Ô, có chứ cụ. Hồi xưa thì thủy điện nó là cái thứ làm lợi tốt nhất, nhanh nhất và cũng tàn phá nhiều nhất. Nhà nước buông lỏng không kiểm soát gì, cả bây giờ cũng vậy. các tỉnh, các huyện đua nhau xây thủy điện, mục đích làm gì?
Bán điện cho dân, ăn thành quả trực tiếp luôn. Chủ sở hữu cả 1 khu vực.
Phá rừng, hay nói cách khác là tàn phá thảm giữ nước. cái này có lẽ mới là mục đích chủ yếu của nhà đầu tư. Tiền từ cái này không ít đâu các cụ ạ. Có lẽ nhiều cụ vẫn hỏi làm thủy điện nó giữ nước chứ sao lại gây lũ lụt được? Để có được những địa điểm xây dựng thủy điện, người ta sẽ đặt chúng ở những nơi đất cao và nạo sạch vùng đất trũng, thấp hơn để làm hồ chứa nước. Vì vậy, để tạo mặt bằng cho thủy điện sẽ có một lượng lớn các hệ sinh thái xung quanh bị hủy diệt hoàn toàn.
Trồng rừng cực khó, bảo vệ rừng lại cực khó, thời gian thành rừng lại dài. Nhưng phá rừng thì lại nhanh lắm. mà phá rừng thì thôi rồi, lấy cái gì để giữ nước bề mặt, cái gì để chông sói mòn gây ra lũ quét? lấy cái gì ngăn cản dòng chảy của nước? Cũng vì như nước mưa chảy xuống mái nhà rồi qua cái máng vậy. không còn cái gì hạn chế dòng chảy, không có cái gì làm giảm sói mòn thì nước mưa bao nhiêu lũ quét bấy nhiêu là đúng thôi. Thế mới nói "Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt".