Mãn châu chỉ bó bàn chân của bé gái từ nhỏ với mục đích làm đẹp.
Cái xà cạp vải quấn bắp chân kia lại dành cho dân đi rừng nhiều để đỡ vướng ống quần và bắp chân không bị gai, cây que cào.
Người Tây nghĩ ra cái ghệt hay giày đi rừng cổ cao cũng có công năng tương tự.
Hồi đánh trận bên KPC, mỗi khi tác chiến dài ngày trong rừng thì quân lính đều được trang bị giày cao cổ, loại giày vải bạt đế cao su dày của Nam hàn màu xanh oliu hay đen (còn trong kho chiến lợi phẩm hồi 1975), ai không quen đi hơi đau chân vì nhiều chỗ có phần cao su cứng, nhiều ông phải cắt bỏ phần ống cao khoét xuống dưới mắt cá chân cho khỏi đau, giày này lội sông suối tốt, bền. Giày cao cổ do QK7 làm thì mau hỏng phần dán mép đế và vải, giày Qk3 làm có khá hơn.
Lính chiến vê kinh nghiệm khi chui rừng hay xuyên đồng cỏ tranh thường phải mặc áo bỏ dài tay, cài khuy, ống quần cũng phải có khuy cài túm ống phần cổ giày (có bộ khuyết cài và khuy quần đầu ống) để tránh trầy xước, vướng víu chui bụi, cỏ sắc, và hạn chế phần nào kiến, ve, bọ chét đốt cắn. Nhiều người còn thêm cái khăn mặt bộ đội to bản, nhúng ướt, quàng lên đầu, che 2 má, gáy (và đội mũ) để che nắng, giảm nóng và va quyệt cây cành...