- Biển số
- OF-579681
- Ngày cấp bằng
- 17/7/18
- Số km
- 357
- Động cơ
- -4,640 Mã lực
(Dân trí) - Người dân cần lắm sự sòng phẳng và minh bạch để không phải kêu lên: Tiền thuế của tôi đi đâu? Hoặc thu khoản này nhưng chi cho khoản khác, nhất là lại “lầm đường, lạc lối” vào túi quan tham!
Trên báo Lao động ngày 22/9, bài “Sòng phẳng” đã dẫn lời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói về thuế môi trường, rằng: “Tiền thuế bảo vệ môi trường phải đưa vào ngân sách và chi lại cho bảo vệ môi trường thì người dân mới thấy sòng phẳng, chứ không phải thu chỗ này chi cho chỗ khác”.
Cảm ơn Chủ tịch, bà đã nói hộ lòng dân!
Cũng xin thưa thành thật với Chủ tịch rằng có lẽ chưa bao giờ, người dân phải chịu nhiều khoản thuế, phí như hiện nay. Thôi thì đủ mọi thứ thuế, phí. Dùng cái tăm tre đến cái ăn, cái mặc hàng ngày, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đều phải chịu thuế, phí.
Và thuế bảo vệ môi trường là cái thuế mà trong đó, có ô nhiễm không khí, tức là đến hơi thở cũng phải đóng thuế.
Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng chật hẹp, dân số ngày càng tăng cao. Việc trả thuế, phí cho những ngày ta sống cũng là điều cần thiết cho hôm nay và cho cả tương lai.
Thế nhưng, là tiền thuế thì phải được công khai, sòng phẳng bởi nó là mồ hôi, nước mắt và nhiều khi là máu của dân. Nó rất cần sự công khai, minh bạch, cái nào ra cái đó, “tiền thuế bảo vệ môi trường phải đưa vào ngân sách và chi lại cho bảo vệ môi trường”, không có sự “nhập nhèm” kiểu “thu chỗ này chi cho chỗ khác” như lời của Chủ tịch.
Bài báo trên còn cho biết: “Theo số liệu từ chính Bộ Tài chính, năm 2016, tổng số tiền thuế BVMT thu qua xăng dầu lên tới 42.300 tỉ đồng thì số thực chi cho môi trường chỉ 12.290 tỉ đồng. Trong cả giai đoạn 2012-2016, thu ngân sách từ thuế BVMT đã tăng gấp 4 lần, từ 11.160 tỷ đồng lên 41.924 tỉ đồng. Có nghĩa, trong 4 năm, số thu đã tăng thêm 30.000 tỉ. Trong khi đó, chi cho BVMT luôn rất “khiêm tốn”: Nếu 2012 chỉ 9.000 tỉ đồng thì 2016 chỉ 12.290 tỉ đồng”.
Vậy xin hỏi, số tiền còn lại đi đâu? Về đâu? Liệu nó có “lú lẫn” để “lạc” vào siêu xe, biệt phủ hay “học giá”cho cậu ấm, cô chiêu du học hay không?
Và không chỉ với thuế môi trường, người dân còn cần phải biết các loại thuế, phí khác như Phí bảo trì đường bộ mà cũng trên BLOG Dân trí mới đây đăng tải chẳng hạn.
Cách đây 2 năm, ông Trương Quang Nghĩa khi đó là Bộ trưởng Bộ GTVT đồng thời là Chủ tịch Quỹ cũng chỉ đạo phải đặt sự minh bạch thu chi, sử dụng Quỹ BTĐB lên hàng đầu để người dân biết đồng tiền của mình đóng vào quỹ được chi như thế nào, đang nằm ở đâu, sử dụng ra sao. Không để người dân hoài nghi về hiệu quả hoạt động của quỹ
Nói thẳng ra, người dân chẳng vui gì khi phải đóng góp quá nhiều nhưng cũng không tiếc nếu những đồng tiền đó được sòng phẳng, minh bạch.
Vâng, thưa Chủ tịch Quốc hội, người dân cần lắm sự sòng phẳng và minh bạch để không phải kêu lên: Tiền thuế của tôi đi đâu? Hoặc thu khoản này nhưng chi cho khoản khác, nhất là lại “lầm đường, lạc lối” vào túi quan tham!
Một lần nữa, xin cảm ơn Chủ tịch vì bà đã nói hộ lòng dân.
Bùi Hoàng Tám
https://dantri.com.vn/su-kien/cam-on-chu-tich-quoc-hoi-da-noi-ho-long-dan-2018092400440453.htm
Trên báo Lao động ngày 22/9, bài “Sòng phẳng” đã dẫn lời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói về thuế môi trường, rằng: “Tiền thuế bảo vệ môi trường phải đưa vào ngân sách và chi lại cho bảo vệ môi trường thì người dân mới thấy sòng phẳng, chứ không phải thu chỗ này chi cho chỗ khác”.
Cảm ơn Chủ tịch, bà đã nói hộ lòng dân!
Cũng xin thưa thành thật với Chủ tịch rằng có lẽ chưa bao giờ, người dân phải chịu nhiều khoản thuế, phí như hiện nay. Thôi thì đủ mọi thứ thuế, phí. Dùng cái tăm tre đến cái ăn, cái mặc hàng ngày, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đều phải chịu thuế, phí.
Và thuế bảo vệ môi trường là cái thuế mà trong đó, có ô nhiễm không khí, tức là đến hơi thở cũng phải đóng thuế.
Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng chật hẹp, dân số ngày càng tăng cao. Việc trả thuế, phí cho những ngày ta sống cũng là điều cần thiết cho hôm nay và cho cả tương lai.
Thế nhưng, là tiền thuế thì phải được công khai, sòng phẳng bởi nó là mồ hôi, nước mắt và nhiều khi là máu của dân. Nó rất cần sự công khai, minh bạch, cái nào ra cái đó, “tiền thuế bảo vệ môi trường phải đưa vào ngân sách và chi lại cho bảo vệ môi trường”, không có sự “nhập nhèm” kiểu “thu chỗ này chi cho chỗ khác” như lời của Chủ tịch.
Bài báo trên còn cho biết: “Theo số liệu từ chính Bộ Tài chính, năm 2016, tổng số tiền thuế BVMT thu qua xăng dầu lên tới 42.300 tỉ đồng thì số thực chi cho môi trường chỉ 12.290 tỉ đồng. Trong cả giai đoạn 2012-2016, thu ngân sách từ thuế BVMT đã tăng gấp 4 lần, từ 11.160 tỷ đồng lên 41.924 tỉ đồng. Có nghĩa, trong 4 năm, số thu đã tăng thêm 30.000 tỉ. Trong khi đó, chi cho BVMT luôn rất “khiêm tốn”: Nếu 2012 chỉ 9.000 tỉ đồng thì 2016 chỉ 12.290 tỉ đồng”.
Vậy xin hỏi, số tiền còn lại đi đâu? Về đâu? Liệu nó có “lú lẫn” để “lạc” vào siêu xe, biệt phủ hay “học giá”cho cậu ấm, cô chiêu du học hay không?
Và không chỉ với thuế môi trường, người dân còn cần phải biết các loại thuế, phí khác như Phí bảo trì đường bộ mà cũng trên BLOG Dân trí mới đây đăng tải chẳng hạn.
Cách đây 2 năm, ông Trương Quang Nghĩa khi đó là Bộ trưởng Bộ GTVT đồng thời là Chủ tịch Quỹ cũng chỉ đạo phải đặt sự minh bạch thu chi, sử dụng Quỹ BTĐB lên hàng đầu để người dân biết đồng tiền của mình đóng vào quỹ được chi như thế nào, đang nằm ở đâu, sử dụng ra sao. Không để người dân hoài nghi về hiệu quả hoạt động của quỹ
Nói thẳng ra, người dân chẳng vui gì khi phải đóng góp quá nhiều nhưng cũng không tiếc nếu những đồng tiền đó được sòng phẳng, minh bạch.
Vâng, thưa Chủ tịch Quốc hội, người dân cần lắm sự sòng phẳng và minh bạch để không phải kêu lên: Tiền thuế của tôi đi đâu? Hoặc thu khoản này nhưng chi cho khoản khác, nhất là lại “lầm đường, lạc lối” vào túi quan tham!
Một lần nữa, xin cảm ơn Chủ tịch vì bà đã nói hộ lòng dân.
Bùi Hoàng Tám
https://dantri.com.vn/su-kien/cam-on-chu-tich-quoc-hoi-da-noi-ho-long-dan-2018092400440453.htm