Trả lại Sinai và kết cục chiến tranh 1973 là 2 chuyện khác nhau. Tôi nhắc lại là Israel trả lại Sinai không phải vì thua trận mà vì bị Mỹ ép. Israel trả lại Sinai, đổi bằng viện trợ quân sự tăng vọt từ Mỹ vào các năm sau.
Israel trả lại Sinai là sáng suốt. Họ học được quá nhiều điều từ cuộc chiến 1967 và 1973.
Sinai chiếm thì dễ nhưng rất khó phòng thủ. Tuyến phòng thủ của Israel phải chạy dọc kênh Suez dài 160km và rất xa đất Israel, tạo nên vấn đề rất lớn về tiếp vận. Giữ Sinai sẽ là mầm mống cho một cuộc chiến tiếp nữa, vì không đời nào Ai cập chịu để mất Sinai. Cái Israel cần là an ninh chứ không phải đất đai.
Tình nguyện đơn phương trả lại Sinai, Israel ép được Ai cập phải biến toàn bộ Sinai thành vùng đệm với lượng quân số và vũ khí tối thiểu, cũng như thỏa thuận hai bên ngừng chiến và công nhận lẫn nhau. Chỉ vì công nhận Israel mà Ai cập đã bị đuổi khỏi Liên đoàn Ả rập, nhưng Ai cập bất cần, vì họ là nước sớm nhất hiểu ý nghĩa của việc đạt được hòa bình với Israel. Cả hai bên đều tuân thủ thỏa thuận của mình và sống yên ổn từ bấy đến nay.
Ariel Sharon định lặp lại bài đổi đất lấy hòa bình này năm 2005 khi đơn phương rút khỏi Gaza, trao quyền quản lý Gaza cho Palestine. Tuy nhiên, người Palestine không phải người Ai cập, thay vì xây dựng hòa bình họ đã tự biến Gaza thành trại khủng bố lớn nhất thế giới. Kết quả là cả Israel và Palestine ở Gaza đều thiệt hại nặng nề.
Cùng một bài đổi đất lấy hòa bình, Israel thành công với Sinai nhưng thất bại với Gaza. Với tấm gương tày liếp ở Gaza, Israel chắc chắn sẽ còn quản chặt Bờ Tây, khiến cho tiến trình hòa bình ở Palestine không biết đến bao giờ mới đạt được tiến bộ.
Tương lai Gaza sau cuộc chiến này cũng là vấn đề đau đầu của Israel. Tuy nhiên từ tình hình chiến sự, tôi đoán Israel không muốn quay lại quản lý Gaza. Họ sẽ phớt lờ hết mọi sức ép để đánh cho Hamas hết sạch nguồn lực không còn gượng lại được nữa, đồng thời tạo điều kiện cho Fatah nhảy vào tiếp quản Gaza. Sau đó họ sẽ rút khỏi Gaza để Fatah kiềm chế tàn quân của Hamas.