Nhiều vụ luật chặt chẽ quá thành khốn đốn cho bao gia đình. Gần nhà ông bà nội em có nhà ông chồng mất. Nhưng mẹ của ông chồng vẫn còn sống nên cụ thuộc diện hưởng thừa kế 1 phần căn nhà to của ông con. Lúc đó gia đình này không nghĩ đến việc đưa cụ đi ký chuyển lại quyền thừa kế cho con dâu và các cháu. Giờ cụ đã mất, gia đình con dâu muốn bán nhà chia cho các con thì luật pháp yêu cầu phải xin chữ ký & đc sự đồng ý của tất cả các con của cụ (là những người được hưởng tiếp phần thừa kế của cụ sau khi mất) thì mới được bán. Các con của cụ giờ toàn 70-80tuổi, người ta là những người tốt đồng ý ra ký & không đòi hỏi gì. Nhưng công chứng họ bắt tất cả phải xuất trình giấy khai sinh chứng minh là con của cụ. Toàn những người cao tuổi không còn lưu giữ đc giấy khai sinh nữa, vậy sau này một trong số họ mất thì đã chắc gì bọn con cháu họ có đồng ý cho bán hay không ? Và đòi hỏi những gì
Vậy là gia đình hàng xóm nhà bố mẹ em đành chấp nhận không biết đến bao giờ bán được nhà
Qua vụ này em thấy luật chặt quá. Mặc dù là tài sản của vợ chồng ông bà hàng xóm làm ra nhưng họ phải phụ thuộc luật thừa kế kéo dài lê thê bao thế hệ & không biết đến bao giờ giải quyết được
Các cụ tán thưởng chính sách miễn thuế khi bố mẹ cho con, ông bà cho cháu, anh chị em ruột vợ chồng cho nhau BDS (ở Nhật Mỹ HQ k có chuyện miễn mà họ thu tới 50%)
Quyền luôn đi đôi nghĩa vụ, quyền dc hưởng thì có nghĩa vụ hoàn thành thủ tục và tài chính với CQNN
Cụ cứ thử nghĩ và đặt mình vd như cụ được hưởng di sản của bố mẹ để lại mà lúc đó lại ở nước ngoài, mấy người đồng thừa kế khác lén lút bán mất, cụ thiệt hại mấy tỷ xem ntn, về đến nhà cụ có đơn từ kiện cáo um hết lên k?
Nghĩ như vậy cụ sẽ thấy vì sao thủ tục nó làm vậy, chính là bảo vệ cho những người xứng đáng được hưởng theo luật, và bảo vệ người sau này mua chính BDS đó khỏi tranh chấp kiện tụng mà hiện theo e biết rất nhiều tranh chấp kiểu này do sự buông lỏng thủ tục (cạnh nhà e luôn, a e đang đấm nhau tóe máu vì đất nó lên hàng chục tỷ)