Vũ khí bí mật của hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương
Phan Bình | 12/04/2022 12:50 PM
0
Trong những năm gần đây, Mỹ đã bắt đầu giảm bớt trọng tâm quân sự từ các hoạt động chống khủng bố để quay trở lại khả năng xảy ra chiến tranh quy mô lớn với những đối thủ ngang tầm tiềm năng.
Xui thay, khi gần 2 thập niên kéo dài của Chiến tranh chống khủng bố toàn cầu đã khiến bộ máy phòng thủ của Mỹ đi nhầm đường. Xét theo một số khía cạnh quan trọng thì giờ đây có vẻ như Mỹ đã bắt kịp cuộc chơi khi ngày càng khép chặt những lỗ hổng năng lực ở Châu Âu và Thái Bình Dương.
Trong khi Mỹ giữ vị thế có lực lượng quân sự lớn nhất hành tinh thì nước này tự cho mình có nghĩa vụ phải vươn xa hơn bất kỳ lực lượng nào khác trên thế giới.
Trong mọi ngóc ngách địa cầu, quân đội Mỹ đều cố đa dạng các năng lực riêng, từ cung cấp sự hiện diện ổn định, và huấn luyện các lực lượng quân sự hải ngoại nhằm tự phòng thủ, cho đến việc thực thi các nguyên tắc quốc tế trên đại dương.
Như các học giả quân sự từng phân tích chi tiết trước đây khi nhận định rằng Hải quân Mỹ có thế mạnh trong kỷ nguyên ổn định quan hệ toàn cầu hiện nay, nhưng lực lượng này cũng đông đáng kể ở mặt trận Thái Bình Dương.
Vấn đề này ngày càng trở nên rõ nét hơn khi Hải quân Mỹ không thể triển khai toàn bộ hạm đội ở bất kỳ vùng nước nào mà không để lại một số quyền lợi quan trọng không được canh phòng.
Đội quân mạnh nhất thế giới… vẫn chưa đủ
Chỉ có hạm đội khổng lồ thôi là chưa đủ để giành chiến thắng áp đảo trong cuộc xung đột trên biển của thế kỷ 21. Điều quan trọng hơn hết là phải có những loại tàu phù hợp cho từng vai trò cụ thể.
Trong nhiều năm qua, công nghệ tiên tiến đã giúp Mỹ di chuyển những hạm đội tàu và máy bay khổng lồ nhằm duy trì thế trận trong suốt Thế chiến II, và hướng tới giảm số lượng tài sản có khả năng thực hiện nhiều vai trò. Các loại tàu như khu trục hạm tên lửa dẫn đường lớp Ships like the Arleigh Burke cũng như chiến cơ đa nhiệm F-35 Joint Strike Fighter, đã được trang bị phù hợp để phục vụ một số khả năng chiến đấu.
Chính tư duy này đã cho phép Mỹ mở rộng các khả năng của mình trong khi vẫn giảm tối đa yêu cầu nhân sự và chi phí chung để duy trì nhiều tài sản với các vai trò chuyên biệt hơn nhiều. Song đã có những mặt trái trong các nền tảng "đa nhiệm" của Mỹ: chúng làm tăng đáng kể chi phí nghiên cứu và mua lại, đồng nghĩa chi phí tăng buộc phải mua ít lại. Nó cũng buộc những tài sản quân sự vào thế bí khi không thể phát huy hết khả năng mở rộng của chúng.
Binh nhì Charles Coleman, đang thị sát các ô chứa tên lửa trên một trong hai Hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS) trên tuần dương hạm tên lửa dẫn đường USS Hue City (CG 66). Ảnh nguồn: U.S. Navy.
Hãy xem xét cách Mỹ tăng khả năng chiến đấu khi giảm khối lượng tàu, đó là vào thời kỳ hoàng kim của Thế chiến II, quân đội Mỹ có lượng tàu chiến lên tới 6.768 chiếc và khoảng 300.000 chiến cơ.
Trong suốt cuộc chiến tranh Lạnh khi Mỹ mạnh tay chi bạo vào công nghệ quân sự, họ đã mở ra kỷ nguyên đánh giá công nghệ và năng lực theo khối lượng để rồi ngày hôm nay Hải quân Mỹ tự hào có 293 tàu, và duy trì số lượng máy bay quân sự chỉ còn 13.000 chiếc. Những con tàu và máy bay đa năng này đã thực hiện đa nhiệm vụ cần được ưu tiên.
Khả năng này để lại một khiếm khuyết: kém hiệu quả hơn trong tình huống chiến đấu. Khu trục hạm Arleigh Burke là những chiến hạm uy lực mạnh khi được trang bị nhiều loại súng, tên lửa và ngư lôi, nhưng lại chỉ được xếp vào dạng phòng thủ tên lửa đơn giản trong bộ máy phòng thủ tên lửa Aegis.
Những con tàu này sẽ gặp khó khi phòng thủ trong cuộc xung đột quy mô lớn. Cựu giám đốc tác chiến hải quân Mỹ, đô đốc John Richardson cảnh báo: "Các BMD (các tàu phòng thủ tên lửa đạn đạo) sẽ rất lúng túng trong những khu vực hoạt động hạn chế".
Tàu hàng chở theo tên lửa liệu có khả thi?
Một trong những ưu tiên hàng đầu của nước này là phải tìm ra những cách nhằm nhanh chóng mở rộng sự hiện diện quân sự lẫn các khả năng chiến lược ở Thái Bình Dương. Trung Quốc hiện đang dự trữ một kho dự trữ tên lửa đạn đạo khổng lồ (bao gồm cả các tên lửa diệt hạm siêu vượt âm), điều này đồng nghĩa là phòng thủ tên lửa sẽ là một ưu tiên quan trọng đối với các khu trục hạm Aegis của Mỹ.
Không may là nếu mà như vậy thì sẽ làm hạn chế khả năng của hạm đội khu trục hạm Mỹ trong việc tấn công mạnh mẽ hơn khi chúng lượn quanh khu vực chịu trách nhiệm của mình, chờ đợi để đánh chặn bất kỳ tên lửa nào đang bay tới. Đó sẽ là một sự lãng phí đáng kể đối với các khu trục hạm vì sẽ làm hạn chế khả năng của các nhóm chiến đấu khác khi không thể dựa vào sức mạnh tấn công của những chiến hạm này.
Nói dễ hiểu hơn thì Mỹ cần phải trang bị nhiều thêm các ống phóng tên lửa thẳng đứng (thường gọi là các ô Hệ thống phóng thẳng đứng, viết tắt VLS) ở Thái Bình Dương nhằm tăng cường các hoạt động tấn công và phòng thủ, cũng như có thể lấy chúng càng nhanh, càng rẻ càng tốt. Vừa hay khi đó cũng là lúc ra đời ý tưởng về sà lan tên lửa hoặc tàu tên lửa.
Năm 2019, trong một bài báo công bố trên tờ Kỷ yếu của Viện hải quân Mỹ thì có 5 chuyên gia bao gồm 1 thuyền trưởng hải quân và 1 đại tá Thủy quân lục chiến (cả 2 đều đã nghỉ hưu) đang cung cấp đề xuất của họ về việc nhanh chóng mua sắm và trang bị các tàu hàng phục vụ chiến đấu. Ý tưởng này nói tóm lại thì là "chỉ cần gắn hàng bó tên lửa lên những con tàu và neo xung quanh Thái Bình Dương", sự khác biệt ở đây là khái niệm những sà lan tên lửa hiện đại này là công nghệ đang có trong thời đại chúng ta.
Từ lâu Mỹ đã sở hữu các nền tảng tên lửa "đóng thùng" có thể đặt thoải mái trên sàn những tàu hàng lớn. Thêm nữa, với các siêu máy tính kết hợp dữ liệu như được trang bị trên chiến cơ F-35 Joint Strike Fighter, người Mỹ cũng đã chứng minh khả năng tấn công mục tiêu bằng các tên lửa mặt đất thông qua dữ liệu nhắm mục tiêu được chuyển tiếp bởi chiến cơ bay gần đó.
Nói một cách đơn giản, những hệ thống vũ khí mô-đun sẽ làm việc khi hoạt động ngoài boong tàu hàng, và chúng đã chứng minh rằng vũ khí có thể linh động tấn công các mục tiêu do máy bay xác định… Điều này nói lên rằng khái niệm này sẽ đòi hỏi rất ít phát triển hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng, tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí.
Từ trái qua phải là tuần dương hạm tên lửa dẫn đường USS Vicksburg (CG 69) và các khu trục hạm tên lửa dẫn đường trong Cuộc tập trận chung Vandel. Ảnh nguồn: U.S. Navy.
Sà lan tên lửa hoạt động ra sao?
Bước đầu tiên để xây dựng một hạm đội sà lan tên lửa sẽ là mua sắm vỏ các tàu chở hàng thương mại, nghe có vẻ là một nỗ lực dễ dàng nếu xảy ra chiến tranh Thái Bình Dương.
Ước tính rằng hàng năm, 1/3 tổng số tàu thương mại toàn cầu đều đi qua biển Đông, và nếu xảy ra xung đột Mỹ, Trung thì những chuyến tàu này sẽ bị cắt giảm do sự sụt giảm thương mại giữa 2 siêu cường kinh tế, cùng việc nhận thức mối nguy hiểm khi tàu đi qua vùng biển sẽ là thủy địa chiến lớn nhất trong lịch sử. Kết quả là, việc mua những con tàu này sẽ có mức giảm giá mơ ước.
Nên biết rằng việc mua 1 tàu hàng hai lớp vỏ thương mại mới toanh sẽ khiến Mỹ tốn từ 25 đến 50 triệu USD, nhưng tàu hàng đã qua sử dụng được rao bán trên các trang web như NautiSNP sẽ chỉ phải bỏ ra một ít đô la, một số tàu hàng hiện được rao bán trên thị trường có giá chỉ nhỉnh hơn 1 triệu USD.
Một lần nữa, sự sụt giảm đáng kể thương mại xuyên Thái Bình Dương có thể sẽ khiến Mỹ tiết kiệm khối tiền khi hàng loạt công ty sẽ thanh lý tài sản trong khu vực nhằm bù đắp một phần thiệt hại của họ.
Một khi hải quân Mỹ đã mua đủ số tàu cần thiết thì họ sẽ bắt tay vào việc tái trang bị chúng để vận hành như những sà lan tên lửa. Hoạt động này sẽ diễn ra theo 2 cách: 1. Hải quân có thể dùng các tài sản tên lửa và máy bay không người lái (drone) trên tàu, việc này sẽ gây khó khăn trong việc phân biệt các tàu hàng truyền thống với sà lan tên lửa, đồng thời giảm đáng kể thời gian và chi phí trong việc hoán đổi mỗi con tàu.
Mặc dù các tàu được đánh dấu là Hải quân Mỹ và gắn cờ tương tự như tàu thương mại, song việc này cũng đủ gây khó cho Hải quân Trung Quốc khi phải xác định từng tàu một trước khi tấn công, có thể giải thích là do nhiều hệ thống vũ khí lệ thuộc vào radar khẩu độ tổng hợp đảo nghịch đánh giá mục tiêu thông qua cấu hình có độ phân giải thấp.
Khoản đầu tư ngoại vi có thể được cắt giảm hơn nữa khi đã có các tài sản cạnh bên như khu trục hạm Aegis dùng để chỉ huy và điều khiển, dựa vào radar chiến hạm, nhắm mục tiêu, và bộ máy chỉ huy… tất cả cùng phát huy ưu thế của "kho đạn nổi".
Theo cách này, sà lan tên lửa sẽ đóng vai trò bổ sung hiệu quả cho kho vũ khí hiện có của khu trục hạm. Ngược lại các khu trục hạm cũng có thể được sửa đổi để mang theo các ống phóng VLS như đã được triển khai bởi các khu trục hạm tên lửa dẫn đường của Mỹ ngày hôm nay.
Mỗi tàu container có thể được sửa đổi để mang theo một loạt các ống phóng thẳng đứng có trang bị tên lửa Tomahawk trong thời gian từ 3 đến 6 tháng hoạt động. Chi phí chắc chắn sẽ cao hơn, nhưng bù lại sẽ rút ngắn đáng kể hoặc giảm tối đa các chi phí đào tạo nhân lực và hậu cần liên quan đến việc trang bị một hệ thống vũ khí khác.
Điều cốt yếu là hải quân Mỹ cần phải xem xét xem họ cần bao nhiêu sà lan tên lửa, và mỗi sà lan cần phải trang bị bao nhiêu tên lửa. Có ý kiến cho là sẽ đặt cả trăm ống phóng VLS liên kết với tên lửa trên một trong các sà lan, nhưng việc này lại đội chi phí và dễ trở thành mục tiêu của Trung Quốc.
Và một đề xuất đáng lưu ý là có thể chuyển đổi 10 đến 15 tàu hàng thành các sà lan tên lửa, mỗi sà lan chở theo từ 30 đến 50 tên lửa Tomahawk, điều này sẽ hạn chế tổn thất nếu có sà lan bị hư hại, trong khi đó vẫn đủ hỏa lực nhằm đảm bảo lợi thế cho chiến lược tổng thể của hải quân.
Hải quân Mỹ rất quan tâm đến việc cải tạo các tàu hàng thành các sà lan tên lửa. Ảnh minh họa: Zeymarine .
Các sà lan tên lửa liệu có thực tế?
Khi hải quân Mỹ nhanh chóng mua và sửa đổi tàu hàng thành sà lan tên lửa, họ cũng cấp tốc đào tạo nhân lực cho những con tàu này (áp dụng chiêu mộ tân binh như kiểu hải quân truyền thống xem ra không khả thi).
Thuyền trưởng Chris Rawley đề xuất một mô hình thủy thủ đoàn lai nghe có vẻ hợp lý hơn cả. Theo đó, mỗi sà lan tên lửa sẽ có một thủy thủ đoàn gồm cả quan chức hải quân và thủy thủ dân sự có nhiều kinh nghiệm trong vận hành các tàu thương mại.
Bằng cách tuyển dụng từ khối tư nhân, hải quân Mỹ có thể nhanh chóng điều những tàu này cùng với thủy thủ đoàn đã qua đào tạo phù hợp với nhiệm vụ mà họ được giao, trong khi đó đặt các sĩ quan hải quân vào nhiệm vụ chỉ huy và cùng các vai trò chiến đấu khác.
Bằng cách sử dụng yếu tố chỉ huy quân sự, việc vận hành sà lan tên lửa trong chiến tranh với thủy thủ đoàn gồm một phần dân thường sẽ vẫn được xem là hợp pháp theo luật quốc tế. Thực vậy, mô hình này đã thật sự dùng cho bến tàu vận tải đổ bộ USS Ponce gần đây đã ngừng hoạt động.
TIN ĐỌC THÊM
Những sà lan tên lửa dạng này có số lượng thủy thủ đoàn vào khoảng 30 người (một nửa là sĩ quan hải quân, nửa còn lại là thường dân). Chúng cũng chở theo hàng hóa được niêm phong trong thân tàu, giúp con tàu sống sót nếu một khi bị tấn công.
Hải quân Mỹ đã dành ngân sách tương đương 400 triệu USD trong niên khóa 2020 để phát triển ra 2 tàu nổi mặt nước cỡ lớn không người lái. Chiếc tàu nổi không người lái hạng trung (MDUSV) có biệt danh "Thợ săn biển" đã thật sự chạy giữa 2 thành phố San Diego và Hawaii trong thời gian gần đây.
Hiện tại hải quân Mỹ đã đầu tư chế tạo những thiết bị drone kiểu mới như Kratos Valkyrie, nôm na là drone giám sát tầm thấp, nó chở theo 2 trái bom đường kính nhỏ dùng để không kích, mỗi chiếc drone này có giá thành vài triệu USD. Tương tự mỗi sà lan tên lửa sẽ có giá thành vài triệu USD, mức giá này nghe có vẻ hợp lý hơn nếu so với 13 tỷ USD của gã khổng lồ USS Gerald R. Ford.
Nếu Mỹ và Trung Quốc cứ tiếp tục cọ xát dẫn đến va chạm thì đến một lúc bộ máy quốc phòng Mỹ buộc phải ngắt một khoản trong ngân sách quốc phòng để đầu tư sà lan tên lửa. Nếu ngày đó đến, sà lan tên lửa có thể đại diện cho một trong những hệ số nhân lực hiệu quả nhất mà Mỹ có thể tận dụng.