- Biển số
- OF-481935
- Ngày cấp bằng
- 4/1/17
- Số km
- 1,282
- Động cơ
- 209,621 Mã lực
- Tuổi
- 79
Phim này em thấy là cũng khá ổn,cụ mợ nào chưa xem thì lên xem ạ.
He he lại đc trải nghiệm chứ anh, hàng còn nhiều mà bác!Thế thì lại phải thương nhớ dừng lại thật rồi.
E sem xuốt chiều h mí xong đây. Hay cụ ah.Trọng bộ 10 tập đây cụ
Cụ ham giống em thế, hôm trước em xem liền một mạch đến gần 6h sángE sem xuốt chiều h mí xong đây. Hay cụ ah.
E xem từ 2h chiều cơm xog lại xem tiếp, cái ông Duy Hậu vai ông Đại khiếp cụ nhỉ? Con đẻ ra mà đối xử kinh thật. Tay Bắc diễn xuất nội tâm thì đc vì vóc ng nhỏ thó thư sinh đóng xht bụi đời phải to lớn hầm hố giống tay Hưng sẹo chứ.Cụ ham giống em thế, hôm trước em xem liền một mạch đến gần 6h sáng
Đã lâu lắm rồi E mới có cảm giác ngóng đến cuối tuần để xem phim đến như vậy, một bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết Bến không chồng của nhà văn Dương Hướng, từ đầu đến cuối quá nhiều cung bậc cảm xúc, những nhân tình thế thái, về nề nếp đất lề quê thói và cả những hủ tục lạc hậu và cả những sai lầm giai cấp.......kìm kẹp con người, họ ko dám sống thật với bản ngã của mình. Cuộc sống bình yêu mà nhiều người đã đổ máu ra để bảo vệ nó, nhưng đối diện với họ là những hủ tục lâu đời của dòng họ. Những hủ tục có thể “bóp nghẹt” cuộc đời một con người. Đối diện với họ là lề thói cũ mòn cả trăm năm ở làng quê. Đối diện với họ còn là dư luận, là điều tiếng, là nếp sống cũ kỹ…Âm nhạc trong phim này cũng hay, buồn hun hút, ai oán, đầy ẩn ức, đau đáu về thân phận con người??? Đúng là một bức tranh thê lương thời hậu chiến.
Tiếc là đạo diễn Lưu Trọng Ninh khi chuyển thể có chút thay đổi so với cốt truyện, nếu giữ nguyên theo cốt truyện em thấy sẽ hay hơn nhiều, bi kịch được đẩy lên đến cao trào. Khi lão Xung xé khăn tang cho người làng trong đám tang lão Vạn......
Quá nể diễn xuất cụ Duy Hậu luôn.E xem từ 2h chiều cơm xog lại xem tiếp, cái ông Duy Hậu vai ông Đại khiếp cụ nhỉ? Con đẻ ra mà đối xử kinh thật. Tay Bắc diễn xuất nội tâm thì đc vì vóc ng nhỏ thó thư sinh đóng xht bụi đời phải to lớn hầm hố giống tay Hưng sẹo chứ.
Thế nó thức tỉnh rằng sẽ chả thức tỉnh được gì đâu, dòng đời vẫn trôi thôi.Cái kết quá hụt hẫng, rơi tõm luôn, thà cứ như tiểu thuyết thì dữ dội và ấn tượng hơn nhiều, phải để lão Vạn tử tự thì mới thức tỉnh được cả làng chứ bỏ di thì chắc y nguyên như cũ. Tập cuối làm không tới, thật như kiểu bữa ăn ngon gặp phải cục sạn to đùng phải nhè ra vậy.
Em nghĩ cái kết như phim phù hợp với thời đại này hơn. Khi nhà văn viết chuyện này với các kết cục ông Vạn phải chết nó phản ánh cái tâm thức xã hội thời đó là bế tắc và không tin tưởng con người dám chống lại hay vượt qua các lề thói, kìm kẹt. Phim làm ở thời đại hiện tại và muốn chuyển tải một tâm thức mới là con người sẽ dám chống lại và vượt qua sự kìm kẹp, như tự sự cuối cùng của Hạnh là tin tưởng ông Vạn sẽ có ngày trở về, hay như câu nói của bà Hơn là "sao lại phải chạy".Cái kết quá hụt hẫng, rơi tõm luôn, thà cứ như tiểu thuyết thì dữ dội và ấn tượng hơn nhiều, phải để lão Vạn tử tự thì mới thức tỉnh được cả làng chứ bỏ di thì chắc y nguyên như cũ. Tập cuối làm không tới, thật như kiểu bữa ăn ngon gặp phải cục sạn to đùng phải nhè ra vậy.
Nếu không chỉ chăm chăm vào văn hóa phồn thực thì film này rất đáng xem đấy cụ ah. Tất nhiên vẫn có sạn: ví dụ: con xe 79 máy cánh của ông chủ xưởng thêu lắp xi nhan led.Có gì hay ngoài vếu sau yếm kg ợ, nhảm nhí
Vậy e phải xem cáiNếu không chỉ chăm chăm vào văn hóa phồn thực thì film này rất đáng xem đấy cụ ah. Tất nhiên vẫn có sạn: ví dụ: con xe 79 máy cánh của ông chủ xưởng thêu lắp xi nhan led.
Ngay đầu film nhạc nghe đã thấy nao nao lòng người rồi, và câu nói của lão lái đò khi cô Nương nói ông ấy bơi đò ra cứu cô gái chửa hoang bị làng phạt vạ, câu chửi rất đắt, đảm bảo cụ nghe sẽ rất thích câu đấy.Vậy e phải xem cái