[Funland] Thu nhập của Giáo viên ở Mỹ và VN.

Traubotube

Xe container
Biển số
OF-546995
Ngày cấp bằng
22/12/17
Số km
5,234
Động cơ
201,771 Mã lực
Tôi ở Sài Gòn bạn ạ! Cùng nghề giáo, lương tôi khẳng định chả ai trong nghề đủ sống, phải làm thêm đủ thứ tăng thu nhập mới sống nổi. Nếu dạy cấp 1, 2, 3 thì có thể sử dụng chuyên môn để dạy thêm ngoài giờ, còn dạy bậc trung cấp trở lên thì làm nhiều việc hơn (ví dụ trước đây họ có thể đi dạy luyện thi đại học ở các lò luyện thi, giờ thì đổi chương trình thi nên không còn các lò luyện nữa thì đi làm ngoài, làm gì để tăng thu nhập là tùy năng lực và lương tâm mỗi người.) Như tôi, chỉ muốn kiếm tiền sạch thì ngày đi dạy, tối nghiên cứu bài vở xong thì lại viết lách, cuối tuần không có bận gì thì nhận dịch tài liệu cho các công ty, các nhà xuất bản.
Tôi vẫn biết do cơ chế nên xã hội mình nghề nào muốn kiếm tiền sạch cũng đều khổ cả, chả riêng nghề giáo. Có điều đem nghề giáo xứ Mỹ mà so với nghề giáo xứ Việt tôi thấy chạnh lòng, dù gì người ta không giàu nhưng ít ra cũng sống được ra hồn, chả phải bị gánh nặng áo cơm ghì sát đất, giáo viên xứ Việt mà được nhiều đãi ngộ, có thu nhập tương xứng như xứ cờ hoa thì đã chẳng có vụ bán điểm kinh tởm như trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua.
Làm nghề giáo ở mình, muốn sống được phải làm đủ nghề tay trái, muốn giàu thì phải úp mo vào mặt để đi mua 1 "miếng da lừa".
Vài lòng thật tình như vậy!
Mẹ em là giáo viên mầm non. 3 năm nữa về hưu rồi. Từ nhỏ đến giờ quanh năm suốt tháng em chỉ nghe đến từ vay trừ lương, vay vốn quỹ tín dụng. Đến mảnh đất đang sống cũng nhờ bố em bỏ nghề ra khai hoang từ năm 1988 đến bây giờ mà có. Nhà cửa xây được cũng đến từ tiền đền bù đất và tiền thu nhập từ nương rẫy. 3 năm nữa về hưu thì vẫn còn cả đống nợ vay trừ lương chưa trả xong. Còn con cái đi học đại học thì vay tuốt.
Cách đây mấy năm còn tính xin về hưu non để có vốn cho con cái làm ăn và trả bớt nợ nhưng không được do chuyên môn loại giỏi. Hàng năm nhận cả mớ kỷ niệm chương, bằng khen các kiểu chất trong giá sách cả đống cũng chỉ để ngắm mà chả quy ra thành tiền được.
Mà tưởng nghề giáo sướng lắm ấy. 2 3 h sáng thức soạn bài. Sau giờ dạy thì làm đồ chơi cho trẻ, rồi viết sáng kiến kinh nghiệm. Mấy năm nay đỡ hơn do có i tờ nét nên có thêm thu nhập từ việc soạn bài, viết sáng kiến up lên mạng
Em đọc từ đầu thớt tới giờ. Lương cao thấp em k bàn.
Giàu thì bị ghen ghét,nghèo bị coi khinh là đặc điểm chung thời nay.
Em chỉ xin phép được bày tỏ sự tôn trọng đến các cụ/mợ.
 

quanggialai

Xe điện
Biển số
OF-305258
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
2,223
Động cơ
662,667 Mã lực
Nơi ở
Gia lai
Ấy là dạy trường huyện, trường tỉnh còn đỡ. Vô dạy phân hiệu hay trường xã khu vực dân tộc thiểu số mà xem. Chuyện đi lại đã khó khăn rồi, chuyện đảm bảo sĩ số mới vỡ mồm. Vào tiết thấy lớp trống hoắc là phải đi từng nhà vận động, trong cặp phải có vài túi bi ve, vài túi kẹo, thỏi son môi, cục sà bông thơm, thậm chí nước hoa để dụ học trò đi học. Gặp hôm làng có lễ hội thì xác định luôn
 

dangdixemay

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-556417
Ngày cấp bằng
3/3/18
Số km
1,631
Động cơ
167,129 Mã lực
Ở đâu thì cũng nên lấy mặt bằng chung ra mà so. Cứ lấy vài cá nhân ra để đại diện cho đất nước sao đc. E hồi cấp 3, nhà cô hiệu trưởng giàu vãi mứt ra, chống thì cờ bạc. Thế thì bảo lương giáo dục cao ư
 

dexom

Xe trâu
Biển số
OF-63376
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
31,349
Động cơ
1,000,399 Mã lực
Nơi ở
Thiên Đường
Bậc trung ư, bạn nói đùa sao? Tôi là giảng viên đây, may là lấy chồng nghề khác, chứ 2 vợ chồng đi dạy thì chắc không dám đẻ con vì không nuôi được (vừa không có thời gian cho con, vừa không đủ tiền). Đồng nghiệp tôi ai mà cả 2 vợ chồng đi dạy, nếu không làm thêm 2, 3 nghề tay trái thì họ không bao giờ sống được bằng lương, mà họ phải sống bằng...nợ. Nợ đầm đìa năm này qua tháng khác, rất khổ.
Thế là không biết dạy thêm rồi :D
 

jake90

Xe điện
Biển số
OF-17310
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
2,268
Động cơ
527,326 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội phố
lương cơ bản thấp lắm cụ ơi, bạn e dậy ở THCS Cát Linh có gần 3tr.
 

H.U.Y

Xe điện
Biển số
OF-202200
Ngày cấp bằng
15/7/13
Số km
3,357
Động cơ
345,454 Mã lực
Ông cọc chèo với em làm giáo viên bên Mỹ có giề đâu, thi thoảng vẫn về VN đá thuê đây
 

vitconee

Xe tải
Biển số
OF-198863
Ngày cấp bằng
18/6/13
Số km
332
Động cơ
327,127 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Phúc diễn, bắc từ liêm, hà nội
Bậc trung ư, bạn nói đùa sao? Tôi là giảng viên đây, may là lấy chồng nghề khác, chứ 2 vợ chồng đi dạy thì chắc không dám đẻ con vì không nuôi được (vừa không có thời gian cho con, vừa không đủ tiền). Đồng nghiệp tôi ai mà cả 2 vợ chồng đi dạy, nếu không làm thêm 2, 3 nghề tay trái thì họ không bao giờ sống được bằng lương, mà họ phải sống bằng...nợ. Nợ đầm đìa năm này qua tháng khác, rất khổ.
ông anh bà chị họ em đều làm giáo viên ( chồng giảng viên toán kinh tế quốc dân, vợ giáo viên toán cấp 3 trường tư). Nhưng tiền nhiều thôi rồi: chung cư đang sống vài tỉ giữa quận cầu giấy, ô tô đi xe xịn, tháng tiêu vài chục triệu ăn uống sinh hoạt ... Không hiểu sao các bác đều là giảng viên mà khác nhau quá nhỉ?
 

vitconee

Xe tải
Biển số
OF-198863
Ngày cấp bằng
18/6/13
Số km
332
Động cơ
327,127 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Phúc diễn, bắc từ liêm, hà nội
Ai nói thu nhập giáo viên thấp hoặc không cao , đều là người dối trá !
Giáo viên dạy ít cũng phảo đứng 2-3 lớp , mỗi lớp ít cũng tầm 10 đứa đi học thêm (tâm lý muốn hơn người của dân VN , 10 đứa đi học thêm được tâng thì sẽ kéo theo nhiều đứa nữa , vđề này nói sau) , vậy thì 2 lớp sẽ có 20 hs học thêm , 1 học sinh học 1 tháng tầm 1800k , nên 20 học sinh thì giáo viên sẽ có 36000k/tháng
Sao ? Đủ xèng sống sang chảnh chưa ?

GV miền núi , vùng sâu vùng xa thì phải trả nợ nhà nước vài năm , trả xong đi rồi biết nhau liền chứ gì .
Em là dân 1 tỉnh miền núi ( Tuyên Quang). Hàng xóm sát vách nhà em là 2 vợ chồng giáo viên ( chồng hiệu trưởng, vợ giáo viên toán cấp 1). Bao nhiêu năm sống thấy cũng bình thường như mọi người trong xóm, đùng cái đến khi nghỉ hưu 2 ông bà bán nhà ở quê về hà nội mua 2 căn chung cư ở quận tây hồ ( 1 căn ông bà sống, 1 căn cho vợ chồng cậu con trai). Ai bảo là giáo viên ít tiền nào.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Ảnh bìa tạp chí TIME số mới đây. Tạm dịch là: "Tôi có bằng thạc sỹ, 16 năm kinh nghiệm, làm thêm hai công việc và bán cả máu để có tiền trả những hóa đơn của mình. Tôi là một giáo viên ở Mỹ".

 

lanlanvnu

Xe hơi
Biển số
OF-591610
Ngày cấp bằng
23/9/18
Số km
197
Động cơ
133,958 Mã lực
ông anh bà chị họ em đều làm giáo viên ( chồng giảng viên toán kinh tế quốc dân, vợ giáo viên toán cấp 3 trường tư). Nhưng tiền nhiều thôi rồi: chung cư đang sống vài tỉ giữa quận cầu giấy, ô tô đi xe xịn, tháng tiêu vài chục triệu ăn uống sinh hoạt ... Không hiểu sao các bác đều là giảng viên mà khác nhau quá nhỉ?
Vì mọi người đang nói về lương và thu nhập chính thức của nghề giáo có đủ sống hay không nên tôi bảo là không.
Còn việc lấy mác/điểm tựa/cái danh giáo viên để giao tế tìm cơ hội làm việc tay trái khác tăng thu nhập thì nó lại là khía cạnh khác, và nó rất vô chừng: ai có chút lanh lẹ, thức thời và có năng lực đều kiếm thêm được. Và cái này không riêng nghề giáo, làm nghề nào ở xã hội mình cũng khó mà giàu, trừ khi kinh doanh buôn bán gặp thời, hầu như muốn thoát nghèo đều phải làm thêm đủ thứ.

Việc ông anh bà chị bạn chỉ có nguồn thu nhập từ nghề giáo, chỉ dạy ở trường mà ở chung cư vài tỉ, xe xịn, tháng vài chục triệu ăn uống...thì tôi chả tin. Hoặc là gia đình anh chị họ của bạn có của ăn của để từ trước, hoặc là họ có nguồn thu khác ngoài làm nghề mà bạn không biết.

Có bạn nào đó đã bình luận là nghề giáo dạy thêm, tăng giờ đứng lớp để tăng thu nhập...vân vân...nhưng ở trong nghề mới biết tất cả đều có quy định ràng buộc, đâu phải ai muốn tăng giờ thì cứ tăng giờ, ai muốn dạy thêm thì cứ tự do mở lớp dạy thêm đâu.

Có người còn mỉa mai: rên cho lắm sao không bỏ nghề? Tôi cũng xin thưa, với ai thì tôi không biết, với tôi, tiền từ nghề giáo tôi chả đủ sống, nhưng tôi chưa bỏ nghề vì 2 lý do: Một, là vì tôi còn yêu thương học trò, tôi đi dạy không chỉ là làm nghề mà còn muốn truyền lửa tri thức cho các sinh viên tôi, giúp các em nhận thức rõ hơn vai trò của 1 trí thức trong đời sống riêng và đời sống chung của xã hội. "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ để dành phần ai?". Nhưng, quan trọng nhất là tôi còn có lý do thứ 2, dù với tôi nếu chỉ lương nghề giáo không thì không đủ sống, nhưng tôi không phải dạng bất tài để chỉ làm mỗi việc sáng lên giảng đường tối leo lên giường chờ ngày lãnh lương, tôi làm thêm công việc viết lách, dịch thuật cũng khá ổn, cộng thêm lương chồng ngành IT làm ngoài, chúng tôi có nhà cha mẹ để lại cho ở Sài Gòn, nên so với mặt bằng chung thì gia đình tôi có thể sống trên mức trung bình, tôi không bị nặng gánh áo cơm như các đồng nghiệp để đến mức phải biến chất hoặc bỏ nghề, nếu sinh viên của tôi gặp khó khăn, bệnh tật, thậm chí tôi lấy hết tiền lương ra hỗ trợ để các em có thể tiếp tục học cho xong cái nghề. Có thể các em ra trường sẽ làm trái ngành, nhưng dẫu sao được học hành bài bản một chuyên môn nào đấy thì các em dù làm ở lĩnh vực nào cũng sẽ có nền tảng kiến thức, có khả năng tư duy, có tầm nhìn và có sự tự tin để tồn tại.

Tôi lên tiếng ở đây là vì thấy nhiều người có cái nhìn phiến diện, không ở trong ngành xin đừng nghĩ rằng giáo viên lên lớp quần là áo lượt, lên lớp ít ở nhà nhiều là nghĩ họ nhàn hạ, là nghĩ họ thu nhập cao, họ sung sướng. Đồng nghiệp tôi nhiều khi trong túi không còn đủ hai chục ngàn nhưng vẫn áo quần chỉn chu trước học trò, trước người đời. Đi dạy 5 giờ ra, 8 giờ chưa về tới nhà vì phải tư vấn cho sinh viên các câu hỏi ngoài giờ, hoặc ở nhà cả ngày nhưng không kịp nấu cơm cho chồng con vì phải soạn bài, chấm bài, viết báo cáo, viết tham luận...Đâu phải cứ không có giờ đứng lớp là được ở nhà chơi đâu? Đó là quy chế, là nguyên tắc, là hình ảnh, là tâm huyết của người thầy, đói rã họng nhưng không thể vô trách nhiệm hay nhếch nhác trước học trò được. (Trừ những con sâu mọt trong nghề ra nhé!) Thậm chí, có người vì sĩ diện nên vẫn nhà, vẫn xe bóng lộn như ai, đâu biết nợ nần quay cuồng chồng chất giấu đằng sau?

Có những viên chức giáo dục khó khăn quá, chán nghề, muốn bỏ, nhưng vướng phải ràng buộc, muốn nghỉ ra ngoài làm thì phải đền tiền đào tạo....con số không hề nhỏ, lấy đâu ra mà đền?
Thế rồi lại cứ loay hoay trong vòng luẩn quẩn, có người thiếu bản lĩnh thì biến chất ngay. Đừng nói chuyện đạo đức với những người bụng đói và ví rỗng, vô ích.
 
Chỉnh sửa cuối:

ducvt8x

Xe tăng
Biển số
OF-346434
Ngày cấp bằng
12/12/14
Số km
1,407
Động cơ
282,683 Mã lực
Tóm lại là theo cụ, công sức cụ bỏ ra so với thù lao cụ nhận được thì cụ thấy có xứng đáng không???
Nếu cụ thấy không xứng đáng xin cụ đừng nhận lương XHCN nữa mà xin vào cái trường tư mà dạy. Ở đó nó trả lương theo năng lực.
Còn cụ vẫn cứ bám vào cái tiền XHCN nhưng suốt ngày vẫn khóc lóc tiền lương thì rõ là Chí Phèo.
cụ hình như lạc đề, thớt đang nói lương giáo viên so với các lương NN khác cao hay thấp nếu không có tiêu cực, e đã nói lương gv hay lương ngành nghề nào cũng có khung có mức NN quy định hết rồi, thấp là thấp so với mặt bằng chung của xã hội giống các ngành nghề khác thôi, còn chỗ em làm thì tự chủ rồi, cũng gần được như trường tư, nói lương ra ối các cụ dạy trường khác thèm ;))
 

ducvt8x

Xe tăng
Biển số
OF-346434
Ngày cấp bằng
12/12/14
Số km
1,407
Động cơ
282,683 Mã lực
Vì mọi người đang nói về lương và thu nhập chính thức của nghề giáo có đủ sống hay không nên tôi bảo là không.
Còn việc lấy mác/điểm tựa/cái danh giáo viên để giao tế tìm cơ hội làm việc tay trái khác tăng thu nhập thì nó lại là khía cạnh khác, và nó rất vô chừng: ai có chút lanh lẹ, thức thời và có năng lực đều kiếm thêm được. Và cái này không riêng nghề giáo, làm nghề nào ở xã hội mình cũng khó mà giàu, trừ khi kinh doanh buôn bán gặp thời, hầu như muốn thoát nghèo đều phải làm thêm đủ thứ.

Việc ông anh bà chị bạn chỉ có nguồn thu nhập từ nghề giáo, chỉ dạy ở trường mà ở chung cư vài tỉ, xe xịn, tháng vài chục triệu ăn uống...thì tôi chả tin. Hoặc là gia đình anh chị họ của bạn có của ăn của để từ trước, hoặc là họ có nguồn thu khác ngoài làm nghề mà bạn không biết.

Có bạn nào đó đã bình luận là nghề giáo dạy thêm, tăng giờ đứng lớp để tăng thu nhập...vân vân...nhưng ở trong nghề mới biết tất cả đều có quy định ràng buộc, đâu phải ai muốn tăng giờ thì cứ tăng giờ, ai muốn dạy thêm thì cứ tự do mở lớp dạy thêm đâu.

Có người còn mỉa mai: rên cho lắm sao không bỏ nghề? Tôi cũng xin thưa, với ai thì tôi không biết, với tôi, tiền từ nghề giáo tôi chả đủ sống, nhưng tôi chưa bỏ nghề vì 2 lý do: Một, là vì tôi còn yêu thương học trò, tôi đi dạy không chỉ là làm nghề mà còn muốn truyền lửa tri thức cho các sinh viên tôi, giúp các em nhận thức rõ hơn vai trò của 1 trí thức trong đời sống riêng và đời sống chung của xã hội. "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ để dành phần ai?". Nhưng, quan trọng nhất là tôi còn có lý do thứ 2, dù với tôi nếu chỉ lương nghề giáo không thì không đủ sống, nhưng tôi không phải dạng bất tài để chỉ làm mỗi việc sáng lên giảng đường tối leo lên giường chờ ngày lãnh lương, tôi làm thêm công việc viết lách, dịch thuật cũng khá ổn, cộng thêm lương chồng ngành IT làm ngoài, chúng tôi có nhà cha mẹ để lại cho ở Sài Gòn, nên so với mặt bằng chung thì gia đình tôi có thể sống trên mức trung bình, tôi không bị nặng gánh áo cơm như các đồng nghiệp để đến mức phải biến chất hoặc bỏ nghề, nếu sinh viên của tôi gặp khó khăn, bệnh tật, thậm chí tôi lấy hết tiền lương ra hỗ trợ để các em có thể tiếp tục học cho xong cái nghề. Có thể các em ra trường sẽ làm trái ngành, nhưng dẫu sao được học hành bài bản một chuyên môn nào đấy thì các em dù làm ở lĩnh vực nào cũng sẽ có nền tảng kiến thức, có khả năng tư duy, có tầm nhìn và có sự tự tin để tồn tại.

Tôi lên tiếng ở đây là vì thấy nhiều người có cái nhìn phiến diện, không ở trong ngành xin đừng nghĩ rằng giáo viên lên lớp quần là áo lượt, lên lớp ít ở nhà nhiều là nghĩ họ nhàn hạ, là nghĩ họ thu nhập cao, họ sung sướng. Đồng nghiệp tôi nhiều khi trong túi không còn đủ hai chục ngàn nhưng vẫn áo quần chỉn chu trước học trò, trước người đời. Đi dạy 5 giờ ra, 8 giờ chưa về tới nhà vì phải tư vấn cho sinh viên các câu hỏi ngoài giờ, hoặc ở nhà cả ngày nhưng không kịp nấu cơm cho chồng con vì phải soạn bài, chấm bài, viết báo cáo, viết tham luận...Đâu phải cứ không có giờ đứng lớp là được ở nhà chơi đâu? Đó là quy chế, là nguyên tắc, là hình ảnh, là tâm huyết của người thầy, đói rã họng nhưng không thể vô trách nhiệm hay nhếch nhác trước học trò được. (Trừ những con sâu mọt trong nghề ra nhé!) Thậm chí, có người vì sĩ diện nên vẫn nhà, vẫn xe bóng lộn như ai, đâu biể nợ nần quay cuồng chồng chất giấu đằng sau?

Có những viên chức giáo dục khó khăn quá, chán nghề, muốn bỏ, nhưng vướng phải ràng buộc, muốn nghỉ ra ngoài làm thì phải đền tiền đào tạo....con số không hề nhỏ, lấy đâu ra mà đền?
Thế rồi lại cứ loay hoay trong vòng luẩn quẩn, có người thiếu bản lĩnh thì biến chất ngay. Đừng nói chuyện đạo đức với những người bụng đói và ví rỗng, vô ích.
mợ nói đúng và đủ ý :))
 

Vớ vẩn thôi

Xe container
Biển số
OF-146284
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
5,200
Động cơ
396,080 Mã lực
Nơi ở
Bãi giữa Sông Hồng
Xin khẳng định một lần nữa với Cụ thớt là GVVN ( Ngoại trừ số ít Thợ dạy ) Phần còn lại toàn là đối tượng nợ xấu của các quỹ tín dụng và ngân hàng vay thế chấp bằng lương ( Cái này anh Nhịu quên không có khảo sát vì nó không có hìu)
 

phiendasau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-334448
Ngày cấp bằng
12/9/14
Số km
6,754
Động cơ
331,418 Mã lực
cụ hình như lạc đề, thớt đang nói lương giáo viên so với các lương NN khác cao hay thấp nếu không có tiêu cực, e đã nói lương gv hay lương ngành nghề nào cũng có khung có mức NN quy định hết rồi, thấp là thấp so với mặt bằng chung của xã hội giống các ngành nghề khác thôi, còn chỗ em làm thì tự chủ rồi, cũng gần được như trường tư, nói lương ra ối các cụ dạy trường khác thèm ;))
Em đảm bảo là so với các công chức nhà nước khác ( trừ bộ đội, công an và những ngành đặc thù) thì lương giáo viên là cao hơn mặt bằng chung.
Điều kiện môi trường làm việc tốt ( không phải dãi nắng dầm mưa làm việc, môi trường hầu như không độc hại) ngày làm việc cao tay là 4 tiếng ( trong khi người ta làm 8 tiếng). Tiểu học, mầm non còn được nghỉ cả thứ 7.Nếu làm thứ 7 có tiền ngoài giờ. 3 tháng hè nghỉ vẫn nhận lương. Ngon choét.
Làm giáo viên không đủ tiền ( so với mặt bằng chung xã hội) chủ yếu là do giáo viên kém. Thời gian rảnh đấy đầy người người ta kiếm khối tiền.
 

wtpwt

Xe điện
Biển số
OF-32285
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
3,558
Động cơ
503,841 Mã lực
Cán bộ xã thường ở khu trung tâm xã. Còn GV kia hàng ngày cắm bản, trong những khu sâu, hàng ngày đi lùa HS đi học, sểnh ra HS chạy mất. Đương nhiên GV miền núi do có chính sách ưu đãi nên lương cao hơn cán bộ xã. Nếu ko ưu đãi thế thì chả ai chịu rời đồng bằng lên miền núi làm đâu.
Mặt bằng chung cả nước thì đã có ngạch, bậc. GV miền xuôi lương ko cao (ko tính thu nhập phải làm ngoài). VD ông Ngô Bảo Châu về Việt Nam thì lương cũng chỉ 8-10 triệu.
Các cụ cứ nghĩ cán bộ xã không việc gì làm ấy nhở. Chỗ nào có trẻ con thì không có dân ạ? Dân thì không phải nâng cao dân trí, không phải phát triển kinh tế ạ? Hay bỏ không cho Việt Liu nó tập hợp làm Vương quốc tự trị, hay đợi các em học sinh của cụ về tuyên truyền cho gđ.

Sao em ko thấy mấy ông khuyến nông viên cơ sở kêu ca suốt ngày như đội giáo viên nhỉ?? Thật sự em cũng không thể hiểu. Không thể hiểu sao gv các cụ hay kêu ca thế.
 

wtpwt

Xe điện
Biển số
OF-32285
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
3,558
Động cơ
503,841 Mã lực
Vì mọi người đang nói về lương và thu nhập chính thức của nghề giáo có đủ sống hay không nên tôi bảo là không.
Còn việc lấy mác/điểm tựa/cái danh giáo viên để giao tế tìm cơ hội làm việc tay trái khác tăng thu nhập thì nó lại là khía cạnh khác, và nó rất vô chừng: ai có chút lanh lẹ, thức thời và có năng lực đều kiếm thêm được. Và cái này không riêng nghề giáo, làm nghề nào ở xã hội mình cũng khó mà giàu, trừ khi kinh doanh buôn bán gặp thời, hầu như muốn thoát nghèo đều phải làm thêm đủ thứ.

Việc ông anh bà chị bạn chỉ có nguồn thu nhập từ nghề giáo, chỉ dạy ở trường mà ở chung cư vài tỉ, xe xịn, tháng vài chục triệu ăn uống...thì tôi chả tin. Hoặc là gia đình anh chị họ của bạn có của ăn của để từ trước, hoặc là họ có nguồn thu khác ngoài làm nghề mà bạn không biết.

Có bạn nào đó đã bình luận là nghề giáo dạy thêm, tăng giờ đứng lớp để tăng thu nhập...vân vân...nhưng ở trong nghề mới biết tất cả đều có quy định ràng buộc, đâu phải ai muốn tăng giờ thì cứ tăng giờ, ai muốn dạy thêm thì cứ tự do mở lớp dạy thêm đâu.

Có người còn mỉa mai: rên cho lắm sao không bỏ nghề? Tôi cũng xin thưa, với ai thì tôi không biết, với tôi, tiền từ nghề giáo tôi chả đủ sống, nhưng tôi chưa bỏ nghề vì 2 lý do: Một, là vì tôi còn yêu thương học trò, tôi đi dạy không chỉ là làm nghề mà còn muốn truyền lửa tri thức cho các sinh viên tôi, giúp các em nhận thức rõ hơn vai trò của 1 trí thức trong đời sống riêng và đời sống chung của xã hội. "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ để dành phần ai?". Nhưng, quan trọng nhất là tôi còn có lý do thứ 2, dù với tôi nếu chỉ lương nghề giáo không thì không đủ sống, nhưng tôi không phải dạng bất tài để chỉ làm mỗi việc sáng lên giảng đường tối leo lên giường chờ ngày lãnh lương, tôi làm thêm công việc viết lách, dịch thuật cũng khá ổn, cộng thêm lương chồng ngành IT làm ngoài, chúng tôi có nhà cha mẹ để lại cho ở Sài Gòn, nên so với mặt bằng chung thì gia đình tôi có thể sống trên mức trung bình, tôi không bị nặng gánh áo cơm như các đồng nghiệp để đến mức phải biến chất hoặc bỏ nghề, nếu sinh viên của tôi gặp khó khăn, bệnh tật, thậm chí tôi lấy hết tiền lương ra hỗ trợ để các em có thể tiếp tục học cho xong cái nghề. Có thể các em ra trường sẽ làm trái ngành, nhưng dẫu sao được học hành bài bản một chuyên môn nào đấy thì các em dù làm ở lĩnh vực nào cũng sẽ có nền tảng kiến thức, có khả năng tư duy, có tầm nhìn và có sự tự tin để tồn tại.

Tôi lên tiếng ở đây là vì thấy nhiều người có cái nhìn phiến diện, không ở trong ngành xin đừng nghĩ rằng giáo viên lên lớp quần là áo lượt, lên lớp ít ở nhà nhiều là nghĩ họ nhàn hạ, là nghĩ họ thu nhập cao, họ sung sướng. Đồng nghiệp tôi nhiều khi trong túi không còn đủ hai chục ngàn nhưng vẫn áo quần chỉn chu trước học trò, trước người đời. Đi dạy 5 giờ ra, 8 giờ chưa về tới nhà vì phải tư vấn cho sinh viên các câu hỏi ngoài giờ, hoặc ở nhà cả ngày nhưng không kịp nấu cơm cho chồng con vì phải soạn bài, chấm bài, viết báo cáo, viết tham luận...Đâu phải cứ không có giờ đứng lớp là được ở nhà chơi đâu? Đó là quy chế, là nguyên tắc, là hình ảnh, là tâm huyết của người thầy, đói rã họng nhưng không thể vô trách nhiệm hay nhếch nhác trước học trò được. (Trừ những con sâu mọt trong nghề ra nhé!) Thậm chí, có người vì sĩ diện nên vẫn nhà, vẫn xe bóng lộn như ai, đâu biết nợ nần quay cuồng chồng chất giấu đằng sau?

Có những viên chức giáo dục khó khăn quá, chán nghề, muốn bỏ, nhưng vướng phải ràng buộc, muốn nghỉ ra ngoài làm thì phải đền tiền đào tạo....con số không hề nhỏ, lấy đâu ra mà đền?
Thế rồi lại cứ loay hoay trong vòng luẩn quẩn, có người thiếu bản lĩnh thì biến chất ngay. Đừng nói chuyện đạo đức với những người bụng đói và ví rỗng, vô ích.
Như cụ nói thì ai làm NN cũng như cụ hết.
 

wtpwt

Xe điện
Biển số
OF-32285
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
3,558
Động cơ
503,841 Mã lực
Em đảm bảo là so với các công chức nhà nước khác ( trừ bộ đội, công an và những ngành đặc thù) thì lương giáo viên là cao hơn mặt bằng chung.
Điều kiện môi trường làm việc tốt ( không phải dãi nắng dầm mưa làm việc, môi trường hầu như không độc hại) ngày làm việc cao tay là 4 tiếng ( trong khi người ta làm 8 tiếng). Tiểu học, mầm non còn được nghỉ cả thứ 7.Nếu làm thứ 7 có tiền ngoài giờ. 3 tháng hè nghỉ vẫn nhận lương. Ngon choét.
Làm giáo viên không đủ tiền ( so với mặt bằng chung xã hội) chủ yếu là do giáo viên kém. Thời gian rảnh đấy đầy người người ta kiếm khối tiền.
Nói một cách khác. Các cụ gv mà chết đói thì ít nhất 1/3 dân số chết đói trước các cụ bao gồm công chức, viên chức khác, dân nghèo, dân thu nhập trung bình 2.000 đô/ năm.
 

xe_sam_bon

Xe tải
Biển số
OF-377396
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
288
Động cơ
248,302 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Giáo viên trường công mới thập cụ nhé, trường tư như Vin ai bảo thấp, cái gì cũng có giá của nó cả.
 

Lambatda

Xe container
Biển số
OF-136583
Ngày cấp bằng
30/3/12
Số km
5,495
Động cơ
413,711 Mã lực
Lương GV ở nông thôn và miền núi thực chất không thấp, và cao hơn mặt bằng chung. Chỉ có lương giáo viên ở đô thị lớn là thấp hơn chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở đô thị.
Lương GV miền núi cao gấp 2 lương giáo viên thành phố. Thực sự là quá cao và ngược với thị trường. Nhưng đây là chủ trương chính trị, là bao cấp.

Các tỉnh miền núi cơ bản là nghèo, chậm phát triển, chi phí cuộc sống thấp, nếu theo kinh tế thị trường và trả lương từ cân đối thu chi ngân sách địa phương, thì lương giáo viên miền núi chỉ bằng 1/2 lương giáo viên thành phố.

Ngân sách thực tế là co kéo, lấy tiền chỗ này đập vào chỗ khác, dìm lương của người lao động ở các TP làm ra tiền, trợ cấp bù vào lương những người hưởng lương ngân sách những vùng không làm gì, chỉ uống rượu.

VD một công chức ở Củ Chi Saigon phục vụ 30,000 dân, còn 1 công chức ở nhiều tỉnh thành phố khác khác chỉ phục vụ được 1,000 dân. Một giáo viên ở HN, SG dạy học 150-200 học sinh, còn 1 GV ở miền núi chỉ dạy cho 30-40 học sinh.
Cụ thử lập cái vote hoặc survey thống kê lượng gv TP muốn đổi chỗ cho gv vùng sâu xem có đc nổi 20% YES ko;))
 

quanggialai

Xe điện
Biển số
OF-305258
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
2,223
Động cơ
662,667 Mã lực
Nơi ở
Gia lai
Em đảm bảo là so với các công chức nhà nước khác ( trừ bộ đội, công an và những ngành đặc thù) thì lương giáo viên là cao hơn mặt bằng chung.
Điều kiện môi trường làm việc tốt ( không phải dãi nắng dầm mưa làm việc, môi trường hầu như không độc hại) ngày làm việc cao tay là 4 tiếng ( trong khi người ta làm 8 tiếng). Tiểu học, mầm non còn được nghỉ cả thứ 7.Nếu làm thứ 7 có tiền ngoài giờ. 3 tháng hè nghỉ vẫn nhận lương. Ngon choét.
Làm giáo viên không đủ tiền ( so với mặt bằng chung xã hội) chủ yếu là do giáo viên kém. Thời gian rảnh đấy đầy người người ta kiếm khối tiền.
Giáo viên mà có cuộc sống ổn thì đa phần đó là thu nhập ngoài lương.
Còn môi trường á đúng là không phải dầm mưa dãi nắng nhiều nhưng độc hại thì có. Vd phấn bảng chẳng hạn,...
Còn nói ngày làm 8 tiếng giáo viên 4 tiếng thì không phải. Sau giờ dạy là phải soạn giáo án, viết sáng kiến kinh nghiệm, ở các trường bản thì còn phải làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ,... Thức đêm 2 3 h sáng để chuẩn bị giáo án là có vậy sao nói làm chỉ 4 tiếng.
Đúng là thời bây giờ sướng hơn những ngày trước ở chỗ sáng kiến và giáo án có thể coppy trên mạng về chỉnh sửa. Nhưng những người cop nhặt những giáo án ấy về chỉnh sửa thì có phải quá có tâm với nghề hay không? Rồi xã hội lại chửi ngành giáo dục vì những người đó thôi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top