Chuẩn cụ. Làm điện gió thật ra đầu tư cực kỳ tốn kém. Làm điện gió phải đầu tư hệ thống hạ tầng và bộ chuyển đổi và Acquy lưu điện tốn kém hơn cả đầu tư nhiệt điện. Sức gió ở đất liền thì không ổn định nên xây to thì ít hiệu quả. Sức gió ở vùng biển và trên núi cao thì mạnh nhưng xây dựng lại tốn kém hơn 4-5 lần so với xây nhà máy nhiệt điện cùng công suất . Làm được thì người ta đã làm rồi.
Hôm nay em mới đọc tin, hoá ra trong lúc các lãnh đạo thế giới chém phần phật về từ bỏ điện than trong Cop 26, thì đây là tình hình phát điện của Đức trong tuần họp COP26.
Nhằm đúng ngày các lãnh đạo to mồm phát biểu về Net-zero, 2/11/2021 thì gió gần như ngừng thổi. Người chém gió phần phật thì trời ngừng là chuẩn rồi! Trong 2 ngày liên tiếp Đức phải huy động công suất điện chủ động (than đá, than nâu, khí, tích năng) để phát bù. Vấn đề là họ có cái mà huy động. Sau đó lại phải tắt máy nhường sân cho điện gió. Còn hạt nhân, biomass thì lẳng lặng chạy đều ở dưới, không tăng nổi.
Cái giá phải trả là chi phí đầu tư cao vọt, chi phí cho phát điện sẽ cao hơn vì tỉ lệ huy động công suất sẽ thấp cho cả ông hóa thạch lẫn bà tái tạo.
Lại nghĩ đến các “chuyên gia” trên này kêu gọi chuyển hết sang điện gió mà buồn cười, bác ạ.