Làm công ăn lương chính là kinh doanh sức lao động và thương hiệu của cá nhân mình. Nếu cố định hàng tháng mà ko phụ thuộc vào doanh thu lợi nhuận của đơn vị thì tức là mình có 1 sản phẩm hàng tháng và đang bán cho 1 khách hàng duy nhất là công ty.
Ở Việt Nam, lương tháng hay tổng thu nhập cá nhân nếu đạt ngưỡng 73tr thì được coi là giàu có (tương đương với 3k USD). Trên thế giới, ở những nước tiên tiến nếu có tài sản và duy trì được nguồn thu ra khối tài sản ấy giá trị 700k USD cũng được xếp vào loại giàu có.
Các con số trên, sẽ có nhiều cụ coi là thấp. Tuy nhiên đó là các con số thống kê tương đối khách quan. Nhiều hay ít chỉ là cảm nhận cá nhân, phụ thuộc vào mức chi tiêu và nhu cầu của mỗi người. Vậy con số đã có rồi, mục tiêu là đạt được thu nhập chừng đó và giới hạn nhu cầu dưới mức đó sẽ cảm thấy rất an tâm tài chính. Với con số trên, em nghĩ nhu cầu cho cuộc sống cũng rất lành mạnh, đầy đủ.
Có nhiều người (dĩ nhiên là 80% hoặc hơn) sẽ cảm thấy để đạt được thu nhập bền vững như trên là điều không tưởng. Chỉ dám mơ ước được 1/2, 1/3 đã hạnh phúc lắm rồi. Ko quan trọng, quan trọng là ở mức nào mà người đó cảm thấy hạnh phúc. Vậy điều gì đang cản trở, biến cái thực tế của nhiều người thành mơ ước của nhiều người khác. Giới hạn về tri thức, giới hạn về kỹ năng, giới hạn về điều kiện xã hội... Biết được giới hạn ở đâu sẽ biết cách khắc phục.
Đến đây em không dám chém tiếp, vì nếu giải quyết được vấn đề giai cấp, vấn đề đời sống của đại bộ phận người dân thì em phải tầm cụ Adolf. Nhưng để nói về một cộng đồng nhỏ trong OF này thì em nghĩ: phải chuyển dịch cơ cấu, thay đổi tư duy, trau dồi kiến thức kỹ năng trong cơ cấu phù hợp, tăng cường giao lưu hợp tác, rèn luyện đạo đức, và có khát khao... thì người OF sẽ thịnh vượng.
Chúc các cụ mợ khoẻ, sống lành mạnh và được yêu thương.