- Biển số
- OF-307360
- Ngày cấp bằng
- 11/2/14
- Số km
- 901
- Động cơ
- 300,958 Mã lực
Thực hư “cơn sốt” đất trở lại tại loạt dự án cũ
VTV.vn - Tại Hà Nội, loạt dự án cũ gần như bị bỏ hoang suốt cả chục năm qua, bỗng nhiên sốt trở lại, giá tăng. Liệu đây là sự tăng giá bình thường hay bất...
vtv.vn
VTV.vn - Tại Hà Nội, loạt dự án cũ gần như bị bỏ hoang suốt cả chục năm qua, bỗng nhiên sốt trở lại, giá tăng. Liệu đây là sự tăng giá bình thường hay bất thường?
Theo khảo sát từ các sàn giao dịch, một loạt dự án bất động sản ở phía Tây Hà Nội như khu đô thị Geleximco, Lideco, Nam An Khánh, Vườn Cam… vốn nằm yên ắng gần 1 thập kỷ qua, nay bỗng nhiên tăng giá trở lại.
Tại một số khu như Kim Chung - Di Trạch, môi giới đưa ra giá bán tăng 30 - 40% chỉ trong vòng 1 tháng, đẩy giá lên hơn 50 triệu đồng/m2.
Các khu khác cũng tăng giá từ 5 - 20%. Ví dụ Khu đô thị Geleximco, Nam An Khánh, giá từng rơi xuống 18 - 20 triệu đồng/m2, nay đã tăng lên mức 30 - 35 triệu đồng/m2. Khu đô thị Lideco cách đây 1 năm chỉ khoảng 25 - 28 triệu đồng/m2, nay tăng lên mức 35 - 38 triệu đồng/m2.
Xây dựng từ hơn 10 năm trước, các khu đô thị này được kỳ vọng sẽ thay đổi bộ mặt phía Tây thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, vì rất nhiều lý do, trong đó nổi bật là việc chỉ xây nhà ở mà không có các tiện ích như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại kèm theo nên các khu đô thị không thể bứt phá, bị bỏ hoang cả thập kỷ, hàng nghìn tỷ đồng đóng băng.
Đến thời điểm này, hạ tầng dịch vụ tại các khu đô thị này chưa thực sự có bước cải thiện đột phá. Vậy tại sao bất động sản ở đây lại lên cơn sốt? Giá trị có thực sự gia tăng hay chỉ là chiêu trò thổi giá của các nhà đầu cơ?
Hàng loạt khu đô thị bị bỏ hoang cả chục năm bỗng nhiên giá tăng trở lại.
Sốt đất tại dự án cũ: Tăng giá trị hay "chiêu trò" thổi giá?
Tâm điểm tăng giá đất vừa qua nằm ở khu đô thị Kim Chung - Di Trạch, huyện Hoài Đức - nơi được mệnh danh là khu đô thị cỏ của Hà Nội. Nơi đây mới có lác đác vài dãy nhà xây thô đã hoen rỉ, nhiều năm qua không ai ngó ngàng tới nhưng cách đây 2 tháng, giao dịch ở đây bỗng nhiên trở nên nhộn nhịp. Nhiều lô bị thổi giá lên hơn 50 triệu đồng/m2. Thậm chí, theo lời các môi giới, giá còn có thể tăng tới 80 triệu đồng/m2.
Giá tăng được lý giải do huyện Hoài Đức đang chuẩn bị lên quận. Tuyến đường Vành đai 3,5 nối Đại lộ Thăng Long với quốc lộ 32 đang triển khai.
Tuy nhiên, theo ông Toàn - một nhà môi giới nhiều kinh nghiệm ở khu vực này, sự tăng giá là bất thường bởi ở khu vực này, các tiện ích dịch vụ chưa có chuyển biến gì. Nhiều ô biệt thự, liền kề tương lai vẫn chỉ là bãi đất thả trâu.
Tuy nhiên, các nhà phân tích trên thị trường không phủ nhận, sự quan tâm của giới đầu tư tới các dự án cũ là có thật. Với lợi thế đã lập dự án, thực hiện quy trình đầu tư từ rất nhiều năm trước, nên giá bán tại các dự án cũ vốn được xem là hợp lý.
Các chuyên gia nhấn mạnh, các dự án nếu tăng giá khoảng 5 - 10 % là việc bình thường. Nhưng nếu vọt lên tăng quá cao, ngay trong một thời gian rất ngắn là chiêu trò thổi giá của giới đầu cơ.
Người mua gặp rủi ro trước các cơn sốt đất ảo
Cũng theo chia sẻ của chính giới đầu tư nhiều kinh nghiệm trên thị trường, hiện nay các môi giới thường lợi dụng tâm lý "mùa dịch COVID-19 nên đầu tư vào đâu" để thổi giá bất động sản. Bởi nhà đất vốn được coi là kênh trú ẩn an toàn, ít biến động khó lường như vàng, chứng khoán. Tuy nhiên, đầu tư vào bất động sản nếu không xem xét kỹ tính pháp lý và các yếu tố liên quan cũng chứa đựng không ít rủi ro.
Một dự án dù đã xây dựng, hình thành cả chục năm nay, nhưng theo các môi giới người mua sẽ chỉ được ký hợp đồng góp vốn. Dù giá trên hợp đồng ghi là 1.6 tỷ đồng/1 lô như, nhưng thực tế, người mua sẽ phải trả tới 5 tỷ đồng, tức là giá chênh thu bên ngoài tới hơn 3 tỷ đồng.
Kỳ lạ nhất ở chỗ, tuy hiện nay đang là năm 2020, nhưng người mua sẽ phải ký trên giấy tờ là năm 2011. "Mình dùng giấy tờ, chứng minh thư cũ từ năm 2011, ký lùi đi. Đây giấy tờ người ta vừa ký lùi như thế, mực còn tươi rói", một môi giới bất động sản nói.
Theo các chuyên gia, người mua cần kiểm tra kỹ vấn đề pháp lý khi ký kết hợp đồng theo cách như trên.
Đầu tư vào bất động sản nếu không xem xét kỹ tính pháp lý và các yếu tố liên quan cũng chứa đựng không ít rủi ro.
Đáng chú ý, ngay sau cơn sốt kéo dài khoảng 1 - 2 tháng (trong tháng 6 - 7), đến nay theo các sàn giao dịch bất động sản, tại nhiều khu giá đã xuống nhanh chóng, giảm tới 5 triệu đồng/m2 mà không có ai hỏi mua.
Dù có nhiều thông tin về các tuyến đường mới mở, địa phương chuẩn bị lên quận nhưng các chuyên gia vẫn ra cảnh báo: Khách hàng cần tỉnh táo đánh giá chuẩn xác giá trị đất khu vực, tránh mắc cạn thay thế cho người mắc cạn trước.
Thực tế, nếu các doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng dịch vụ, sự quay trở lại của các dự án cũ, bị bỏ hoang nhiều năm sẽ góp thêm nguồn cung cho thị trường, trong bối cảnh quỹ đất eo hẹp, xóa sổ các khu đô thị bị bỏ hoang vốn gây mất mỹ quan và lãng phí nhiều năm qua.
Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng là "hồi sinh" thật sự, mà đơn giản chỉ là chiêu trò "thổi giá" trong một thời gian rất ngắn của giới đầu cơ để kiếm lời. Bài học đầu cơ đất đai theo các cơn sốt đất ảo đến nay vẫn còn in dấu tại loạt dự án bỏ hoang tại Ba Vì, Hoài Đức, Hà Nội.