Phần 2: Bữa ăn chính:
Kính thưa cụ mợ, những ai đang cho con học trường tư thì không phải đọc về vấn đề ăn uống này đâu ạ. Em có thể khẳng định 100% trường không có trường nào thuê công ty nấu mà do trường tổ chức nấu và làm rất chặt chẽ, các công ty thực phẩm để cung ứng cho họ cũng phải dai sức mới chiến đấu được. Nên em bỏ qua, em chỉ tính đến trường công. Trường công hiện nay có hai hình thức :
- thuê công ty nấu, gọi cơm hộp
- Tự tổ chức nấu.
Hiện nay các trường thuộc địa bàn các Quận nội thành hầu hết đã có công ty thầu, đại diện như Cầu Giấy cái công ty của chị S đại gia em nói là Hương Việt Sinh. Cụ nào mà con học cấp I hoặc Cấp II Nghĩa Tân thì sẽ thấy vào các ngày lễ lớn thì trước vài ngày là có lẵng hoa có băng rôn tên công ty ý từ ngoài cổng vào ạ. Nguồn gốc chị này thì chỉ là chị bán bún , cung cấp bún và bánh đa cho các trường khi thưở sơ khai bán trú ( các cô nấu lấy ), sau đó chị ý làm thêm mảng nước uống ( con các cụ uống nước đóng bình để ở góc lớp, hãng tên là Miru). Rồi cơ chế nổ ra, khi có một vài cô hiệu trưởng ra đi vì kiện cáo nội bộ vì cái bếp ( miếng ngon đúng không ạ ), các cô ai cũng đùn trách nhiệm và cuối cùng dưới sự chỉ đạo đúng đắn của Quận và Phòng **** dục ( em đánh nhầm các cụ thông cảm ), các trường tổ chức thuê nấu. Thế là chị ý sẵn nong sẵn né, thầu luôn bếp, thường thì các cô khen chị ý lắm vì trường chỉ phải bỏ ra một cái nhà , chị ý đầu tư từ a-z, khi chị đầu tư thì chị có bản thiết kế, có dự trù và quan trọng nhất là chị phải được Quận đồng ý . Vì Phòng giáo dục quản lý dạy học nhưng Quận quản lý xây dựng cơ bản , quản lý cơ sở vật chất ( các cụ kết nối sẽ hiểu cái anh Giám đốc xí nghiệp em cung ứng bánh nói chi nhiều là ở cái này ạ) do đó Chị phải được cả đôi bật đèn xanh cho. Khi chị đầu tư và được chấp nhận thì chị khai làm cái bếp 1 tỷ cũng chả ai để tâm bù lại chị ý phải ký hợp đồng hết khấu hao thì thôi. Chính vì thế mà em nghe các cô khen lắm, kêu chị ý đầu tư cả thang máy đưa cơm ( tổ sư em đến xem thì là cái tủ cơm mà nhà hàng nào mấy tầng chả đầu tư, cụ nào con học Tiểu học Nghĩa Tân sẽ ngắm được em thang máy của chị nhá). Các cụ thấy nản chưa. Sau đó chị vào nấu thôi, chị chả phải làm gì, bếp thì có vài chị nấu, thực phẩm đưa đến sẵn, chế biến và các chị sắp cơm từ 9h. Em thử hỏi các cụ , mùa đông mà sắp cơm từ 9h, thì con các cụ xơi lúc 11h15-11h30 thì nó nuốt vào đâu . Cho nên chị cho sẵn vài cái thùng phi bỏ thức ăn thừa. Các cụ mà chiêm ngưỡng các thùng phi sau khi các con ăn xong thì khóc luôn, đầy tú hụ, chúng nó chả ăn đâu ạ, đổ đi hết. Dạo trước em có cho cô em bán nem chua rán, phomai que trong căntin trường cấp 2 của Quận Cầu Giấy thì chao ôi các con vào ăn cơm mấy phút đã ra mua nem chua, phomai , mỳ xào ăn ngấu nghiến. Em công bố thẳng chi phí mà các cụ ý phải chi khi thầu bếp nhé, để lại trường 20%, chi cho hiệu trưởng tầm 5%, ngày lễ ngày tết phải có liên hoan cho các cô, nghỉ mát hội hè phải có mặt tất. Rồi Quận rồi Phòng, bên cạnh đấy lại mỗi lớp 1-2 cô trông bán trú ăn trưa cũng phải bao các cô và bộ máy văn phòng. Nói chung trách thì trách cơ chế chứ còn em thấy làm những công ty này đau đầu buốt óc lắm ạ. Và quan trọng nhất là khi em viết bài này là em đã chính thức từ chối không bao giờ nghĩ rằng em sẽ làm một cái bếp nào ( mặc dù em theo đuổi 1 năm, bỏ ra lobby không ít , đã được 1 hợp đồng) thực sự hái ra tiền nhưng mà VÔ ĐẠO ĐỨC. Các cụ có thể khiểu nại nhưng chả ăn thua đâu ạ, vì công nhận bếp lúc nào cũng sạch, thực đơn công khai và nghe cực kỳ khêu gợi ( nghe đã thèm ăn ý ạ , em có quay cái clip bếp ăn ở trường hiện đại nhất Việt Nam thuộc Quận Cầu Giấy nhưng chả biết up , cụ nào hướng dẫn em nhé em show các cụ nhìn) có khoảng 4 chị bếp thì đồng phục xinh như y tá, thì các cụ kiện vào đâu. Em chỉ nghĩ làm thế nào đấu tranh để mà nhà trường tự nấu thì mới có cơ hội dưng mà trường nấu thì rất nhiều các bác ngồi ở xung quanh mất phần cho nên chắc đâu lại vào đó thôi ạ.Ngay cả các Quận Bắc và Nam từ liêm mới manh nha lên Quận các anh chị ý đã lôi hết các trường tự nấu lên giáo huấn rồi thanh tra thanh mẹ đủ kiểu và mục đích cuối cùng là ép về công ty nấu ăn. Văn em lủng củng các cụ thông cảm vì em chưa bao giờ làm cái phóng sự nào thế này và em cũng chỉ nhớ lại để kể vì em đã cắt không quan tâm nó nửa năm nay rồi. Sau khi chứng kiến cảnh ăn bán trú, em đi về Đông Anh nhìn buổi trưa tan học các con dắt tay nhau về, các cô than thở vì thu nhập thấp, anh trưởng phòng giáo dục hiền lành ngồi nói chuyện thì thú thật là em cảm nhận trẻ thành phố khổ hơn nhà quê thật.