- Biển số
- OF-53557
- Ngày cấp bằng
- 24/12/09
- Số km
- 37,355
- Động cơ
- 667,547 Mã lực
Chỉ là cuộc điện thoại thôi mà.
Có phải tại đánh đàn bà không nhỉ? Quân khốn nạn.
Cãi nhau với trẩu Hồng Tân, kết quả sml.
Nguồn thì Houthi ra, tin bất lợi thế này thì nguồn thân Mỹ cũng phải nghe ngóng đã chứ lãoEm chỉ toàn thấy nguồn thân Nga, cũng toàn dẫn từ cái twitter đấy cả, có thêm cái video đoàn xe. Phía nguồn thân Mỹ thì không thấy tin tức gì. Nhìn sơ clip thì thấy hơn chục xe, nhiều hơn thì không biết.
https://www.rt.com/news/469837-yemen-houthi-najran-saudis-captured/
Tức là họ tích hợp trong SU 57 một trạm điều khiển UAV, không giống Mẽo làm trạm riêng dưới mặt đất.Đi sau nhưng tham vọng SU57 điều khiển S70 lại là đi tắt đón đầu.
Kiểu như đi uýnh lộn SU 57 sẽ dắt 1 bầy lít nhít đi theo ấy nhể, đứa thì chỉ chỏ, đứa thì vác đồ lao vào, SU bà bà đứng ngoài đốc chiến ....nguy hiểm phếtTức là họ tích hợp trong SU 57 một trạm điều khiển UAV, không giống Mẽo làm trạm riêng dưới mặt đất.
Thi đại học 3 môn 9 điểm là đây.
https://www.theatlantic.com/photo/2019/09/soyuz-ms-15-launch-seen-above-and-below/598903/
KLQ: Search link gốc không thấy mà thế éo nào thèng PV lại nghĩ ra cái tít kinh hồn thế này, chắc TRINH TÙNG từ mồm nó ra
Kiểu Tôn hành giả nhai sợi lông nhổ ra cả đống lão Tôn nhí đánh nhau với Bạch cốt tinh. Kiểu đấy oánh ma cỡ èng èng, gặp cỡ Ngưu ma vương dễ mất tập trung tư tưởng, ăn đấm méo mồm.Kiểu như đi uýnh lộn SU 57 sẽ dắt 1 bầy lít nhít đi theo ấy nhể, đứa thì chỉ chỏ, đứa thì vác đồ lao vào, SU bà bà đứng ngoài đốc chiến ....nguy hiểm phết
Đâu,mẽo cũng thế mà. Hôm trước em có đọc ở đâu đó là tướng nga tố khi bị chế áp thì mẽo điều khiển trực tiếp đám mb không người lái trên con trinh sát bay ngoài khơi syri mà.Tức là họ tích hợp trong SU 57 một trạm điều khiển UAV, không giống Mẽo làm trạm riêng dưới mặt đất.
Ùi xời, xấu hổ với đại diện cái khỉ mọe gì. Bọn Tây lông nó chẳng thèm quan tâm đến mấy cái sĩ diện hão ấy đâu, nó quan tâm là làm thế nào để bán tiếp được hàng thôi. Mấy chú lều báo Ta cứ lôi quan điểm ta áp cho Tây lông nghe chán bỏ mọeLầu Năm Góc thừa nhận: 'Patriot' làm xấu hổ nước Mỹ
Nhưng vừa mới đây, sau khi ********* Ngoại giao Mỹ M.Pompeo và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ chính thức lên tiếng về vụ việc trên, chuyên gia quân sự Nga Vladimir Tuckov lại đã có bài “phản biện” những nhận định cua các quan chức Mỹ, xin giới thiệu lại cùng bạn đọc. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 23/9/2019.
Tổ hợp tên lửa phòng không Patriot (Ảnh: ZUMA/Global Look Press)
Vị quan chức cao cấp Mỹ đầu tiên phải đứng ra “bày tỏ” nỗi bực tức trước sự bất lực của các phương tiện phòng không/ phòng (chống) tên lửa (của Mỹ) tại A rập Saudi là Ngoại trưởng nước này Mike Pompeo.
Trước khi lên máy bay đáp chuyến bay khẩn cấp tới Riyadh để “chữa đám cháy ngoại giao”, ông đã tuyên bố trước đám đông các nhà báo đang vây quanh mình tại sân bay rằng Mỹ đang sở hữu hệ thống phòng không tốt nhất thế giới.
Nhưng (kể cả) "các hệ thống phòng không tốt nhất đó đôi khi cũng mắc lỗi”. Nếu dịch câu này ra tiếng Nga (và cả tiếng Việt) thì có nghĩa là "Thánh nhân cũng có lúc nhầm”. Cũng đúng thôi, chỉ có điều là cái nhầm lần này nó lớn quá.
Và Ngoại trưởng M.Pompeo, thay vì trấn an A rập Saudi đại loại như kể từ giờ trở đi, sau khi (Mỹ) đã phân tích cực kỳ kỹ lưỡng sự cố và áp dụng các giải pháp cần thiết, đối tác chiến lược của Mỹ, tức Ả Rập Saudi, sẽ được bảo vệ chắc chắn và nỗi kinh hoàng (14/9) đó sẽ không bao giờ lặp lại nữa, thì lại đã lên tiếng một cách rất không tự tin rằng:
“Chúng tôi (Mỹ) muốn tin chắc rằng cơ sở hạ tầng và các nguồn tài nguyên sẽ được bảo vệ như thế nào đó để các cuộc tấn công tương tự trong tương lai sẽ ít thành công hơn (cuộc tấn công vừa rồi).
Chắc chắn rằng câu phát biểu “ Các cuộc tấn công trong tương lai sẽ ít thành công hơn” (của Ngoại trưởng Mỹ M.Pompeo) đã làm cho Riyadh cảm thấy rất thất vọng. Vì thế, nên ngay ngày hôm sau, Thái tử Mohammed bin Salman đã liên lạc với Tổng thống Hàn Quốcvà đề nghị ông này giúp A rập Saudi tăng cường khả năng phòng thủ đất nước mình bằng các tổ hợp tên lửa phòng không Hàn Quốc.
Và cuối cùng thì, vào ngày thứ bảy tuần trước (21/9), nguyên nhân cụ thể thất bại của hệ thống phòng không bảo vệ các nhà máy lọc dầu công ty Saudi Aramco đã được một nhân vật cực kỳ am hiểu lĩnh vực quân sự làm rõ- Đó là Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Joseph Dunford.
Ông giải thích rằng không có bất kỳ một hệ thống phòng không / phòng chống tên lửa đơn lẻ nào có thể đối phó được một đòn tấn công đường không ồ ạt cùng lúc của 18 máy bay không người lái và 7 tên lửa hành trình. Tuy nhiên, (nếu tổ chức) hệ thống phòng không nhiều tầng, có thể làm giảm thiểu các rủi ro từ những cuộc tấn công quy mô tương tự như vậy.
Và ngay lập tức- đến đây (sau phát biểu trên) thì có rất nhiều câu hỏi phát sinh. Và câu hỏi quan trọng nhất- Ả Rập Saudi mua khối lượng vũ khí khổng lồ trị giá tới 100 tỷ đô la của Mỹ để làm gì? Và tại sao với một tổng số tiền tầm cỡ vũ trụ như vậy lại không thể thiết lập được một hệ thống phòng không / phòng chống tên lửa bố trí theo tuyến?
Và tại sao, trong những điều kiện khi mà bất kỳ ai (kể cả người bình thường, không phải là chuyên gia quân sự) cũng đều có thể thấy rất rõ rằng các cuộc tấn công bằng tên lửa chủ yếu của (từ) các nước láng giềng sẽ nhằm vào các cơ sở chính của ngành công nghiệp dầu mỏ, mà vẫn không tập trung các lực lượng phòng không mạnh nhất trên những hướng này?
Nhưng hóa ra là đã- "không hề có một lực lượng phòng thủ (đủ) mạnh". Mạnh ở đây là mạnh trên thực tế, chứ không phải là “mạnh” trong các bản báo cáo. Mỹ đã chuyển giao 96 bệ phóng hệ thống tên lửa phòng không “Patriot” PAC2 và PAC3 cho Ả Rập Saudi.
Hơn nữa, số lượng các phiên bản hiện đại nhất là PAC3 nhiều gấp đôi so với (số lượng) PAC2. Và Mỹ đã đào tạo một cách bài bản các sỹ quan điều khiển người Ả Rập Saudi để vận hành những tổ hợp này.
Không phận A rập Saudi được kiểm soát bởi 17 radar cảnh báo sớm AN / FPS-117 (V) 3,- chúng kết nối tạo thành một mạng thống nhất với một số lượng lớn các radar chiến thuật khác.
Có vẻ như đến một con ruồi sẽ không thể bay lọt. Thế mà, không một máy bay không người lái nào, không một tên lửa hành trình nào bị các phương tiện cảnh báo tấn công tên lửa phát hiện.
Tất cả các phương tiện tấn công đều bay tới mục tiêu mà không gặp bất kỳ “trở ngại nào”. À không, thực ra có 3 quả tên lửa "bay lạc đường " và rơi cách các đầu mối cấp dầu không xa. Thế đấy, các tổ hợp “Patriot” đã không phóng một quả tên lửa nào.
Trong lịch sử của tổ hợp tên lửa phòng không này (“Patriot”) tại Trung Đông, đã có nhiều trang đáng xấu hổ, nhưng một thảm họa quy mô lớn như vậy- xảy ra lần đầu tiên.
Cần phải nói rằng trong bài phát biểu trên của Joseph Dunford, tình hình thực tế đã bị ông bóp méo tương đối đáng kể. Thứ nhất, một mạng radar mạnh như của Ả Rập Saudi không chỉ có thể mà còn phải phát hiện được tất cả 25 vật thể tấn công, cho dù chúng là những vật thể kích thước nhỏ.
Và đường bay quá thấp cũng không thể được coi là một lý do bất khả kháng để biện minh cho việc đã không thể đánh chặn. Chí ít thì cũng bởi vì tốc độ của tất các mục tiêu này là cận âm, và các máy bay không người lái nói chung “di chuyển” rất chậm.
Thứ hai, các quan điểm đang rất “phổ biến” tại chính nước Mỹ cho rằng “Patriot” không được thiết kế để đánh chặn máy bay không người lái, cũng rất không đúng. Trong bản mô tả kỹ thuật các tính năng kỹ chiến thuật của nó đã ghi rõ bằng giấy trắng mực đen rằng tổ hợp này đánh chặn được cả các máy bay không người lái.
Đúng là đã ghi như thế, tuy đó là một “thú vui” rất tốn kém – mỗi quả tên lửa “Patriot” có giá một triệu đô la. Tuy nhiên, những tổn thất mà Ả Rập Saudi đã phải gánh chịu ngày 14 tháng 9 còn lớn hơn (1 triệu đô la) rất, rất nhiều.
Thứ ba, cũng sẽ rất không đúng nếu nói rằng tại Ả Rập Saudi không có một hệ thống phòng không đa tầng (bố trí theo tuyến), các tổ hợp “Patriot”, theo họ nói, được bố trí như trên các ốc đảo nằm rải rác trên các khu vực rộng lớn của đất nước.
"Patriot"- đó là một tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung đa năng, có khả năng phòng thủ ở chiều sâu 80 - 100 km. Mục tiêu của “Patriot” là các mục tiêu khí động học, trong đó có máy bay không người lái và tên lửa có cánh (hành trình).
Vâng, còn nếu nói rằng tên lửa hành trình rất khó bị đánh chặn vì nó có thể cơ động, chứ không như các tên lửa đạn đạo, thì trong cái thế kỷ 21 này, đó là cách bào chữa không đẹp lắm của đại diện một quốc gia công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới. Các tên lửa “Patriot” cực kỳ "nhanh nhẹn " - tốc độ của chúng tới 5 M và khả năng chịu lực quá tải ngang- tới 30 g.
Tại Ả Rập Saudi, còn có một kiểu tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung có tầm bắn lên tới 40 km. Đó là 128 tổ hợp tên lửa phòng không I-Hawk. Những tổ hợp này, tất nhiên, tuổi đã hơi cao- chúng xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ trước, nhưng nhờ đã qua một số đợt hiện đại hóa, nên hiện vẫn là những tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại.
Và còn 600 (xin viết bằng chữ - sáu trăm!) tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn. Không phải tất cả chúng đều như nhau. 400 (bốn trăm) trong số đó- tổ hợp M1097 Avenger của Mỹ- là xe địa hình mang hai hộp đạn tên lửa “Stinger” và súng máy phòng không 12,7 mm.
Tất cả đều được điều khiển bằng radar. Quả thực, trước các máy bay không người lái thì "Stinger" bất lực vì chúng được trang bị các đầu tự dẫn tầm nhiệt. Nhưng với các tên lửa hành trình tốc độ cận âm,- và không phải là những tên lửa hoàn hảo nhất, thì chúng (“Stinger”) hoàn toàn đủ sức “xử lý”.
Chưa hết. Vẫn còn tới 40 tổ hợp tên lửa phòng không “Crotale” của Pháp. Đây là một loại vũ khí rất đáng gờm được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ phòng không bảo vệ các mục tiêu có tầm quan trọng chiến lược.
“Crotale” có khả năng bắn hạ mục tiêu trong dải độ cao từ 5 mét đến 5 km. Cự ly bắn- 10 km. Được đưa vào trang bị năm 1971, nhưng lần hiện đại hóa cuối cùng được thực hiện vào cuối những năm 2000.
Vâng, còn khoảng 160 tổ hợp tên lửa phòng không “Shanine”- một phiên bản của chính tổ hợp “Crotale” và cũng do người Pháp chế tạo theo đơn đặt hàng của Ả Rập Saudi.
Ngoài ra, trong trang bị hệ thống phòng không A rập Saudi còn có khoảng một nghìn khẩu pháo phòng không các cỡ nòng 20- 40 mm.
Lực lượng Phòng không Ả Rập Saudi còn có trong biên chế Bộ đội vô tuyến kỹ thuật. Rất có cơ sở để cho rằng trong trang bị của Bộ đội vô tuyến kỹ thuật có không chỉ các radar và các phương tiện thông tin liên lạc, mà còn cả các phương tiện tác chiến điện tử có khả năng chế áp hệ thống điều khiển của máy bay không người lái.
Bởi vì, với một khoản tiền điên rồ mà Vương quốc (A rập Saudi) đã phải trả cho Hợp Chủng Quốc (Mỹ), họ hoàn toàn có quyền yêu cầu (Mỹ) cung cấp các tổ hợp tác chiến điện tử.
Như chúng ta thấy, hệ thống phòng không được bố trí theo tuyến. Và vai trò "dẫn dắt và dẫn đường" trong hệ thống này thuộc về các phương tiện kỹ thuật (và vũ khí) Mỹ.
Các phương tiện phát hiện (radar) bố trí phân tán cần phải phát hiện được một cuộc tấn công quy mô lớn bằng các máy bay không người lái và tên lửa hành trình ngay giai đoạn đầu. Và bám các mục tiêu, truyền dữ liệu, kể cả các dữ liệu chỉ mục tiêu, về các radar và các tổ hợp tên lửa phòng không của tuyến phòng thủ tiếp theo để đánh chặn đòn tấn công đường không nói trên.
Nhưng chuyện đó đã không xảy ra. Vì vậy, nảy sinh rất nhiều nghi ngờ về năng lực thực sự của các hệ thống phòng không/phòng chống tên lửa Mỹ.
Vâng, và bây giờ thì ta thử bàn về "không một hệ thống phòng không và chống tên lửa đơn lẻ nào có thể bẻ gãy được cuộc tấn công này (tức cuộc tấn công ngày 14/9/2019-ND)”, như Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đã nói.
Nhiệm vụ bảo vệ đường không cho căn cứ của Bộ đội Đường không- Vũ trụ Nga (VKS) Khmeimim tại Syria do tổ hợp tên lửa- pháo phòng không tầm gần “Pantsir-S1” đảm nhiệm. Trong hai năm qua, tổ hợp này đã “đẩy lùi” nhiều cuộc tấn công đường không của quân khủng bố, bắn hạ hơn 20 máy bay không người lái và hơn 60 quả đạn phản lực- đó là tên lửa tự tạo, đạn tên lửa “Grad”....
Nhân tiện cũng phải nhấn mạnh một ý là các máy bay không người lái bị (“Pantsir-S1”) đánh chặn là những máy bay không người lái được chế tạo theo công nghệ tiên tiến nhất. Chúng được trang bị các hệ thống điều khiển và thông tin liên lạc do các nhà máy Mỹ sản xuất.
Thêm nữa, cường độ của các cuộc tấn công đôi khi đạt đến mức rất cao. Cụ thể, chỉ riêng ngày 19/5/2019 , “Pantsir” đã bắn hạ 8 quả tên lửa và 12 máy bay không người lái.
Cơ số đạn của "Pantsir-S1"- có 12 quả tên lửa tầm bắn tới 20 km, 1.400 đạn pháo cỡ nòng 30 mm. Thời gian phản ứng- 4 giây. Các mục tiêu, trong đó có cà các mục tiêu kích thước nhỏ, bị đánh chặn ở độ cao từ 5 m đến 15 km.
Tốc độ bắn của pháo - 5000 viên/phút. Khoảng thời gian giữa các lần phóng tên lửa- 1,5 giây. Có thể bắn cùng lúc 4 mục tiêu.
Một trong những tính năng độc đáo của tổ hợp là có khả năng phát hiện và tiêu diệt mục tiêu với diện tích phản hạ radar hiệu dụng chỉ 2-3 cm2. “Pantsir” có thể đối phó với các máy bay không người lái trinh sát cỡ nhỏ. Còn những máy bay không người lái tấn công được “nạp” đầy chất nổ có "kết cấu" to hơn, nên đối với “Pantsir”, mọi việc dễ dàng hơn rất nhiều.
Washington hiện không có trong tay bất cứ một loại phương tiện phòng không nào có các tính năng dù chỉ gần bằng “Pantsir-S1” để cung cấp cho Riyadh. Bởi vì trong trang bị của các đơn vị Bộ đội (lực lượng) Phòng không Mỹ chỉ đang còn khoảng 30 tổ hợp tên lửa phòng không Pháp-Đức hợp tác sản xuất "Roland" đang trực chiến những ngày cuối cùng và đã không còn được sản xuất nữa.
Thêm nữa, biến thể mới nhất của nó không thể với tới tầm của “Pantsir” cả về khả năng phát hiện các mục tiêu kích thước nhỏ, cả về tốc độ đánh chặn- tiêu diệt các tên lửa và máy bay không người lái kích thước nhỏ.
Tất nhiên, Riyadh lẽ ra nên mua tổ hợp Nga. Nhưng khi và chỉ khi, nếu Washington không “giơ nắm đấm” vì đã dám có "các quan hệ tiếp xúc tội lỗi với Matxcova”.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/lau-nam-goc-thua-nhan-patriot-lam-xau-ho-nuoc-my-3388463/
Thế Ăn lão có Quên hôn ???Ờ nhể, em quên
Chắc bắt đầu bị lính Mỹ kiện òiMỹ loại bỏ đạn DU của A-10 vì quá độc hại cho binh sĩ
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu- khi/nguyen-nhan-my-loai-bo-chuc-trieu-vien-dan-cua-a-10-3388454/
Loại đạn này độc lắm cụ, có dùng cho đạn xuyên động năng xe tankChắc bắt đầu bị lính Mỹ kiện òi
Như vụ Chất Da cam í
Lính tank, lính tào bai bắn.Loại đạn này độc lắm cụ, có dùng cho đạn xuyên động năng xe tank
AK có đạn này hả cụ, giờ e mới biết, đạn này rẻ, xuyên tốt nhưng độc quá, dùng lâu thì lính ta chết hết địch chẳng cần đánhLính tank, lính tào bai bắn.
cái thanh xuyên DU này nó vỡ ra thành bụi phóng xạ
lính bộ Mỹ hít vào phổi đẻ ra bệnh nên bèn kiện thôi.
Người Nga biêt làm cái trò làm lõi đạn xuyên AK bằng DU này từ đận 60 kia nhưng không đưa ra trang bị đại trà !!!