Vụ này công luận nên làm mạnh .
Ah, rung phạm thì em nghĩ thất Đức lắm. Còn quan điểm của em, luật vẫn đang dung dưỡngmuốn ăn quả thì rung cây cho quả rụng xuống
Uống rượu thì không thấy mô tả trong các loại tình tiết tăng nặng nhưng nạn nhân là trẻ em thì có mà cụ.Điều khiển phương tiên gây tai nạn thì mức ko kịch khung được vì cần xét nhiều yếu tố.
Nhưng thêm rượu bia vào là tình tiết tăng nặng, cố tình thì hoàn toàn có thể tăng án lên, phải đủ nặng để khi cầm ly lên trước lúc lx biết sợ!
Làm sao để cầm đến chén uống khi còn lái xe phải biết sợ. Pháp luật chưa làm được thì là còn kẽ hở.Uống rượu thì không thấy mô tả trong các loại tình tiết tăng nặng nhưng nạn nhân là trẻ em thì có mà cụ.
Khác nhau chứ. Vụ đấy chỉ có 1 người chết, không có clip, không có khám nghiệm tử thi. Còn vụ này rất rõ ràng, dư luận sẽ không để yên nếu có chạy tội.? Có phải giống vụ này không nhỉ? Đâu có khởi tố đâu mà răn đe?
Vì sao không khởi tố thượng úy công an say rượu tông chết người? - Báo Người lao động (nld.com.vn)
Còn có vụ 1 nữ đồng chí đại tá, lùi xe ra khỏi nhà và cán chết 1 chị phụ nữ khác đang dừng đằng sau.? Có phải giống vụ này không nhỉ? Đâu có khởi tố đâu mà răn đe?
Vì sao không khởi tố thượng úy công an say rượu tông chết người? - Báo Người lao động (nld.com.vn)
Không thể đưa uống rượu (có nồng độ cồn) vào tình tiết tăng nặng chung được, chỉ có thể đưa vào 1 khung hình phạt thôi. Ví dụ không có nồng độ cồn thì phạt 10 năm, có nồng độ cồn phạt 15 năm.Làm sao để cầm đến chén uống khi còn lái xe phải biết sợ. Pháp luật chưa làm được thì là còn kẽ hở.
nhà nó đang thế mạnh nhưng việc nó đâm chết 3 mạng người thế này thì phúc nhà nó đến lúc tận rồi đấy, đừng đùa với vấn đề tâm linh. thằng con đâm chết 3 mạng thì từ nay đến hết đời tâm lý của nó cũng chả yên được đâu. nói chung họa vô đơn chí.Các cụ đừng trích dẫn điều nọ khoản kia…luật lệ ở những chuyện tương tự thế này làm cho mất thời gian. Đến những sự việc rõ ràng, đầy đủ hình ảnh, clip mà đại diện pháp luật còn nói “gạt tay trúng má, giơ chân hơi cao…” thì vụ việc trải qua nhiều thủ tục này sẽ bị mờ nhạt qua từng khâu, rồi tổng hợp lại sẽ cho kết quả bất ngờ đấy.
Ngoài ra, cũng là 1 sự việc. Nhưng nó xảy ra giữa ai với ai, giữa tầng lớp nào trong xã hội, tương quan giữa các cá nhân…
Để đánh giá về người gây tai bạn thì các cụ cần tìm hiểu thêm về 1 công ty đang thi công cùng lúc 17 gói thầu với tổng giá trị hơn 2000 tỉ, trong đó có những gói BT đổi đất lấy hạ tầng trên địa bàn tỉnh BG. Trước đó vài năm đã có rất nhiều bài báo đặt nghi vấn, rồi cả chỉ đạo của cả uỷ viên BCT, phó Ttg thường trực mà cuối cũng vẫn êm ái.
Vậy thì cái gọi là “dư luận” từ mấy cái m.õm thiên hạ có hơn gì cân muối ném xuống hồ.
Chính là cái thêm khi có nồng độ cồn đó cụ. Làm sao phải có sức răn đe!Không thể đưa uống rượu (có nồng độ cồn) vào tình tiết tăng nặng chung được, chỉ có thể đưa vào 1 khung hình phạt thôi. Ví dụ không có nồng độ cồn thì phạt 10 năm, có nồng độ cồn phạt 15 năm.
Nồng độ cồn thì đã quy định ở mức 3-10 năm tù tương đương với làm chết 2 người cụ ạ. Chết 3 người thì đẩy lên khung trên bất kể có nồng độ cồn hay không.Chính là cái thêm khi có nồng độ cồn đó cụ. Làm sao phải có sức răn đe!
Như vậy theo luật là tội gây ra khi tham gia giao thông tối đa 15 năm.Theo điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng
3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Chắc nhà chết cungz có quen biết, cho bộ về tránh địa phương làm ẩu.Tay này cũng rách giời cụ ạ. Phụ huynh nó làm DN sân sau chuyên xây dựng hạ tầng khắp tỉnh, bđs và tiền cũng khá đông nên các chức cán bộ sở chỉ là vỏ bọc. Nay đọc báo em thấy Bộ C.A cử tổ công tác về làm việc, ko biết có ăn thua gì ko.
Bây giờ nó chỉ chạy án thấp nhất khung là 7 năm dc thôi, đi tù thì chạy tiếp để ra sớm. Khả năng là đi khoảng 4 năm. Vụ này thằng cu bị bắt giam luôn rồi, ko cho về nữa.Em nhớ mấy năm gần đây HN có vụ Lex tông chết người ở đường ven Hồ Tây, vụ đâm chết 2 người ở hầm Kim Liên, vụ tông lao công ở đường Láng.
Xong rồi kết quả các vụ đó ntn các cụ ơi, em chưa được đọc thông tin xét xử các vụ này?
Còn vụ này tội kịch khung 15 năm, nhưng với thông tin nhà có tiền + thế lực thì ít thời gian sau dễ chìm xuồng, khi mà bằng mọi cách sẽ khắc phục nhà Nạn nhân bằng $ + những lời sám hối, thì lại xử nhẹ, ra sớm thôi ạ.
Quan trọng lo được nhà nạn nhân không đâm đơn, thêm nữa nếu có đơn xin giảm nhẹ hình phạt thì các bước còn lại có VNĐ làm hết.
Vụ này trong ngõ 250 Khương Trung.Còn có vụ 1 nữ đồng chí đại tá, lùi xe ra khỏi nhà và cán chết 1 chị phụ nữ khác đang dừng đằng sau.
Vụ đó thấy cũng thôi, bác ạ. Khá lâu rồi.