Dành cho các cụ còn thắc mắc vì sao Patriot ko bắn hạ được tên lửa Kh-55 nhái, Houthi sử dụng chiến thuật chim mồi Drone trước, khiến Patriot bắn vào đám Drone đó, hỏa lực bị phân tán, ko kịp nạp đạn, Kh-55 nhái cứ thế mà phang
Báo Mỹ:
Since the start of the Saudi-led war, Houthi rebels have been using drones in combat.
The rebels have flown drones into the radar arrays of Saudi Arabia's Patriot missile batteries, according to Conflict Armament Research, disabling them and allowing the Houthis to fire ballistic missiles into the kingdom unchallenged
https://time.com/5677744/yemen-houthi-rebels-drones/
Báo mỹ 2:
One thing is clear: The attack revealed the limits of Saudi Arabia’s seemingly sophisticated air-defense system. Riyadh in recent years has spent billions of dollars building up six battalions of U.S.-made Patriot surface-to-air missiles and associated radars. The Patriots didn’t stop the recent attack.
https://nationalinterest.org/blog/buzz/did-us-missile-defenses-fail-during-saudi-oil-attack-81171
Một tổ hợp chiến đấu patriot gồm 6-8 bệ phóng, gồm 4-6 pac 2 và 2-4 pac 3, đánh chặn theo độ cao và phạm vi trung bình - cao, đặt xung quanh nơi cần bảo vệ 360 độ, do giới hạn của patriot dùng cơ chế phóng nghiêng giống S75, đạn Mim 104 ko thể vòng ra sau 180 độ như đạn phóng thẳng đứng s300, độ cơ động của hệ thống patriot thua thiệt so với nhiều hệ thống phòng không trên thế giới
Cá nhân em thì có những nhận định thế này: lý giải về lý do Patriot của Saudi không bắn trúng. Trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa, tùy vào tầm bắn của tên lửa tấn công có thể phân ra nhiều phương thức đánh chặn khác nhau căn cứ vào pha phóng đạn, ngăn chặn đạn tên lửa trong hay ngoài bầu khí quyển. Trong trường hợp vụ tấn công ở Saudi Arabia mới đây, tổ hợp Patriot dùng phương thức đánh chặn căn cứ vào pha phóng đạn (ở pha cuối hành trình đạn đạo của tên lửa đối phương). Để đánh chặn tên lửa đối phương, ngay khi phát hiện tín hiệu radar và ảnh nhiệt của tên lửa nghi vấn, hệ thống cảnh giới của Patriot sẽ cố gắng bám bắt mục tiêu; tính toán đạn đạo, điểm rơi của tên lửa và lên phương án đánh chặn. Với kịch bản thuận lợi nhất, khi đầu đạn tên lửa trong pha cuối tiếp cận mục tiêu, Patriot sẽ phóng tên lửa đánh chặn tiêu diệt mục tiêu bằng đầu đạn tự dẫn kenetic (va chạm động năng) ở khoảng cách 20-35km.
Nhưng trong thực tế không hề dễ dàng như vậy! Việc theo dõi đạn tên lửa bay với tốc độ siêu thanh có thể đạt tới 3km/s trong thời gian cực ngắn không hề dễ dàng, hiểu nôm na thấy mục tiêu, nhưng điều hướng để đạn đánh chặn tới mục tiêu chính xác lại là chuyện khác. Đầu đạn đối phương có thể mất dấu bất kỳ lúc nào vì hiệu ứng plamas, mất tín hiệu nhiệt, chưa kể tới việc để ngăn chặn mục tiêu có tiết diện nhỏ như đầu đạn tên lửa, nên bất kỳ sự thiếu chính xác nào của các phương tiện đánh chặn đều dẫn tới thất bại.
Đối với tổ hợp tên lửa Patriot, điều này từng có tiền lệ xấu. Trong lần đầu ra trận trong chiến dịch Bão sa mạc năm 1991 tại cuộc chiến tranh Vùng Vịnh. Trong cuộc chiến này, Patriot có nhiệm vụ bắn chặn tên lửa Scud và tên lửa Al Hussein của Iraq, cũng bởi tốc độ tên lửa này được Iraq cải tiến quá nhanh, nhanh hơn tốc độ tên lửa gốc, máy tính Patriot khi đó đã ko thể tính toán được hết quỹ đạo đánh chặn.