- Biển số
- OF-94242
- Ngày cấp bằng
- 6/5/11
- Số km
- 8,606
- Động cơ
- 486,460 Mã lực
có vẻ na ná đường lên Lạng sơn thì phải, chịu khó bò sau xe tải thôi ạ, đúng như cụ white tiger phát biểu éo hiểu sao kể vạch liền dài thế để làm gì,
Thực tế, trên tuyến 2 làn từ YB đến LC, cứ cách 2,5 km là lại có kẻ vạch số 28 (xem hình dưới đây) cho phép xe bên phía có vạch đứt được đè qua vạch, mượn làn ngược chiều để vượt xe.
Như vậy, sau khoảng 2,5km các kụ có một chỗ để vượt du kích, sau 15-20 km các kụ có một chỗ để vượt tổng lực.
Có ai bắt các kụ phải chờ 20km mới đến chỗ vượt đâu?
Kụ thử kiểm tra lại xem đúng vậy không nhé.
Vị trí có kẻ vạch kép số 28, một vạch đứt một vạch liền, trên cao tốc Yên bái - Lào cai
--------------------------------------
Thông tin về đoạn YB-LC:
- Cứ 8 -10 km lại có một đoạn 4 làn dài 1km để các xe vượt nhau.
- Ngoài ra, cứ 2,5 km được bố trí vạch sơn số 28 (vạch kép kép, một liền một đứt), để các phương tiện mượn làn ngược chiều để vượt xe.
(Nguồn: Wikipedia)
Cảm ơn kụ Khuu, nhà cháu chưa đọc được. Nhờ kụ cho xin cái link nhé.Cảm ơn cụ chủ thớt đã góp ý rất công phu và dễ hiểu. Không biết cụ đã đọc bài hướng dẫn cách vượt xe trên đoạn đường này của em chưa. Còn về nội dung góp ý của cụ cho phép em nghiên cứu kỹ rồi góp ý và phản biện lại sau nhé! Đợt này em bận quá giờ mới vào OF đọc bài của cụ.
Đây cụ:Cảm ơn kụ Khuu, nhà cháu chưa đọc được. Nhờ kụ cho xin cái link nhé.
.
Em thấy qua video có đoạn đường thẳng, tầm nhìn xa đúng ra các đoạn đó phải là vạch rời cho vượt chứ.
Bất cập ở đây là khi lái xe, các kụ không thể biết trước, thấy trước TỪ XA rằng đến đoạn nào sẽ có vạch kép một đứt một liền, bên nào đứt bên nào liền, để có thể chuẩn bị vượt xe cho an toàn.Em nhớ rồi, đoạn YB-LC có một số chỗ có vạch 1 đứt 1 liền mầu vàng, cho phép vượt xe từ bên có vạch đứt. Như vậy cũng đỡ.
Không cần thiết phải thêm mũi tên, vì làm vậy sẽ rối mắt. Đã là lái xe thì nhìn vạch đứt, vạch liền phải rất rõ. Vấn đề là đừng vẽ đoạn vạch đứt đó quá ngắn, chưa vượt xong đã liền thì cũng khó.Bất cập ở đây là khi lái xe, các kụ không thể biết trước, thấy trước TỪ XA rằng đến đoạn nào sẽ có vạch kép một đứt một liền, bên nào đứt bên nào liền, để có thể chuẩn bị vượt xe cho an toàn.
Khi đang vượt xe, các kụ cũng không thể biết trước, thấy trước TỪ XA rằng đến đoạn nào thì vạch kép một đứt một liền sẽ biến thành vạch kép liền, cấm xe các kụ đè qua vạch để các kụ chủ động về làn cũ trước khi gặp vạch kép liền.
Do đó, nếu không có hình thức chỉ dẫn sớm vị trí vượt xe, hết vượt xe, thì việc vượt xe tại những nơi hai làn như này rất bị động, tiềm ẩn tai nạn, tiềm ẩn phạm lỗi đè vạch ⇨ bẫy sẽ được giăng ra để các kụ phải tốn bánh mì.
Trước vị trí có vạch kép một đứt một liền, Bộ GTVT có thể gắn biển chỉ dẫn "Nơi cho phép vượt xe, dài XYZ mét" bên lề đường, hoặc kẻ liên tiếp một số mũi tên ngoẹo trái "Nơi vượt xe".
Trước vị trí vạch kép một đứt một liền biến thành vạch kép liền, có thể gắn biển "HẾT vượt xe" bên lề đường, hoặc kẻ liên tiếp một số mũi tên ngoẹo phải "HẾT vượt xe", như nhà cháu đề xuất ở còm trên.
Ví dụ, kẻ tại đoạn chỉ có 2 làn, trên Cao tốc YB-LC:
- Vạch mũi tên "Nơi vượt xe"
- Vạch mũi tên "Hết vượt xe"
(Tiếp 2)
...
"Với mục đích góp phần đảm bảo giao thông an toàn, thuận lợi, nhanh chóng, xin có 2 kiến nghị như sau tới Bộ GTVT xem xét. Nếu thấy hợp lí thì áp dụng cho đoạn đường cao tốc Yên bái - Lào cai.
1- Kiến nghị thứ nhất:
Vì lí do an toàn giao thông, không tổ chức cho xe cả 2 chiều di chuyển ngược chiều cùng vượt nhau trên cùng một đoạn đường 4 làn dài 1km.
Nên tổ chức vượt xe luân phiên nhau cho mỗi chiều di chuyển. Chiều xe vượt nhau được sử dụng 3 làn đường. Chiều xe không vượt nhau chỉ sử dụng 1 làn đường (xem Hình #4, Hình #5)
Đoạn 4 làn này dành cho phương tiện đi lên vượt nhau, đoạn 4 làn tiếp theo sẽ dành cho phương tiện đi về vượt nhau.
2- Kiến nghị thứ hai:
Trước khi đến đoạn đường 4 làn cho xe vượt nhau, cần cắm biển chỉ dẫn, thông tin đầy đủ về số làn đường, chiều dài đoạn vượt nhau, khoảng cách từ vị trí cắm biển đến nơi vượt xe, v.v... để lái xe có thời gian chuẩn bị chuyển làn nhường đường cho xe khác vượt.
Có thể cắm biển hướng dẫn xe tải nặng đi vào các làn xe bên phải, để làn ngoài cùng bên trái cho xe khác vượt qua.
Khi gần hết đoạn đường 4 làn cần cắm biển đường hẹp, biển cấm vượt để lái xe có đủ thời gian chuẩn bị lưu thông vào đoạn đường chỉ có 2 làn (xem Hình #6, Hình #7)".
....
Nhà cháu mong các kụ mợ cùng góp ý kiến, bổ sung, để có thể có phương án tối ưu gửi tới bác Bộ trưởng Bộ GTVT xem xét.
Xin cảm ơn các kụ mợ nhiều.
---------------------------------
Hình minh hoạ
Hình #4: Tại mỗi đoạn 4 làn, chỉ nên tổ chức cho xe của một hướng được vượt nhau trên 3 làn. Hướng ngược lại lưu thông trên 1 làn.
Hình #5: 3 làn cho xe chiều về vượt nhau
Hình #6: Trước khi đến đoạn 4 làn, cần cắm biển chỉ dẫn để lái xe biết, có đủ thời gian chuẩn bị nhường đường
Hình #7: Trược khi hết đoạn 4 làn, cần cắm biển cảnh báo đường hẹp, biển cấm vượt xe.
Clip: Xe tải nặng bò chậm làn ngoài cùng bên trái, ngay tại các đoạn đường 4 làn. Xe con không vượt qua được, phải bò theo phía sau.
(Nguồn: clip từ cam hành trình của thành viên Sun Cun)
http://youtu.be/ZN0yyixywXU
[video=youtube;ZN0yyixywXU]http://youtu.be/ZN0yyixywXU[/video]
.