang đầu đạn hạt nhân, tập kích mục tiêu tại Ukraine dường như nhằm phát thông điệp "dằn mặt" phương Tây.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/3 xác nhận đã lần đầu tiên sử dụng tên lửa siêu vượt âm Kinzhal tấn công một căn cứ ở vùng Ivano-Frankivsk ở miền đông Ukraine. Một ngày sau, Moskva tuyên bố tiếp tục khai hỏa Kinzhal tập kích kho nhiên liệu gần làng Kostyantynivka ở tỉnh Mykolaiv phía tây nam.

Lầu Năm Góc cho hay họ đã phát hiện Nga sử dụng loại tên lửa siêu vượt âm tối tân này ở Ukraine và quân đội Mỹ có khả năng theo dõi đường bay của Kinzhal trong đòn tập kích.

Dominika Kunertova, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh ở Zurich, cho rằng những vụ phóng tên lửa Kinzhal này là "màn phô diễn sức mạnh" của Nga với phương Tây trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine đã kéo dài gần một tháng.

Tên lửa siêu vượt âm thường được mô tả là loại vũ khí "vô hình" do tốc độ bay rất cao, cộng với khả năng cơ động trong hành trình, khiến chúng có thể né tránh được phần lớn hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay. Nga và Trung Quốc đều tuyên bố đã sở hữu vũ khí siêu vượt âm, trong khi Mỹ vẫn đang chật vật phát triển chương trình này.

Rebekah Koffler, cựu sĩ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ kiêm chuyên gia về Nga, cũng cho rằng hành động khai hỏa tên lửa Kinzhal là một phần trong kế hoạch chiến lược của Nga. "Đó là một nhân tố thay đổi cuộc chơi trong lĩnh vực địa chính trị, không phải lĩnh vực quân sự, do họ đang cố gắng chuyển đi thông điệp chiến lược", Koffler nói.

Tiêm kích MiG-31 mang tên lửa siêu vượt âm Kinzhal bay trên Quảng trường Đỏ trong lễ duyệt binh Ngày chiến thắng ở Moskva tháng 5/2018. Ảnh: AFP.


Tiêm kích MiG-31 mang tên lửa siêu vượt âm Kinzhal bay trên Quảng trường Đỏ trong lễ duyệt binh Ngày chiến thắng ở Moskva tháng 5/2018. Ảnh: AFP.

Koffler nhận định với quyết định phóng tên lửa Kinzhal, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang báo hiệu cho Mỹ và NATO rằng ông sẵn sàng tăng sử dụng sức mạnh quân sự của nước này. "Ông ấy có thể sử dụng các tên lửa hành trình khác, song lại chọn tên lửa siêu vượt âm", Koffler nói. "Thông điệp chiến lược ở đây là Nga đã sở hữu vũ khí này, còn Mỹ thì không".

Theo bà, giá trị quân sự mà tên lửa Kinzhal mang lại trong đòn tập kích không cao hơn là mấy so với các loại tên lửa đạn đạo hay hành trình khác. Tuy nhiên, điểm mấu chốt nằm ở chỗ Kinzhal có thể mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân.

"Ông Putin đang phát đi thông điệp rằng Nga có sức chịu đựng cao trước chiến tranh hạt nhân", chuyên gia này nói. "Nếu Mỹ và phương Tây tiếp tục dồn Nga vào chân tường, ông ấy sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài thực hiện điều này".

Nga vẫn tuân thủ học thuyết răn đe lẫn nhau và ít có khả năng Tổng thống Putin sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm vào Mỹ hoặc các thành viên NATO. Tuy nhiên, chưa rõ Mỹ và NATO sẽ phản ứng ra sao nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine.

Koffler nhận định trong bối cảnh nguy cơ tấn công hạt nhân tăng lên, động thái phóng tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga ở Ukraine nhằm buộc phương Tây phải nhượng bộ.

"Ông Putin muốn ngăn phương Tây can thiệp vào vấn đề Ukraine, nếu không ông ấy sẽ vượt qua lằn ranh đỏ về vũ khí hạt nhân", chuyên gia này cho biết.

Tổng thống Putin từng ra lệnh cho lực lượng răn đe chiến lược của Nga chuyển trạng thái báo động sẵn sàng chiến đấu, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ nổ ra chiến tranh hạt nhân hủy diệt. Tuy nhiên, Mỹ và Anh sau đó nhận thấy lực lượng hạt nhân chiến lược Nga hầu như không có động thái thay đổi đáng kể nào.




Video Player is loading.
Dừng
Hiện tại 0:01
/
Thời lượng 0:26
Đã tải: 0%


Tiến trình: 0%
Bỏ tắt tiếng

Toàn màn hình

Tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga bắn phá một căn cứ ở vùng Ivano-Frankivsk, Ukraine ngày 19/3. Video: Bộ Quốc phòng Nga.
Tên lửa diệt hạm siêu vượt âm Kh-47M2 Kinzhal là một trong 6 siêu vũ khí được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố trong thông điệp liên bang hồi tháng 3/2018, được đánh giá có khả năng răn đe cao và đủ sức đánh bại mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có.

Để đạt được uy lực này, tên lửa Kinzhal được phóng từ tiêm kích MiG-31 và ứng dụng đường bay như tên lửa đạn đạo trong pha giữa, kết hợp với khả năng cơ động mạnh để tránh lá chắn tên lửa đối phương. Tầm bắn tối đa tới 2.000 km và tốc độ khoảng 12.000 km/h của tên lửa Kinzhal giúp tiêm kích MiG-31 không phải bay vào lưới phòng không quanh mục tiêu, bảo đảm an toàn cho phi công và máy bay.

Tuy nhiên, chuyên gia Kunertova cho rằng ngoài thông điệp "dằn mặt" phương Tây, tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga sẽ không góp phần làm thay đổi quá nhiều cục diện chiến trường ở Ukraine, do đây là loại vũ khí đắt tiền và không cần thiết để hạ các mục tiêu ít có giá trị chiến lược cao.

"Đây có thể chỉ là một vài vụ phóng tên lửa Kinzhal đơn lẻ của Nga, bởi nước này chưa sản xuất được nhiều loại vũ khí tối tân này", Kunertova nói.

Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm "phi vũ trang và phi phát xít hóa Ukraine" ngày 24/2. Lực lượng Nga ngày 20/3 phóng tên lửa tập kích nhiều mục tiêu tại Ukraine, trong lúc lực lượng mặt đất được cho là "đạt được tiến bộ hạn chế".
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
So sánh nhanh dòng Ka-50/52 vs AH-64A/D

Ka-50/52: 1996-nay, tổn thất 5
AH-64A/D: 1999-nay, tổn thất 40+


 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top