Sáng nay em mới đọc bài này mời các cụ xem:
Nhiều người Việt ăn gian 4-5 giây đèn đỏ ở ngã tư
Phía đang dừng đèn đỏ thì cố chạy trước 4-5 giây. Còn phía kia khi đèn đỏ đã bật lên thì cũng cố vượt thêm 4-5 giây. Như vậy thì ùn tắc, kẹt xe là chuyện hiển nhiên.
Tôi thường để ý đến thái độ của người đi đường khi đến ngã tư, giao lộ.
Thứ nhất, khi dừng lại, mặc dù vẫn còn 4-5 giây đèn đỏ thì đã phải nghe tiếng còi xe bóp inh ỏi từ đằng sau. Tôi không biết thói quen này hình thành từ khi nào nhưng riêng ở TP HCM, quả thực nó đã trở nên phổ biến.
Ngược lại, khi đèn xanh đã chuyển sang đỏ được vài giây, vẫn cứ còn một vài xe máy (chủ yếu) cố chạy qua cho được. Thử hỏi, phía đang dừng đèn đỏ thì cố chạy trước 4-5 giây, phía kia khi đèn đỏ vừa bật lên thì cũng cố vượt thêm 4-5 giây, thì sao mà không đấu đầu nhau, không tạo điểm tắc đường cho được?!
Tưởng tượng xem nó chẳng khác nào nước bị ách lại ở miệng phễu. Thử hỏi không kẹt sao cho được?
Thứ ba: Chúng ta không có thói quen nhường nhịn. Khi đã có dấu hiệu ùn tắc, vì một lý do nào đó một vài xe còn kẹt giữa giao lộ chưa qua kịp (đặc biệt là xe lớn) nhưng nếu đèn xanh bật lên thì không ai chịu nhường cho xe bị kẹt qua hẳn . Cứ thế, họ băng qua luôn để mặc xe bị kẹt giữa giao lộ. Và đương nhiên, số người qua được thì ít, số kẹt thêm lại càng nhiều, và tắng đường xảy ra.
Tôi đồng ý về những bất cập trong việc thổi phạt và xử lý vi phạm của cảnh sát giao thông (CSGT) nhưng chuyện gì cũng phải nhìn nhận hai mặt. Hạ tầng giao thông của ta chưa tốt thật nhưng thiết nghĩ, tình trạng kẹt xe thường xuyên có phần không nhỏ là do ý thức của người dân còn kém.
Phải chi nhường nhịn tí xíu thì tất cả đều qua đươc, nhưng khó quá!
(Nguồn: vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/xa-hoi/2012/10/nhieu-nguoi-viet-an-gian-4-5-giay-den-do-o-nga-tu/)
Nhiều người Việt ăn gian 4-5 giây đèn đỏ ở ngã tư
Phía đang dừng đèn đỏ thì cố chạy trước 4-5 giây. Còn phía kia khi đèn đỏ đã bật lên thì cũng cố vượt thêm 4-5 giây. Như vậy thì ùn tắc, kẹt xe là chuyện hiển nhiên.
Tôi thường để ý đến thái độ của người đi đường khi đến ngã tư, giao lộ.
Thứ nhất, khi dừng lại, mặc dù vẫn còn 4-5 giây đèn đỏ thì đã phải nghe tiếng còi xe bóp inh ỏi từ đằng sau. Tôi không biết thói quen này hình thành từ khi nào nhưng riêng ở TP HCM, quả thực nó đã trở nên phổ biến.
Ngược lại, khi đèn xanh đã chuyển sang đỏ được vài giây, vẫn cứ còn một vài xe máy (chủ yếu) cố chạy qua cho được. Thử hỏi, phía đang dừng đèn đỏ thì cố chạy trước 4-5 giây, phía kia khi đèn đỏ vừa bật lên thì cũng cố vượt thêm 4-5 giây, thì sao mà không đấu đầu nhau, không tạo điểm tắc đường cho được?!
Kẹt xe - "đặc sản" của giao thông Việt Nam. Ảnh: Khánh Huyền
Thứ hai: Thói quen đến sau nhưng cứ chen lên trước.Nhiều người khi đến giao lộ gặp đèn đỏ lại không bao giờ chịu dừng phía sau, mặc dù đến sau. Cứ cố vượt sang trái và đứng hẳn ở làn đường bên kia. Cứ thế cho đến lúc chiều ngược lại không còn lối để đi, hoặc là leo tràn cả lên lề và chen lên phía trước. Tưởng tượng xem nó chẳng khác nào nước bị ách lại ở miệng phễu. Thử hỏi không kẹt sao cho được?
Thứ ba: Chúng ta không có thói quen nhường nhịn. Khi đã có dấu hiệu ùn tắc, vì một lý do nào đó một vài xe còn kẹt giữa giao lộ chưa qua kịp (đặc biệt là xe lớn) nhưng nếu đèn xanh bật lên thì không ai chịu nhường cho xe bị kẹt qua hẳn . Cứ thế, họ băng qua luôn để mặc xe bị kẹt giữa giao lộ. Và đương nhiên, số người qua được thì ít, số kẹt thêm lại càng nhiều, và tắng đường xảy ra.
Tôi đồng ý về những bất cập trong việc thổi phạt và xử lý vi phạm của cảnh sát giao thông (CSGT) nhưng chuyện gì cũng phải nhìn nhận hai mặt. Hạ tầng giao thông của ta chưa tốt thật nhưng thiết nghĩ, tình trạng kẹt xe thường xuyên có phần không nhỏ là do ý thức của người dân còn kém.
Phải chi nhường nhịn tí xíu thì tất cả đều qua đươc, nhưng khó quá!
(Nguồn: vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/xa-hoi/2012/10/nhieu-nguoi-viet-an-gian-4-5-giay-den-do-o-nga-tu/)