- Biển số
- OF-799261
- Ngày cấp bằng
- 4/12/21
- Số km
- 3,106
- Động cơ
- 188,409 Mã lực
Cái đoạn chốt của cụ nó chính là vẫn đề đó!Cụ đừng nghĩ vậy tội người ta. BS hoá, xạ trị là bs nội khoa, BS phẫu thuật là ngoại khoa, ông phẫu thuật từ chối mổ có thể đi bệnh nhân đã có di căn đâu đó, hoặc khối u to, xâm lấn thì người ta thường sẽ chỉ định hoá, xạ trị trước mổ để thu nhỏ kích thước khối u rồ mới tiến hành phẫu thuật chứ ông ấy chỉ định hoá xạ trị cũng có được miếng lợi Lộc gì từ các hãng đâu. Vì muốn hoá, xạ trị thì bệnh nhân sẽ chuyển khoa mà.
Cách đây 2 năm hàng xóm nhà cháu bị ung thư trực tràng, bà ấy được mổ lấy gọn gàng khối u, ko điều trị gì thêm, giờ cứ 3 tháng đi kiểm tra 1 lần thấy ổn lắm, hiện nay chưa phát hiện di căn ở đâu cả.
Năm ngoái thì bạn đồng nghiệp bị UT đại tràng có di căn hạch ổ bụng. Cũng phải mấy đợt hoá, xạ trị, sau khi bay hạch ổ bụng thì tuần sau đạt điều kiện để mổ.
Bố của đứa bạn thì UT phổi, lúc phát hiện giai đoạn sớm lắm, chưa di căn ở đâu cả. Nhưng gia đình con cái cứ bảo ông lớn tuổi (79 tuổi) nên ko muốn chữa. Sau ông biết thì ông đòi được chữa, lúc đó qua mất thời điểm có thể phẫu thuật, nên giờ điều trị bằng thuốc đích, đến giờ được 6 tháng rồi nhưng trộm vía ông vẫn rất ổn.
Đứa bạn cháu nó kể, lúc ông biết các con giấu ông tình trạng bệnh tật, thì ông bảo “quyền lợi của bố là được biết, chữa bệnh hay không là quyền của bố, tài sản của bố gồm có căn nhà và mấy mảnh đất bố bán để chữa bệnh, các con không có quyền định đoạt tài sản và tính mạng của bố”.
Có phải ai cũng có nhà với vài mảnh đất để bán đi mà chữa bệnh đâu. Còn mà lắm của, lại ko sợ đau như ông cụ 79 tuổi kia thì em nghĩ là phải chữa, phải nghe lời bác sĩ! Tiền nhiều để làm gì
Bác em còn trẻ hơn bố bạn cụ mấy tuổi. Nhưng ko nhiều tài sản như cụ ông kia ạ.
Có mỗi cái nhà là nhà bố mẹ để lại. Bác ko bán, bảo để sau còn có chỗ cho bác đi đi về về chứ ko muốn làm ma lang thang...
Nợ đời không có, tài sản để luyến lưu cõi dương cũng không nên có lẽ vì thế mà bác em quyết định thuận theo mệnh nhẹ nhàng lắm.
Còn cụ bảo bác sĩ phẫu thuật với bs hoá xạ độc lập nhau thì em nghĩ là có gì nhầm lẫn chăng!? Ngay từ đoạn chọc sinh thiết là đã đc dặn vào phòng nào gặp ai rồi cụ ạ. Vì bác em dừng lại sau sinh thiết, ko đi tiếp nên ko biết là nếu mổ xong thì sẽ đc chỉ đến đâu. Nhưng em nghĩ là có ê kíp đó cụ. Giờ cái gì cũng chuyên lắm
Nhưng thôi, ta cứ nghĩ đến những điều tốt đẹp đi, bệnh nhân được giới thiệu như thế chắc để tiết kiệm thời gian chờ đợi...!
Anw, thời đại của kim tiền, nhưng em vẫn luôn tin và hy vọng còn nhiều bác sĩ có tâm đức ạ
Ps. Những trường hợp dính K mà may mắn như của bạn bè cụ, em chả đc gặp
Những trường hợp em biết toàn ko quá 3 năm. Bác em ko mổ xẻ hoá xạ gì đâm lại đc lâu nhất, 3 năm. Còn thì toàn 7-8 tháng đến hơn năm là nhiều. 7-8 tháng là một chị bên thông gia. Mới gần 50, phát hiện K tử cung. Còn trẻ nên cũng ko tiếc tiền. Nhưng cũng ko thoát đc mệnh.
Còn một trường hợp nữa là bố bạn thân em gái em, con bé dân ngành y. Bố K phổi nhưng cũng ko cho bố biết vì sợ ông suy sụp, cứ âm thầm thử thuốc đích cái của nợ gì đấy thôi. Chỉ biết là đợt thuốc cuối cùng thì ông ho ra máu. Bác sĩ lắc đầu. Gia đình chấp nhận. Nhưng nghe sợ nhất là đoạn bác sĩ dặn phải mặc bảo hộ khi thay đồ cho ông, quần áo của ông sau khi thay phải bọc thật kín và tránh tiếp xúc!? Quá là phóng xạ liều cao còn gì