[Funland] TI swimming - Bơi kiểu này khổ vì gái theo học

tangatdi

Xe đạp
Biển số
OF-98551
Ngày cấp bằng
3/6/11
Số km
23
Động cơ
399,130 Mã lực
Tôi xin bắt đầu hành trình nhé:

Trước hết Bơi lội là gì?


Bơi lội là một là một môn thể thao dưới nước, do tác động của sự vận động
toàn thân, đặc biệt là đạp chân, quạt tay trong nước mà con người có thể
chuyển động vượt được quãng đường dưới nước với tốc độ khác nhau.
Bơi lội được ra đời trong quá trình lao động sản xuất và chống lại thiên tai,
địch hoạ của loài người. Nó luôn có mối quan hệ chặt chẽ với sự sinh tồn,
sản xuất và sinh hoạt của loài người, phát triển và đổi mới cùng với sự hình
thành và phát triển của xã hội loài người.
Môn Bơi lội có nội dung rất rộng. Hiện nay Bơi lội trong các cuộc thi đấu ở
Đại hội Olympic và giải vô địch Bơi lội thế giới bao gồm bốn phần: bơi thể
thao, nhảy cầu, bóng nước và bơi nghệ thuật. Bốn phần này trên thực tế đã
sớm trở thành bốn môn thi đấu độc lập.
Hình thức bơi trong môn Bơi lội rất đa dạng, phong phú. Các hình thức bơi
lội lưu truyền trong dân gian có: bơi tô tô, bơi chải, bơi đứng, bơi nghiêng
và một số cách bơi không có luật lệ khác. Do kĩ thuật của các kiểu bơi trên
không hợp lí, tạo ra tốc độ chậm lại tốn sức nên trong thi đấu bơi dần dần
đã bị thải loại. (Tham khảo từ Đề cương môn học có đầy trên Internet).

PHƯƠNG PHÁP TOTAL IMMERSION (TI) LÀ GÌ?

Nói qua 1 chút về thuật ngữ: trong Bài viết đã dẫn bên trên, tác giả tạm dịch là "Đi dưới bề mặt" và "tham gia trọn vẹn", tôi thấy chưa ổn lắm. Ngoài bơi, Cụ Terry còn "xơi" thêm món Thiền (Zen) nữa, Cụ chơi chữ theo nghĩa bóng nhiều hơn. Immersion có nghĩa là "chìm đắm" hàm ý là đam mê, Total Immersion có nghĩa là toàn tâm toàn ý chìm đắm(trong việc bơi lội).

Theo Wikipedia (tạm dịch nhé):

TI là phương pháp hướng dẫn bơi, được phát triển bỡi HLV bơi người Mỹ tên là Terry Laughlin. PP này chủ yếu tập trung dạy cho người bơi cách thức di chuyển trong nước một cách hiệu quả. Bằng cách bảo toàn năng lượng, tập trung vào việc giữ thăng bằng và tạo dáng, nên mỗi một lực đẩy đều phát huy hiệu quả cao nhất. Nguyên tắc dạy bơi còn bao gồm việc duy trì được sức bền, chống sức cản của nước (kéo lê), tạo dáng khí động và bơi bằng cả thân người.
 
Chỉnh sửa cuối:

tangatdi

Xe đạp
Biển số
OF-98551
Ngày cấp bằng
3/6/11
Số km
23
Động cơ
399,130 Mã lực
NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PP TI:
NGUYÊN TẮC 0: BƠI BẰNG CÁI ĐẦU TRƯỚC NHÉ (HIỂU BIẾT TRƯỚC, BIẾT LÀ MÌNH SẼ LÀM GÌ VÀ TẠI SAO CHỨ PHẢI KHÔNG? AI LẠI LÀM MÀ KHÔNG BIẾT TẠI SAO, KỲ VẬY!)
1. RELAX: Thư giãn
Bạn phải cảm thấy thoải mái, không được căng thẳng trong môi trường nước. Làm thế nào? Hãy tập những bài tập nổi, lơ lửng ví dụ: Tìm chỗ cạn trong hồ, cuộn tròn người, 2 tay ôm trọn 2 đầu gối để người lơ lửng. Lên mạng Youtube sẽ tìm ra rất nhiều bài tập kiểu này.
2. VISUALIZE: Mường tượng, nghĩ mình như khúc gỗ, con thuyền, mũi tên lao đi. Xem các clip bơi mẫu nhiều lần, ráng nhớ các động tác rồi mường tượng mình cũng làm giống như thế.

BA NGUYÊN TẮC CỐT TỬ TRONG HỌC BƠI THEO PP TI:

3. BALANCE: TẬP LUYỆN VÀ LUÔN GIỮ CHO THÂN NGƯỜI NẰM NGANG (tức song song với mặt nước)

Một chút vật lý: Thân thể chúng ta khi chìm trong nước, có 2 trọng tâm: Trọng tâm của cơ thể (tức là sức nặng, do sức hút của trái đất) thường ở vị trí dưới rốn 1 tí (1 tí thôi nhé, xa nữa là căng à, không phải đâu), tâm này có khuynh hướng kéo ta xuống, làm thân người theo phương thẳng đứng, chân luôn luôn đòi rơi thẳng xuống đáy hồ, tâm này có thể thay đổi vị trí được (hay là chỗ này đây). Trọng tâm thứ 2 là tâm của khối nước bị thân thể chiếm chỗ (theo định luật Archimede), tâm này gọi là tâm phao hay tâm nổi, tâm này ở giữa ngực (mà ngực của Phụ nữ thì không những mà còn…nên dễ hiểu là PN dễ nổi hơn nam giới), tâm này gần như cố định (hay luôn!). Giữ cho thân người nằm ngang tức là làm cách nào đó dời trọng tâm cơ thể lại gần tâm phao (hay quá xá luôn!). Tại sao cần như vậy nhỉ?
Lúc này là lúc Visualize, hãy tưởng tượng mình như khúc gỗ thẳng nằm ngang trong nước.
[FONT=&quot]Khi bạn để chân mình chìm tức không giữ được thân người nằng ngang là bạn đã tăng diện tích kháng nước (có khi tăng lên gấp đôi hay gấp ba). [/FONT]
[FONT=&quot]Ở đây xin mở ngoặc để nhấn mạnh tại sao khi chúng ta để chân chìm lại rất cản nước: Theo nghiên cứu gần đúng, mặt cắt ngang cơ thể có hình dáng gần như 1 hình chữ nhật có chiều rộng (tức chiều sâu khi ta ở trong nước, hay là đường kính cái đầu) khoảng 17cm, chiều dài (tức là chiều rộng của vai) chừng 45cm. Nếu ta giữ được cơ thể nằm ngang lý tưởng thì diện tích cản nước sẽ là: 17x45= 765cm2 (Số liệu theo Nghiên cứu thực tế ở Cô VĐV người Mỹ-Rebecca Soni, kỉ lục TG 200m bơi ngửa ở TVH London). Đa số dân bơi nghiệp dư hay để chân chìm ít nhất 30-50cm so với mặt nước, lấy trung bình 40cm. Lúc này mặt cắt ngang tức diện tích cản nước (tăng thêm do ngực, bụng và chân bị chìm) sẽ là: 40x450= 1800cm2. Lực cản tỉ lệ thuận với diện tích, do đó lúc này lực cản của nước đã tăng 2,4 lần. Nói gọn lại, khi chân bị chìm giả sử bạn quạt một lần tay đi được 50cm, sau khi nâng chân lên thẳng hàng với thân người, cũng cùng một lực quạt tay đó, thân người bạn có thể đi được một chiều dài gấp đôi hoặc hơn tức hơn 1m! Các con số có thể chưa hoàn toàn chính xác, vì thật ra còn tùy thuộc nhiều thông số khác, nhưng minh họa rất rõ ràng cho chúng ta thấy vấn đề: Dân nghiệp dư thì không bao giờ để ý đến điều cốt tử này trong bơi lội![/FONT]
[FONT=&quot]
Sáng mai nếu bạn đi bơi, hãy gục mặt xuống nước mà coi: gần 99% dân bơi nghiệp dư: “thằng”, “con” nào thì 2 cái cẳng cũng chìm lỉm hết! Bất kể là bơi kiểu gì. Ngạc nhiên chưa?[/FONT][FONT=&quot]

Tại sao vậy? Tại vì nghiệp dư, thầy dạy bơi bao nhiêu năm vẫn thế. Đa phần thầy của ta toàn đứng trên bờ, ngay ngày đầu là cho đeo phao tùm lum, rồi chỉ chỏ quạt đạp lấy được tứ lung tung! Học phí nhẹ hều rảnh đâu mà lý với chả thuyết.[/FONT]
[FONT=&quot]Haiz! Ông ti toe nhiều quá. Vậy mần răng dở 2 cái cẳng lên nói lẹ coi! [/FONT]
[FONT=&quot]Xem Sư tổ mần nè:[/FONT]
[FONT=&quot]https://www.youtube.com/watch?v=XggAWXqnIOc[/FONT]
[FONT=&quot]Lưu ý xem, thân người của sư tổ cũng đâu “mi nhon” gì, bụng ỏng to bè, so với tây thì tay chân ảnh cũng đâu có dài. Form người cũng giống… tôi thôi. Ảnh bơi như giỡn mà lướt ào ào. Thấy tác dụng của Balance chưa?[/FONT]
[FONT=&quot]HÃY TẬP ĐỨNG CHỖ CẠN RỒI NHÀO LÊN LƯỚT NƯỚC ĐỂ TẬP BALANCE NHƯ CLIP HƯỚNG DẪN! (tôi tập mất 3 buổi).[/FONT]

[FONT=&quot]Hì, Bu nhà kiêu dìa ăn cơm, mai tiếp nhé.[/FONT]
 
Chỉnh sửa cuối:

vuser1

Xe buýt
Biển số
OF-62783
Ngày cấp bằng
25/4/10
Số km
676
Động cơ
437,938 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
e theo TI này dc gần 1 tháng rồi, cũng đc 2km liên tục, nhưng nếu phân tích chi tiết từng động tác nhỏ thì mới thấy để đạt đúng kỹ thuật thì còn phải luyện tập dài lắm

Chẳng hạn quạt tay trái rất nhẹ nhàng, vào nước rất êm, dẫn đến điều chỉnh đc độ xoay người vừa phải, nhưng đối với tay phải thì quạt nước lại rất khiên cưỡng, cái này có lẽ do do vảy chân. Sư tổ ko tiết lộ bí kíp nhưng sau 1 tg luyện tập e ngẫm ra lực phát động để đẩy đi và xoay người chính là cú vảy này :)

Do có chân thuận và ko thuận nên lực vảy chân bên mạnh bên yếu, dẫn đến khi phát động lực từ chân ko đều và hệ quả cuối cùng là 1 bên quạt tay bị cứng :)
 

Eric N'Guyen

Xe tải
Biển số
OF-54353
Ngày cấp bằng
5/1/10
Số km
296
Động cơ
452,851 Mã lực
Hôm nay nhà cháu mới thấy thread này. Nhà cháu tự tập, không có ai hướng dẫn cả, đang đến bài sweet spot :D Đánh dấu cái rồi đọc kỹ xem các cụ tập đến đâu và có gì khó khăn không để học tập.
 

3_banh

Xe điện
Biển số
OF-52404
Ngày cấp bằng
8/12/09
Số km
2,703
Động cơ
479,337 Mã lực
Thả lỏng và thở đều ra khi ở dưới nước, tùy đến nhịp tay thứ mấy thì hết hơi mà ngoi miệng lên. Lưu ý là thở bằng mồm và cố giữ nhịp thở điều hòa chứ không nên gấp gáp.
Sư phụ trong cờ níp kia được 10 phần thì cháu cũng được hơn 9 món trườn sấp này đấy. Bơi dài thì cháu thường 4 nhịp tay ngoảnh mồm lên thở 1 lần
Em tưởng theo nhịp lẻ chứ cụ. Thở ra là quan trọng nhất vì phải đẩy mạnh và nhanh CO2 trong phổi ra, nên thở ra dưới nước có thể bằng mồm hoặc kết hợp cả mũi là tốt nhất. Một số người bơi nhanh mệt có thể do chỉ chú ý đến hít vào mà ko để ý thở ra quan trọng hơn. Em đọc thấy thế chứ từ bé bơi hồ tây cũng chỉ biết bơi chó ;).
 

tratida

Xe container
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
9,674
Động cơ
517,847 Mã lực
Em tưởng theo nhịp lẻ chứ cụ. Thở ra là quan trọng nhất vì phải đẩy mạnh và nhanh CO2 trong phổi ra, nên thở ra dưới nước có thể bằng mồm hoặc kết hợp cả mũi là tốt nhất. Một số người bơi nhanh mệt có thể do chỉ chú ý đến hít vào mà ko để ý thở ra quan trọng hơn. Em đọc thấy thế chứ từ bé bơi hồ tây cũng chỉ biết bơi chó ;).
:) thế mà cụ chém ác quá. Nhịp lẻ là chuẩn hơn, vì mặt được xoay 2 bên, đường bơi cân bằng hơn...
Em toàn mỏi tay thôi, bơi ếch thì vô tư, chả cần dùng tay luôn, nhìn các cụ bơi nhìn nhẹ nhàng quá (hay tay khoẻ nên nhìn nhẹ nhàng thế?)
 

Thich-wagon

Xe buýt
Biển số
OF-179430
Ngày cấp bằng
31/1/13
Số km
918
Động cơ
347,360 Mã lực
Đẹp thật!Mà sao bạn ý nhẹ nhàng mà đi nhanh thế.
Em mà vào bể này vừa bơi vừa kết hợp oánh bọt thì còn hơn ô mô.
cụ chỉ nhìn thấy nhẹ nhàng phần nổi là cái tay nó nhấc lên từ từ thôi, còn lúc tay chìm xuống mặt nước là lúc nó dồn sức để kéo, mệt thôi rồi chứ chắng chơi, cả cái động tác chân nữa, vẩy rất mạnh với biên độ ngắn dừng đúng tầm để ko tạo bọt trên mặt nước, túm lại là cụ ý bơi quần quật ra nhưng phần nối thì rất êm và nhẹ nhàng
 

tangatdi

Xe đạp
Biển số
OF-98551
Ngày cấp bằng
3/6/11
Số km
23
Động cơ
399,130 Mã lực
Đáng lẽ việc thở tôi nói sau, ở mục cuối, nhưng các bạn đã bàn thì nói luôn. Bạn 3-banh nói đúng: ưu tiên thở ra bằng mũi (và cả miệng tùy ý) ở dưới nước, cố gắng thở ra cho hết. Hít vào bằng miệng khi miệng ra khỏi mặt nước. Đừng cố gắng hít vào thật sâu, hít vô nhiều quá không thở ra hết, bạn sẽ bị tức và lại mau mệt, vô ra điều hòa, không khí đâu như tiền mà phải để dành. Khi ngoi thở chỉ cần há miệng là không khí đã tràn vô rồi.
Trong bơi sải, việc thở nhịp 2 (thở 1 bên) hay nhịp 3 (luân phiên 2 bên - bilateral) tới giờ chốn giang hồ bơi từ Âu sang Á còn cãi nhau chí chóe, kể cả mấy đại ca bơi lội bằng cấp đầy mình. Thật ra có nhiều cách thở, ví dụ thi đấu 50m tự do, không "chú" nào ngoi thở cả, vì chỉ dưới 25" thì nín khỏe, ngoi lên dầu gì cũng bị khựng trong tích tắc là thua liền. Nước rút cuối cũng vậy, có "em" 4-5 sải mới thở.
Vậy ta nên thở như thế nào đây. Nghe lời anh Bob Bowman (HLV của Michael Phelps) 1 lần đi: Trẻ thì thở nhịp 3, còn già như tôi thì thở nhịp 2, già rồi phổi phiếc hẹp cần không khí luân chuyển nhiều hơn. Riêng chú Michael (theo tiết lộ của anh Bob) trong thi đấu (chú này chơi toàn nước rút) chú ấy thở nhịp 2 (tức 1 bên) mới đủ kk. Trong tập luyện chú ấy vẫn thở nhịp 2, nhưng cứ nửa hồ chú ấy lại đổi bên. Tôi cũng bắt chước như chú Michael, nhưng hết 1 hồ tôi mới đổi bên. Gì thì gì, bạn cũng nên ráng tập thở được 2 bên, đỡ cãi nhau.
 
Chỉnh sửa cuối:

tangatdi

Xe đạp
Biển số
OF-98551
Ngày cấp bằng
3/6/11
Số km
23
Động cơ
399,130 Mã lực
Trong phần trước, BALANCE, tôi quên một chi tiết quan trọng: Khi ta nằm ngang (hay chưa ngang) dưới nước thì cơ thể ta giống như cái bập bênh mà Tâm phao chính là tâm của bập bênh. Vậy muốn chân nổi lên thì "đè" phần trước (từ ngực trở ra trước đầu) xuống phỏng ạ?. Đè cái đầu, tức gục đầu xuống thì chân cũng nổi, nhưng đối với bơi ếch thì được, chứ đối với bơi sải là hạ sách, vì đầu chìm ta phải ngoi đầu cao lên thì cái "mỏ" của ta mới lộ ra ngoài kk được, bị khựng liền vì phá vỡ Balance. Vậy phải làm sao? Xin thưa: Phải dùng tay, đưa tay thẳng ra, và cho tay chìm xuống. Thử đi, thấy liền! Nếu chưa? Xin trở lui và coi mấy cái clip bơi mẫu, "em" nào cũng đưa cánh tay thẳng về phía trước và nghiêng xuống đáy hồ, hướng khoảng 4h.
 
Chỉnh sửa cuối:

tangatdi

Xe đạp
Biển số
OF-98551
Ngày cấp bằng
3/6/11
Số km
23
Động cơ
399,130 Mã lực
cụ chỉ nhìn thấy nhẹ nhàng phần nổi là cái tay nó nhấc lên từ từ thôi, còn lúc tay chìm xuống mặt nước là lúc nó dồn sức để kéo, mệt thôi rồi chứ chắng chơi, cả cái động tác chân nữa, vẩy rất mạnh với biên độ ngắn dừng đúng tầm để ko tạo bọt trên mặt nước, túm lại là cụ ý bơi quần quật ra nhưng phần nối thì rất êm và nhẹ nhàng
Họ bơi nhẹ nhàng y như ta thấy lúc quay dưới mặt nước, chứ không có ráng sức gì nhiều đâu. Khi cơ thể bạn đã cân bằng (balance) tốt, như khúc gỗ thẳng, nằm ngang lơ lửng trong nước thì chèo nhẹ 1 cái là nó đi rồi. Bỡi đây là bí quyết cốt tử của học bơi theo PP TI.
 
Chỉnh sửa cuối:

Thich-wagon

Xe buýt
Biển số
OF-179430
Ngày cấp bằng
31/1/13
Số km
918
Động cơ
347,360 Mã lực
Họ bơi nhẹ nhàng y như ta thấy lúc quay dưới mặt nước, chứ không có ráng sức gì nhiều đâu. Khi cơ thể bạn đã cân bằng (balance) tốt, như khúc gỗ thẳng, nằm ngang lơ lửng trong nước thì chèo nhẹ 1 cái là nó đi rồi. Bỡi đây là bí quyết cốt tử của học bơi theo PP TI.
nín thở thả lỏng người cụ uôi, người nằm ngang tự nổi, vẫy nhẹ bàn tay cũng trôi đi trên mặt nước tĩnh, nhưng để bơi như trong clip thì cũng quần quật đấy chớ chả nhẹ nhàng gì đâu
 

tratida

Xe container
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
9,674
Động cơ
517,847 Mã lực
nín thở thả lỏng người cụ uôi, người nằm ngang tự nổi, vẫy nhẹ bàn tay cũng trôi đi trên mặt nước tĩnh, nhưng để bơi như trong clip thì cũng quần quật đấy chớ chả nhẹ nhàng gì đâu
Cụ này nói chuẩn này, em muốn bơi nhẹ nhành và tốc độ như bơi ếch nhưng khó quá, tay em vẫn yếu hơn chân nhiều (em ko chơi gì liên quan đến tay, toàn đá bóng, đá cầu, chạy ...) Em thấy tra cứu món này toàn thấy bơi nhanh, hùng hục, tập cơ tay các kiểu.
 

Tuanm3

Xe tải
Biển số
OF-310058
Ngày cấp bằng
2/3/14
Số km
328
Động cơ
302,000 Mã lực
Sao em bơi mãi mà nó cứ ko nhanh nhỉ. Clip này nhìn cứ như cá bơi ý nhỉ.
 

3_banh

Xe điện
Biển số
OF-52404
Ngày cấp bằng
8/12/09
Số km
2,703
Động cơ
479,337 Mã lực
:) thế mà cụ chém ác quá. Nhịp lẻ là chuẩn hơn, vì mặt được xoay 2 bên, đường bơi cân bằng hơn...
Em toàn mỏi tay thôi, bơi ếch thì vô tư, chả cần dùng tay luôn, nhìn các cụ bơi nhìn nhẹ nhàng quá (hay tay khoẻ nên nhìn nhẹ nhàng thế?)
Đáng lẽ việc thở tôi nói sau, ở mục cuối, nhưng các bạn đã bàn thì nói luôn. Bạn 3-banh nói đúng: ưu tiên thở ra bằng miệng (và cả mũi tùy ý) ở dưới nước, cố gắng thở ra cho hết. Hít vào bằng miệng khi miệng ra khỏi mặt nước. Đừng cố gắng hít vào thật sâu, hít vô nhiều quá không thở ra hết, bạn sẽ bị tức và lại mau mệt, vô ra điều hòa, không khí đâu như tiền mà phải để dành. Khi ngoi thở chỉ cần há miệng là không khí đã tràn vô rồi.
Trong bơi sải, việc thở nhịp 2 (thở 1 bên) hay nhịp 3 (luân phiên 2 bên - bilateral) tới giờ chốn giang hồ bơi từ Âu sang Á còn cãi nhau chí chóe, kể cả mấy đại ca bơi lội bằng cấp đầy mình. Thật ra có nhiều cách thở, ví dụ thi đấu 50m tự do, không "chú" nào ngoi thở cả, vì chỉ dưới 25" thì nín khỏe, ngoi lên dầu gì cũng bị khựng trong tích tắc là thua liền. Nước rút cuối cũng vậy, có "em" 4-5 sải mới thở.
Vậy ta nên thở như thế nào đây. Nghe lời anh Bob Bowman (HLV của Michael Phelps) 1 lần đi: Trẻ thì thở nhịp 3, còn già như tôi thì thở nhịp 2, già rồi phổi phiếc hẹp cần không khí luân chuyển nhiều hơn. Riêng chú Michael (theo tiết lộ của anh Bob) trong thi đấu (chú này chơi toàn nước rút) chú ấy thở nhịp 2 (tức 1 bên) mới đủ kk. Trong tập luyện chú ấy vẫn thở nhịp 2, nhưng cứ nửa hồ chú ấy lại đổi bên. Tôi cũng bắt chước như chú Michael, nhưng hết 1 hồ tôi mới đổi bên. Gì thì gì, bạn cũng nên ráng tập thở được 2 bên, đỡ cãi nhau.
Hờ hờ hóa ra em chém cũng gần đúng :) , chém phát nữa là hít vào ko cần hít sâu vì thực tế chỉ hấp thụ được tầm 20% oxy hít vào mà hít sâu ko thở ra hết thì chỉ vài nhịp là... đ ếch thở được nữa (cái này cũng là em đọc được ;)
 

xe ko e

Xe tải
Biển số
OF-184953
Ngày cấp bằng
12/3/13
Số km
330
Động cơ
337,400 Mã lực
Nơi ở
Háng Lạ
Để lướt nó còn phụ thuộc vào cơ địa nữa. Cái này khi các cụ đi tuyển năng khiếu sẽ rõ. Kiểm tra chiều cao của cha mẹ, thử độ nổi trên mặt nước, van vân và vân vân. Như chú Shijji kia đạp thành cho trôi trên mặt nước được xa thế kia thì ko phải ai cũng làm đc đâu.
 

tangatdi

Xe đạp
Biển số
OF-98551
Ngày cấp bằng
3/6/11
Số km
23
Động cơ
399,130 Mã lực
Để lướt nó còn phụ thuộc vào cơ địa nữa. Cái này khi các cụ đi tuyển năng khiếu sẽ rõ. Kiểm tra chiều cao của cha mẹ, thử độ nổi trên mặt nước, van vân và vân vân. Như chú Shijji kia đạp thành cho trôi trên mặt nước được xa thế kia thì ko phải ai cũng làm đc đâu.
Chuẩn không cần garage cân chỉnh!
Trích trên báo: [FONT=&quot]...Kình ngư Ánh Viên -Sải tay dài nhất nước[/FONT]
[FONT=&quot]Ở Viên nổi bật lên là sải tay cực dài, lên tới 1m98, thuộc diện hiếm ngay cả với quốc tế, tức chỉ kém sải tay của huyền thoại đương đại Michael Phelps đúng 4cm.[/FONT]
[FONT=&quot]Ngoài ý chí và nỗ lực phi thường trong tập luyện thi đấu, nữ kình ngư trẻ này tiến bộ cực nhanh còn bởi trước hết cô gái miền sông nước Cần Thơ có những tố chất đặc biệt phù hợp với môn bơi, từng được các chuyên gia thế giới đánh giá là “chuẩn quốc tế”.[/FONT]
[FONT=&quot]Trong đó, ở Viên nổi bật lên là sải tay cực dài, lên tới 1m98, thuộc diện hiếm ngay cả với quốc tế, tức chỉ kém sải tay của huyền thoại làng bơi lội thế giới Michael Phelps đúng 4cm.[/FONT]
[FONT=&quot]Đây là điểm tựa thực sự vô đối cho việc chinh phục những thông số cao liên tiếp, cũng như khả năng bơi đa dạng và sự toàn diện của tuyển thủ trẻ Việt Nam có chiều cao lý tưởng 1m72 này. Viên còn có độ nổi và bám nước tuyệt vời, mà nhờ thế sức cản của nước đã được tiết giảm và tận dụng tối đa nhất...[/FONT]
[FONT=&quot]Nhưng chúng ta là nghiệp dư, là những người hết sức bình thường hoặc dưới bình thường như...tôi chẳng hạn. Vượt qua chính mình cũng là đáng quí và đáng vui chứ. PP total Immersion cũng chỉ là nghiệp dư thôi, dạy cho người ta biết bơi cho có hiệu quả thôi.[/FONT]
[FONT=&quot]Nhưng nghiệp dư hay chuyên nghiệp thì cũng phải tập luyện hay khổ luyện mới đạt kết quả. Môn học gì cũng thế mà. Anh Shinji Takeuchi trước là 1 Kĩ sư, hình như mê bơi quá bỏ việc luôn. Sắm cái Endless Pool, gắn 1 đống camera quay để coi lại. Mỗi ngày ảnh luyện không dưới 3h. Hai năm sau mới tung lên Mạng cái clip này. Hic! ảnh bơi 25m mất 9 sải, còn tôi bơi cũng... gần giống ảnh mất có 22 sải hà:P
[/FONT]
 

hung611

Xe buýt
Biển số
OF-30347
Ngày cấp bằng
2/3/09
Số km
836
Động cơ
565,788 Mã lực
E minh họa bằng cái clip của e cho nó sinh động các cụ nhá. Các cụ cao nhân chém hộ e xem e bơi thế này đã ra TI chưa? E thở nhịp 2, chân phải nhịp 1 giống a Shinji, nhưng chân trái thì nhịp 3 cho nó khác kiểu:)). Các cụ vào chém hộ e với. Rượu e rót sẵn đây roài.

[YOUTUBE]y4p-2mvsC_Y[/YOUTUBE]
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top